Triển vọng bán lẻ - tiêu dùng: Doanh nghiệp đầu ngành dẫn dắt đà phục hồi

Nhàđầutư
Trong đà hồi phục của ngành bán lẻ - tiêu dùng, các công ty đầu ngành được kỳ vọng sẵn sàng dẫn dắt quá trình này, nhờ vào việc tận dụng vị thế thị trường vững chắc vốn ngày càng được củng cố trong giai đoạn khó khăn từ nửa cuối năm 2022 đến năm 2023.
HẠC HIÊN
05, Tháng 03, 2024 | 14:43

Nhàđầutư
Trong đà hồi phục của ngành bán lẻ - tiêu dùng, các công ty đầu ngành được kỳ vọng sẵn sàng dẫn dắt quá trình này, nhờ vào việc tận dụng vị thế thị trường vững chắc vốn ngày càng được củng cố trong giai đoạn khó khăn từ nửa cuối năm 2022 đến năm 2023.

WinCommerce-He-thong-chuoi-sie-8375-2098-1682075961

Siêu thị WinMart. Ảnh minh họa: WCM.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng trưởng ấn tượng này là do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm và du lịch của người dân tăng cao.

Trong đó, tăng mạnh nhất là doanh thu du lịch lữ hành với mức tăng gần 36%. Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng trên 68% so với cùng kỳ năm 2023. Với mức tăng trên, thị trường bán lẻ của Việt Nam được đánh giá là vẫn có sự hấp dẫn rất lớn.

Trước đó, trong năm 2023, tổng mức bán lẻ toàn ngành đạt khoảng 6.232 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cả năm 2022. Yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là tiêu dùng nội địa bắt đầu phục hồi dần sau những thách thức đại dịch. Thêm vào đó, sự tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế cũng đã đóng góp vào sự phục hồi của thị trường.

Xu hướng tích cực của ngành tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2024, nhờ việc nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn. Trong báo cáo phân tích của mình, VietCap dự báo doanh số nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), công nghệ thông tin & truyền thông (ICT) và điện tử tiêu dùng (CE) sẽ cải thiện từ mức cơ sở thấp trong năm 2023.

Đáng chú ý, VietCap nhận thấy các công ty đầu ngành đã sẵn sàng dẫn dắt quá trình phục hồi này, nhờ tận dụng vị thế thị trường vững chắc vốn ngày càng được củng cố trong giai đoạn khó khăn từ nửa cuối năm 2022 đến năm 2023.

VietCap kỳ vọng xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung cao sẽ củng cố đà tăng trưởng về nhu cầu trang sức và giáo dục. Sự chuyển đổi tất yếu từ thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bán lẻ dược phẩm và bách hóa hiện đại phát triển. VietCap kỳ vọng những mảng mới này sẽ là động lực tăng trưởng mới cho các nhà bán lẻ trong trung hạn. Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số cũng là một xu hướng lâu dài có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.

Cơ hội đầu tư ở những cái tên đầu ngành

Dựa trên những động lực tăng trưởng của ngành, các công ty chứng khoán đã khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên chọn những mã như: PNJ (trang sức), MWG & MSN (siêu thị mini) và FPT (hạ tầng viễn thông), SAB (bia) - với vị thế thị trường linh hoạt, bảng cân đối kế toán vững chắc và dòng tiền mạnh, VEA (ô tô) với lợi suất cổ tức hấp dẫn và CTR (cơ sở hạ tầng viễn thông) với vị thế tài chính vững chắc & và lợi suất FCF hấp dẫn.

Trong đó, MSN được đánh giá cao nhờ hệ sinh thái tiêu dùng mạnh mẽ tập trung vào nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. MSN sở hữu nhiều mảng kinh doanh tiêu dùng từ sản xuất thực phẩm và đồ uống đến mạng lưới bán lẻ toàn quốc, mỗi mảng đều mạnh và có sự cộng hưởng ý nghĩa với nhau.

Ngoài ra, MSN đã duy trì được thị phần dẫn đầu trong một số danh mục FMCG lớn nhất Việt Nam như mì ăn liền, nước mắm/tương và nước tăng lực trong 5 năm qua. Đây cũng là một trong những công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ bách hóa hiện đại với chuỗi cửa hàng WinMart.

Trong ba năm qua, ban lãnh đạo đã định vị MSN rõ ràng hơn là một công ty tiêu dùng, với việc tăng quyền sở hữu và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến mảng tiêu dùng cũng như thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi không cốt lõi.

Công ty hiện đang đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sở hữu trong một hoạt động kinh doanh không cốt lõi khác là Masan High-Tech Materials (MHT). Đây là hoạt động mà VietCap coi là yếu tố hỗ trợ tăng đáng kể cho giá trị doanh nghiệp MSN.

Nhờ sự phục hồi tiêu dung vào năm 2024 cũng như tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn, VietCap dự báo tăng trưởng kép (CARG) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của MSN là 23% tầm nhìn năm 2023 – 2026, được thúc đẩy bởi CAGR lợi nhuận HĐKD chiếm 17% mảng bán lẻ tiêu dùng (tức là tổng LN HĐKD của MCH, WCM, PL và MML) và CAGR lợi nhuận HĐKD 20% tại MHT.

VietCap dự báo MCH sẽ đạt CAGR doanh thu 16% và CAGR lợi nhuận sau lợi ích cổ đông thiểu số 15% trong giai đoạn 2023-2026. Ngoài ra, VietCap kỳ vọng chuỗi cửa hàng WCM sẽ đóng góp 150 tỷ đồng lợi nhuận HĐKD cho MSN trong năm 2024 và chiếm 7-9% tổng lợi nhuận HĐKD của MSN trong năm 2025-2026.

Đồng quan điểm với VietCap, VDSC nhìn nhận triển vọng sáng của MSN nhờ và việc Winmart chuẩn hóa mô hình vận hành, từ đó cải thiện được doanh thu.

VDSC viết trong báo cáo:“Chúng tôi cho rằng MSN sẽ thành công chuẩn hoá mô hình vận hành cho chuỗi Winmart sau một năm đẩy mạnh mở rộng, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt động của chuỗi này. Do WCM có tỷ trọng đóng góp lớn trong cơ cấu doanh thu (chiếm 39% theo BCTC 9 tháng 2023) và MCH có tỷ trọng đóng góp lớn trong cơ cấu lợi nhuận (chiếm 55% theo BCTC 9T2023) của MSN, việc cải thiện doanh thu của WCM và lợi nhuận ổn định của MCH, từ đó giúp tổng hiệu suất kinh doanh của MSN cải thiện”.

Bên cạnh đó, áp lực lãi vay giảm hỗ trợ cho tăng trưởng lợi nhuận. VDSC  kỳ vọng áp lực lãi vay của MSN sẽ giảm bớt kể từ năm 2024. Nguyên do là nguồn tài trợ từ Bain Capital.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ