USABC: Dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đang bó buộc nhà đầu tư nước ngoài

Nhàđầutư
Phạm vi của dự thảo Luật Viễn thông được mở rộng ra, định nghĩa dịch vụ OTT là dịch vụ viễn thông cơ bản, đồng nghĩa với việc tạo nên những hạn chế tiếp cận thị trường, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.
MY ANH
29, Tháng 03, 2023 | 09:34

Nhàđầutư
Phạm vi của dự thảo Luật Viễn thông được mở rộng ra, định nghĩa dịch vụ OTT là dịch vụ viễn thông cơ bản, đồng nghĩa với việc tạo nên những hạn chế tiếp cận thị trường, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.

337428003

 

Xung quanh việc dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đang được lấy ý kiến, Nhadautu.vn đã có trao đổi nhanh với ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực ASEAN, Trưởng đại diện USABC tại Việt Nam về một số băn khoăn của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng.

Theo ông, các nội dung của Luật Viễn thông sửa đổi lần này sẽ có những tác động như thế nào tới lĩnh vực viễn thông trong thời gian tới?

Ông Vũ Tú Thành: Dự thảo Luật Viễn thông đã đưa ra các vấn đề mới trong xu hướng hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình, công nghệ thông tin đặt ra đối với lĩnh vực viễn thông. Đó là các loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trên cơ sở hạ tầng viễn thông kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật. Các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới này cần được tạo điều kiện phát triển để đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

Luật cũng đã đưa ra chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông, chú trọng tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, tôi quan ngại về việc phạm vi của Dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đã được mở rộng đáng kể để quản lý cả các dịch vụ không phải là dịch vụ viễn thông. Cụ thể, các dịch vụ như dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (hay còn được gọi là “dịch vụ OTT”), dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây đều khác với dịch vụ viễn thông và không được quy định trong luật viễn thông truyền thống. Việc đưa vào quy định về các dịch vụ này theo Luật Viễn thông sửa đổi là không phù hợp và sẽ dẫn đến gánh nặng hành chính và làm tăng chi phí hoạt động không cần thiết cho các nhà cung cấp dịch vụ này.

Quan điểm của ông thế nào về đề xuất giới hạn sở hữu nước ngoài đối với dịch vụ OTT?

Ông Vũ Tú Thành: Dự thảo Luật Viễn thông đã định nghĩa dịch vụ OTT là dịch vụ viễn thông cơ bản. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới phải tuân theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, dự thảo Luật đã đưa ra giới hạn sở hữu nước ngoài đối với dịch vụ OTT tương tự như các dịch vụ viễn thông trong cam kết quốc tế. Các nhà cung cấp OTT nước ngoài đang cung cấp những phương tiện để mọi người có thể trao đổi với nhau dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây, đồng thời góp phần vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tại Việt Nam.

Việc tạo nên những hạn chế tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, trao đổi thông tin. Việc phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ OTT và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông truyền thống thông qua quy định mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ khiến các nhà cung cấp dịch vụ OTT trong nước gặp khó khăn trong huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, điều này sẽ cản trở đổi mới công nghệ tại Việt Nam

Liên quan đến dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, ông có cho rằng các chính sách trong Dự thảo luật sửa đổi đã tạo điều kiện đủ tốt để phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam?

Ông Vũ Tú Thành: Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài do nhu cầu xử lý thông tin và dữ liệu diễn ra ở bên ngoài Việt Nam.

Thực tiễn này đặc biệt phổ biến đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, bảo hiểm nước ngoài hoặc các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hoặc trung tâm dữ liệu nước ngoài không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ do không đáp ứng được các yêu cầu trong Dự thảo như lập văn phòng đại diện hoặc có hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp viễn thông trong nước.

Vì vậy, các qui định hạn chế đối với hai loại hình dịch vụ này cũng có thể khiến môi trường đầu tư tại Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh hơn. Thay vào đó, để tạo điều kiện phát triển lĩnh vực này, tôi kiến nghị nên đưa ra các quy định theo hướng thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và tiếp cận theo hướng quản lý về mặt kĩ thuật, cho phép cung cấp dịch vụ nếu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, thay cho việc yêu cầu về việc đặt văn phòng đại diện hay có thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ