Trungnam Group: 15 năm tiên phong làm thủy điện, điện gió, điện mặt trời

Nhàđầutư
Trungnam Group đã phủ lên các vùng đất tưởng chừng là đất chết, hiểm trở, vùng khô hạn cằn cỗi bằng những nhà máy thủy điện, cánh đồng điện gió, điện mặt trời sừng sững, ngày đêm sản xuất điện phục vụ đời sống người dân trong cả nước và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
BẢO ANH
02, Tháng 05, 2020 | 05:53

Nhàđầutư
Trungnam Group đã phủ lên các vùng đất tưởng chừng là đất chết, hiểm trở, vùng khô hạn cằn cỗi bằng những nhà máy thủy điện, cánh đồng điện gió, điện mặt trời sừng sững, ngày đêm sản xuất điện phục vụ đời sống người dân trong cả nước và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Từ khi thực hiện dự án năng lượng đầu tiên đến nay, qua hơn 15 năm trong lĩnh vực năng lượng, Trungnam Group được biết đến như một trong những tập đoàn tư nhân phát triển năng lượng lớn nhất Việt Nam với các dự án năng lượng thủy điện, điện mặt trời, điện gió tại nhiều địa phương trong cả nước. Được xem là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tham gia đầu tư hệ thống truyền tải điện quốc gia, góp phần thực hiện an ninh năng lượng quốc gia, bước đầu hiện thực hóa Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị.

Trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2015, Trungnam Group miệt mài thực hiện các nhà máy thủy điện lớn ở khu vực Tây Nguyên nhằm cung cấp nguồn điện phục vụ người dân trong cả nước. Trong đó có thể kể đến công trình Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 khánh thành và đi vào hoạt động vào năm 2015. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, cung cấp 263,8 triệu kWh điện mỗi năm vào lưới điện quốc gia, đáp ứng yêu cầu an ninh lặng lượng quốc gia và đánh thức tiềm năng phát triển của vùng Nam Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ rộng lớn.

Tiếp đó, Trungnam Group tiếp tục thực hiện Nhà máy Thủy điện Krông Nô 2 và Nhà máy Thủy điện Krông Nô 3, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực; giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt điện năng cho 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng và đóng góp nguồn điện năng xanh, sạch và thiên nhiên cho mạng lưới quốc gia. Trong đó, Thủy điện Krông Nô 2 nằm trên địa bàn xã Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương), có tổng công suất lắp máy 30 MW, sản lượng điện năng khai thác được cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia mỗi năm 105.87 triệu kWh với kinh phí đầu tư trên 1.400 tỷ đồng. Nhà máy Thuỷ điện Krông Nô 3 thuộc địa phận xã Đạ Tông (huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng) và xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có công suất lắp máy 18MW, dung tích hồ chứa 18,6 triệu m3, mỗi năm nhà máy khai thác được 65 triệu kWh.

3

 

Sau khi thành công trong lĩnh vực năng lượng thủy điện với 3 nhà máy thủy điện tại Lâm Đồng, Đắk Lắk, Trungnam Group chuyển hướng đến năng lượng mặt trời và năng lượng gió, trong đó Ninh Thuận là nơi được hướng đến đầu tiên về những điều kiện đặc trưng của thời tiết, khí hậu.

Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng về gió với 14 vùng, trên tổng diện tích khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Đặc biệt, ở Ninh Thuận ít có bão và lượng gió đều đặn suốt 10 tháng/năm, bảo đảm cho tua bin gió phát điện ổn định. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có điều kiện tiếp nhận một lượng lớn bức xạ mặt trời với tổng số giờ nắng trung bình 2.837,8 giờ/năm, cao nhất trên  cả nước. Sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao cũng là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời. Với thế mạnh đó, tỉnh Ninh Thuận thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng, phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng sạch hàng đầu của Việt Nam.

Trước khi có các dự án năng lượng tái tạo, khi nghĩ đến vùng đất khô hạn huyện Thuận Nam, Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, mọi người nghĩ ngay đến các vùng đất hoang, cây dại, đời sống dân cư khó khăn. Đây là một trong những vùng chịu tác động khốc liệt của nắng nóng, hạn hán kéo dài khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, nhất là trong trồng trọt, chăn nuôi, cây trồng không có nước tưới, vật nuôi cũng kiệt sức; nắng nóng và hạn hán khiến cho đời sống người dân trở nên vô cùng vất vả, không thể sản xuất nông nghiệp cũng không thể kiếm việc làm để lo cho cuộc sống. Biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành thuận lợi, vùng đất khô hạn ấy đã được phủ lên bề mặt bằng hàng ngàn tấm pin năng lượng mặt trời, dang tay đón ánh nắng gay gắt để biến thành điện phục vụ con người; hàng trăm trụ điện gió được dựng lên, đón những luồng gió để biến thành năng lượng phục vụ con người là điều mà Trung Nam Group đã và đang thực hiện tại Ninh Thuận.

Vào tháng 4/2019, Trung Nam Group đã tổ chức khánh thành tổ hợp trang trại Năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió Trung Nam giai đoạn 1 tại xã Bắc Phong và xã Lợi Hải (huyện Thuận Bắc) tỉnh Ninh Thuận, là tổ hợp năng lượng tái tạo đầu tiên của Việt Nam được hoà lưới điện trong năm 2019. Tổ hợp năng lượng tái tạo của Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 220kV Tháp Chàm, tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng điện gió - điện mặt trời Trung Nam đạt 950 triệu Kwh - 1 tỷ triệu Kwh điện mỗi năm. Tổng diện tích vùng dự án năng lượng của Trung Nam Group thực hiện tại Ninh Thuận có diện tích 900ha, trong đó trang trại điện gió có tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, trong khi đó, trang trại điện mặt trời có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng, có quy mô lắp đặt 705.000 pin mặt trời.

Tại khu vực miền Tây Nam bộ, Trà Vinh được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời, có lượng bức xạ trung bình năm đo được tại khu vực duyên hải đạt từ 1.700 kWh - 1900 kWh/m2 cường độ với bức xạ ngày trung bình hơn 4.9 kWh/m2. Trong đó xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời nhưng chưa được khai thác, là một trong những địa phương khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, đời sống còn nhiều thiếu thốn, vất vả.

Nhận thấy được tiềm năng phát triển của địa phương, Trungnam Group đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát thực địa và quyết định triển khai dự án Nhà máy Điện mặt trời Trà Vinh, một trong những dự án năng lượng tái tạo lớn ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh có tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng, tổng công suất 165 MWp. Dự án có quy mô 171 ha, bao gồm 32 trạm Inverter, 1 trạm biến áp 2x90 MVA và hơn 440 nghìn tấm pin mặt trời được lắp đặt trên hơn 7 nghìn giá đỡ; hòa điện, cung cấp vào nguồn điện cả nước và hỗ trợ an ninh năng lượng cho các khu vực chưa tiếp cận được với lưới điện quốc gia.

Từ khi có dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh, nơi đây đã có nhiều khởi sắc, vùng đất canh tác không hiệu quả nay trở thành một dự án năng lượng mặt trời giàu tiềm năng, tận dụng được nhân công địa phương, đồng thời các hoạt động xã hội đã tạo điều kiện cho các học sinh khó khăn tiếp tục đến trường, các hộ gia đình được hỗ trợ điều kiện, kinh phí để sản xuất kinh tế.

Giữa tháng 3/2020, Trungnam Group được UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định lựa chọn là nhà đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời 450MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng, được đặt ra tiến độ xây dựng từ quý II đến quý IV/2020 và hoàn thành, đưa vào vận hành cuối quý IV/2020. Khi đi vào vận hành, Dự án sẽ giải tỏa được công suất truyền tải cho khu vực Ninh Thuận và tạo điều kiện tiếp tục phát triển ngành năng lượng tái tạo của địa phương. Dự kiến khi đi vào vận hành, nhà máy điện mặt trời Thuận Nam với quy mô công suất 450 MW sẽ là nhà máy điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong thời điểm hiện tại.

4

 

Như vậy, tới thời điểm nay, Trungnam Group đã thực hiện tổng cộng 7 dự án năng lượng ở cả thủy điện, điện gió, điện mặt trời với tổng công suất hơn

1.000 MW, Trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV.

Sau hơn 15 năm thực hiện các dự án năng lượng, Trungnam Group xây dựng được đội ngũ cán bộ, kỹ sư trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ công nhân thi công lành nghề, sẵn sàng thực hiện những dự án đòi hỏi kỹ thuật cao với thời gian nhanh nhất, đảm bảo hiệu quả chất lượng cao nhất của công trình.

Đồng thời, trong lĩnh vực điện gió và điện mặt trời, Trungnam Group làm việc với nhiều đối tác, nhà cung cấp nước ngoài có uy tín trên thị trường thế giới.

Trong đó có thể kể đến ENERCON - nhà sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu Châu u đến từ Đức, cung cấp tuabin gió công nghệ “không hộp số” (Gearless) và tự động điều chỉnh đón gió. Với công nghệ tuabin không hộp số, các trụ gió tại Nhà máy điện gió Trung Nam có thể hoàn toàn vận hành bình thường ngay khi gió đạt tốc độ 2.5 m/s. Tại cánh đồng điện mặt trời, đối tác Siemens cung cấp thiết bị INVERTER & công nghệ chuyển hóa bức xa mặt trời, được thiết kế chịu nhiệt độ trên 40 độ C, không suy giảm hiệu suất chuyển hoá, cũng như không xảy ra tình trạng quá tải do nhiệt độ cao. Các thiết bị, phụ kiện khác do Siemens triển khai đạt được kích thước tối ưu khi gọn và nhẹ hơn so với các hãng.

Cuối năm 2019, một sự kiện quan trọng ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của Trungnam Group trong lĩnh vực năng lượng là Trungnam Group trở thành nhà đầu tư số 1 trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam theo bảng xếp hạng VCE 10 (Top  10 doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch), dựa trên đánh giá độc lập từ Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, do Hội đồng khoa học tạp chí Năng Lượng Việt Nam công bố.

Với mục tiêu triển khai các dự án  năng  lượng góp phần thực hiện an ninh năng lượng quốc gia, Trungnam Group tiếp tục phấn đấu để được công nhận là một trong các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Chính trị ban hành ngày 11/2/2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ