Tỷ giá 'hạ nhiệt'

Nhàđầutư
Tỷ giá trung tâm ngày 9/7 đã giảm 43 đồng/USD so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tỷ giá trên thị trường, giao dịch tại các NHTM cũng đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm ngày 5/7.
N.THOAN
10, Tháng 07, 2022 | 10:50

Nhàđầutư
Tỷ giá trung tâm ngày 9/7 đã giảm 43 đồng/USD so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tỷ giá trên thị trường, giao dịch tại các NHTM cũng đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm ngày 5/7.

Giao-dich-ngan-hang- tien-dollar-08

Tỷ giá 'hạ nhiệt'. Ảnh: Trọng Hiếu.

So với phiên giao dịch cuối tuần trước, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã hạ nhiệt, giảm 43 đồng/USD. Theo đó, tỷ giá trung tâm ngày 9/7 là 23.117 VND/USD. 

Tỷ giá trung tâm giảm nhưng tỷ giá USD tự do trong tuần qua đã tăng lần lượt 130 đồng và 120 đồng (mua vào - bán ra) lên mức 24.050 - 24.070 đồng/USD.

Tỷ giá niêm yết tại ngân hàng Vietcombank tăng lần lượt 90 đồng và 280 đồng/USD (mua - bán), hiện nay giao dịch ở mức 23.190 - 23.220 đồng/USD.

Tuần qua, đồng bạc xanh chịu tác động mạnh từ việc Mỹ công bố dữ liệu việc làm khả quan. Ngày 8/7, đồng USD có lúc đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2002 khi tăng trưởng việc làm của Mỹ cao hơn dự kiến trong tháng 6 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp trước đại dịch, báo hiệu sức mạnh bền bỉ của thị trường lao động. 

Giới chuyên gia đánh giá việc Mỹ đã có thêm nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 6, cho thấy suy thoái kinh tế vẫn chưa thể xảy ra, trong bối cảnh tăng trưởng việc làm khả quan, cho phép FED tiếp tục tiến hành một đợt tăng lãi suất lớn khác vào cuối tháng này.

Tỷ giá USD trong nước cũng chịu áp lực từ biến động mạnh của đồng bạc xanh trên thế giới. Ngày 5/7, tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN đã bậc tăng thêm 150 đồng, lên mức 22.550 - 23.400 VND/USD. Đẩy tỷ giá liên ngân hàng tăng 2,7% so với đầu năm 2022 và tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tăng 2,5% so với cuối năm 2021. Sau đó, tỷ giá trên thị trường đã hạ nhiệt dần.

Tỷ giá tăng khoảng 2,5-3% năm 2022

Nhận định về biến động tỷ giá năm 2022, trong bố cáo mới đây, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ giá có thời điểm biến động mạnh, chủ yếu do đồng USD lên giá, đặc biệt là kể từ tháng 5/2022 khi FED liên tiếp nâng lãi suất cơ bản (hiện đang ở mức 1,5-1,75%) nhằm kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, dự báo tỷ giá trong nửa cuối năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát (cả năm tăng khoảng 2,5%).

Nguyên nhân chủ yếu giúp Việt Nam kiểm soát tỷ giá tốt, theo TS. Cấn Văn Lực gồm: Mức tăng của đồng USD thời gian tới dự báo không còn quá mạnh như 6 tháng qua; cung - cầu ngoại tệ trong nước vẫn tiếp tục được hỗ trợ tích cực (cán cân thương mại dự báo thặng dư 4-8 tỷ USD trong năm 2022 và dự trữ ngoại hối khá dồi dào, trên 100 tỷ USD); NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá chủ động, linh hoạt nhằm hỗ trợ ổn định thị trường.

Công ty chứng khoán SSI cũng kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ, đến từ hoạt động xuất – nhập khẩu và kiều hối về cuối năm. Tuy nhiên, sức ép lên tỷ giá vẫn còn và có thời điểm VND có thể mất 2,5-3% so với USD trong năm 2022.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định áp lực điều hành tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn còn rất lớn, dù vậy, tiền đồng sẽ không bị mất giá quá mạnh như các đồng tiền khác và kỳ vọng mức này chỉ vào khoảng 2-2,5% trong năm 2022.

Theo đại diện NHNN, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, từ nay tới cuối năm NHNN sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá, có thể sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường.

Trong bối cảnh, tỷ giá USD trên thế giới biến động mạnh, nhưng tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2022 đến nay tăng khoảng hơn 2% cho thấy thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Đặc biệt NHNN nhấn mạnh, nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh trước diễn biến quốc tế phức tạp như đề cập ở trên.

"Quan điểm xuyên suốt của NHNN trong điều hành tỷ giá là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát", ông Quang nói.

Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao nỗ lực phục hồi, ổn định vĩ mô của Việt Nam. Chỉ số Phục hồi COVID-19 do Nikkei công bố tháng 4/2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 62/121 quốc gia, tăng 28 bậc so với tháng 1/2022; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P tháng 5/2022 nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định"... Gần đây nhiều tổ chức quốc tế như WB, IMF, các ngân hàng quốc tế đều nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lên mức quanh 6,7 - trên 7%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ