Tuyến đường sắt nghìn tỷ đồng vắng bóng tàu

Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân dừng thi công từ năm 2011 khiến nhiều nhà ga vắng khách và hàng chục tấn vật liệu nằm phơi mưa nắng.
BÁ ĐÔ
23, Tháng 07, 2019 | 10:16

Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân dừng thi công từ năm 2011 khiến nhiều nhà ga vắng khách và hàng chục tấn vật liệu nằm phơi mưa nắng.

1

 

Dự án đường sắt Yên Viên (Hà Nội) - Cái Lân (Quảng Ninh) khởi công từ năm 2005, tuy nhiên đến năm 2011 phải dừng lại do thiếu vốn. Trong tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng theo dự kiến, dự án đã giải ngân trên 4.500 tỷ đồng song mới hoàn thiện được đoạn ga Cái Lân- cầu vượt Bàn Cờ - ga Hạ Long.

Việc đình trệ thi công của dự án khiến nhà ga Hạ Long xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất đón 10-11 đôi tàu khách/ngày đêm, đi vào hoạt động từ tháng 10/2010, song trung bình mỗi ngày chỉ đón một đoàn tàu từ Yên Viên. Mỗi chuyến tàu chở vài khách, còn chiều về hầu như tàu chạy rỗng.

2

Hệ thống mái che ở nhà ga Hạ Long bị mục rơi xuống đường ray. Yên Viên - Cái Lân là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam có tốc độ thiết kế tàu khách 120 km/h.

3

Ga Cái Lân là điểm cuối cùng của dự án với hệ thống 11 đường ray tiêu chuẩn quốc tế, khổ 1.435 mm, đi vào hoạt động năm 2014 nhưng luôn trong tình trạng vắng bóng tàu. Ảnh: Nhật Quang

4

 

Cổng ra vào và các phòng làm việc của ga Cái Lân luôn đóng kín. Anh Nguyễn Văn Hùng, nhân viên trực ở ga chia sẻ: "Sau ba năm nhận nhiệm vụ ở đây, tôi chưa thấy một chuyến tàu nào đến. Công việc hàng ngày chủ yếu là trông coi tài sản, đề phòng cháy nổ".

Theo ông Nguyễn Đức Tân (trưởng ga Hạ Long, nguyên trưởng ga Cái Lân), ngoài lý do toàn tuyến Yên Viên - Cái Lân chưa hoàn thiện, nhà ga này không có tàu lui tới còn do hạ tầng đường ray trục Bắc Nam không được kết nối đồng bộ. Khổ đường ray của tuyến Yên Viên - Cái Lân theo tiêu chuẩn quốc tế 1.435 mm, chỉ kết nối đến Hà Nội - Thái Nguyên - Đồng Đăng (Lạng Sơn). "Các doanh nghiệp vận tải nếu sử dụng tuyến đường sắt này thì khi đến Hà Nội lại phải chuyển hàng sang tàu khác khổ 1.000 mm khiến mất thời gian và chi phí cao hơn so với đi ôtô nên họ không mặn mà", ông Tân nói.

5

 

Việc dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân dừng thi công từ năm 2011 còn khiến hàng chục tấn vật liệu, thanh ray, tà vẹt, bu lông, ốc vít... được nhập từ Trung Quốc về nằm chất đống ở ga Đông Triều (Quảng Ninh).

6

 

Đường ray, bu lông, ốc vít... phục vụ xây dựng đường sắt Yên Viên - Cái Lân được nhập từ Trung Quốc vào năm 2005 và năm 2008.

"Hiện ở ga Đông Triều có khoảng 21 tấn ray, trong đó có 20.000 thanh ray dài 25 m và các phụ kiện như bu lông, ốc vít... trị giá hàng trăm tỷ nằm nằm phơi mưa nắng", ông Khổng Vũ Bền, Trưởng ga Đông Triều, Quảng Ninh cho hay.

7

 

Nằm trên tuyến Yên Viên - Cái Lân dài gần 130 km, đoạn Lim (Bắc Ninh) - Phả Lại (Quảng Ninh) có tổng chiều dài gần 40 km, được lên kế hoạch xây dựng mới hạ tầng với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đã giải ngân 1.856 tỷ đồng, tuy nhiên khối lượng công việc mới đạt 54% thì dừng thi công.

Nhiều cây cầu trong đoạn Lim - Phả Lại được xây dựng xong nhưng chưa có kết nối đầu cuối; trong đó cầu vượt Phả Lại đã hoàn thiện tới 90% khối lượng xây lắp, tuy nhiên chưa được lắp ray và chưa có phần kết nối đường ở hai đầu cầu. Ảnh: Nhật Quang

8

Công trình dự án đoạn qua huyện Quế Võ (Bắc Ninh) có chiều dài khoảng 3 km được đổ đất cao hơn mặt đường, xây dựng 2 km cầu bê tông. Sau khi dừng thi công và bị bỏ hoang nhiều năm thì khu vực này hiện cỏ dại mọc um tùm.

9

 

Cây cầu vượt của dự án vắt qua quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh) đã được khánh thành với tổng mức đầu tư hơn 21 tỷ đồng, khi hai đầu cầu đang xây dựng đường dẫn kết nối thì dự án dừng lại. Năm 2014, một xe tải vượt quá chiều cao đã đâu vào gầm cầu và làm móp méo công trình. 

Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân chạy song song với quốc lộ 18, đi qua 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh. Trong đó khoảng 40 km (từ Phả Lại đến Lim) được làm mới hoàn toàn; 90 km còn lại là cải tạo, nâng cấp từ đường sắt cũ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2011, dự án đã được bố trí 4.536 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 7.663 tỷ đồng, tuy nhiên dự án cần có thêm khoảng 5.268 tỷ đồng mới có thể hoàn thành. Để tìm hướng đi cho dự án này, năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất Chính phủ kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, song đến nay vẫn dừng lại ở việc xem xét, nghiên cứu.

(Theo VnExpress)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ