VCSC: Sản lượng nội địa của Vietnam Airlines và Vietjet hồi phục hoàn toàn vào năm 2024

Nhàđầutư
VCSC dự báo tổng sản lượng nội địa của mảng vận tải trong nước của HVN và VJC lần lượt đạt 82%/90%/100% và 81%/91%/99% (so với con số năm 2019) vào năm 2022/2023/2024.
TẢ PHÙ
05, Tháng 01, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
VCSC dự báo tổng sản lượng nội địa của mảng vận tải trong nước của HVN và VJC lần lượt đạt 82%/90%/100% và 81%/91%/99% (so với con số năm 2019) vào năm 2022/2023/2024.

NDT - CP Hang Khong

Ảnh: Internet.

Các hạn chế nghiêm ngặt do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng. Theo Cục Hàng không Việt Nam, số lượng chuyến bay của các hãng bay tại Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch khởi phát trong quý III/2021.

Dù vậy, với việc những hạn chế đối với các chuyến bay nội địa đã được nới lỏng từ giữa tháng 10/2021 khi các chuyến bay được nối lại, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tin rằng giai đoạn khó khăn nhất của mảng vận tải hàng không nội địa đã qua khi các hạn chế sẽ vẫn duy trì ở mức hợp lý, ngay cả khi số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày tăng cao.

NDT - VCSC1

 

VCSC dự báo mảng vận tải hàng không nội địa của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HOSE: HVN) và CTCP Hàng không VietJet (VietJet Air- HOSE: VJC) sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024. Cụ thể, VCSC đánh giá tổng sản lượng nội địa (tính theo RPK) của 2 hãng hàng không lớn tại Việt Nam sẽ đạt 82% so với con số trước dịch COVID-19 vào năm 2022. Trong các năm tiếp theo, VCSC dự báo tổng sản lượng nội địa của mảng vận tải trong nước của HVN và VJC lần lượt đạt 82%/90%/100% và 81%/91%/99% (so với con số năm 2019) vào năm 2022/2023/2024.

Trong khi đó, mảng vận tải hàng không quốc tế có khả năng phục hồi ổn định từ năm 2022. Cụ thể, vào ngày 10/12/2021, Chính phủ đã đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ theo chương trình thử nghiệm từ ngày 1/1/2022, sau khi Bộ Y tế ban hành quy trình y tế bắt buộc để cho phép khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Chính phủ chính thức phê duyệt kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ sau khi các chuyến bay này bị tạm dừng vào tháng 4/2020.

Đánh giá từ VCSC, thị trường vận tải hàng không của Việt Nam sẽ vẫn chỉ có 2 đối thủ cạnh tranh chính trong giai đoạn phục hồi là Vietnam Airlines và VietJet Air.

NDT - VCSC2

 

Trong năm 2021, VCSC dự báo VietJet Air lãi trước thuế 161 tỷ đồng. Trong các năm 2022 và 2023, VCSC đánh giá lợi nhuận trước thuế VietJet Air có thể đạt lần lượt 2.054 tỷ đồng và 4.051 tỷ đồng.

Về HVN, VCSC dự báo công ty lỗ 707 tỷ đồng trong quý IV/2021 và lỗ ròng 12.500 tỷ đồng trong cả năm 2021. Tuy vậy, HVN được dự báo sẽ tiếp tục lỗ 7.500 tỷ đồng năm 2022 và lỗ 1.400 tỷ đồng năm 2023, do do mảng vận tải quốc tế chưa hồi phục hoàn toàn và hãng hàng không có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao. Cổ đông của HVN cũng sẽ đối mặt với rủi ro pha loãng cổ phiếu do hãng có kế hoạch tăng vốn bổ sung.

VCSC nhận định, việc HVN có thể sẽ tiếp tục lỗ trong các năm 2022 và 2023 sẽ khiến cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HOSE do lỗ trong 3 năm liên tiếp. Mặc dù HVN đã đề xuất Chính phủ đưa ra một ngoại lệ đối với hãng hàng không nhưng vẫn chưa có sự chấp thuận chính thức nào. Do đó, VCSC vẫn nhận thấy rủi ro HVN sẽ phải chuyển giao dịch sang sàn UPCoM vào năm 2023.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24770.00 24790.00 25110.00
EUR 26494.00 26600.00 27772.00
GBP 30823.00 31009.00 31961.00
HKD 3123.00 3136.00 3238.00
CHF 27079.00 27188.00 28031.00
JPY 160.51 161.15 168.61
AUD 16073.00 16138.00 16628.00
SGD 18149.00 18222.00 18761.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17997.00 18069.00 18600.00
NZD   14743.00 15234.00
KRW   17.65 19.25
DKK   3557.00 3689.00
SEK   2298.00 2387.00
NOK   2273.00 2363.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ