Trải qua 25 năm thăng trầm, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả
Thị trường bất động sản Việt Nam đã có 25 năm thăng trầm với nhiều giai đoạn, thách thức cũng như cơ hội khác nhau. Thậm chí phải đối mặt với đại dịch COVID-19, song bất động sản vẫn chứng tỏ được là một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả.

Trải qua 25 năm thăng trầm, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.
Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam - người có gần 20 năm hoạt động tại đây, vừa đưa ra phân tích khái quát về bức tranh thị trường bất động sản nhiều "thăng trầm" của Việt Nam trong 25 năm qua, từ 1995 đến nay.
Theo đại diện của Savills, 25 năm phát triển của bất động sản Việt Nam được chia ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với những biến động kinh tế vĩ mô của đất nước.
Giai đoạn thứ nhất (1995 - 1998), Việt Nam đạt tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%), tương ứng với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 277 USD năm 1995 và 324 USD năm 1996. Lạm phát được kiểm soát từ 12,7% năm 1995 xuống 4,5% vào năm 1996 và 3,6% năm 1997. Theo ông Neil MacGregor, đây cũng chính là khoảng thời gian cực thịnh của BĐS Việt Nam, GDP tăng trưởng mạnh khiến người dân tin vào tương lai xán lạn của nền kinh tế, đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra năm 1997 - 1998 ở khu vực châu Á cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam với tăng trưởng GDP đến 1998 đạt 5,76% (số liệu của Tổng cục Thống kê), lạm phát là 9,2%. Tuy nhiên, do độ mở cửa chưa cao và mặt khác do có sự chủ động ứng phó từ trong nước nên Việt Nam không những không bị cuốn vào vòng xoáy mà còn vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Giai đoạn 2 (1998-2008), Việt Nam được ví như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần, với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD.
Theo dòng chảy của nền kinh tế và những chính sách vĩ mô của Chính phủ, thị trường BĐS cũng trải qua nhiều thăng trầm: bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 6,79% năm 2000 và 6,89% năm 2001 và đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào các năm 2004-2007 – bình quân GDP tăng trưởng 8,23% - nhờ vào những tín hiệu khả quan của nền kinh tế thế giới, sự kỳ vọng vào chu kỳ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và dòng vốn nước ngoài liên tục rót vào thị trường.
Các chính sách của Nhà nước cũng góp phần thúc đẩy thị trường và thổi bùng cơn sốt giá. Giá cả và giao dịch trong những năm này đều tăng cao trong khi BĐS trở thành kênh đầu tư thu hút rất nhiều tầng lớp tham gia. Với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007-2008, giá nhà đất tăng lên nhiều lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM.
Giai đoạn thứ 3 (2008-2018), chu kỳ suy thoái và vực dậy của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trải qua một lần nữa. Giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế một lần nữa lao dốc, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường BĐS. Ở Việt Nam, nhà đất sụt giá, giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn. Tồn kho BĐS năm 2012 lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp BĐS có nguy cơ tăng vọt.
Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ. Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà nước đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được đưa ra từng bước giúp cho thị trường hồi phục dù tồn kho vẫn nhiều, chưa được giải quyết hết. BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng bùng nổ. Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng... có diện mạo mới.
Giai đoạn 4 (2018 đến nay), kinh tế Việt Nam có nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao trong 2 năm trở lại đây. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỷ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 dù không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác.
Trong khi kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8% trong quý đầu năm 2020, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. ADB cũng dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm 2020, thấp hơn 0,7% so với dự báo tháng 4 nhưng vẫn là con số được kỳ vọng tại Đông Nam Á. WB cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 3,0% và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8% vào 2021.
Ông Neil MacGregor cho rằng thực tế 25 năm vừa qua đã chứng minh cho việc ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. CEO Savills Việt Nam khẳng định bên cạnh đầu tư vàng, BĐS đã, đang và sẽ là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất.
"COVID-19 sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020 nhưng thị trường BĐS sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022, nhờ vào những quyết tâm rất lớn và kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây", đại diện Savills đánh giá.
- Cùng chuyên mục
Dự kiến lấn 127ha biển để xây sân bay Lý Sơn
Cảng hàng không Lý Sơn theo dự kiến có diện tích hơn 161ha, bao gồm diện tích xây dựng sân bay và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Trong đó, phần diện tích lấn biển hơn 127ha.
Đầu tư - 16/04/2025 18:34
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI
GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục là một ngoại lệ tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động.
Đầu tư - 16/04/2025 17:08
Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
Đầu tư - 16/04/2025 14:16
Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 16/04/2025 14:15
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ
Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.
Đầu tư - 16/04/2025 13:03
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe
Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.
Đầu tư - 16/04/2025 13:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
TS. Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị chia danh mục đầu tư làm 3 phần, trong đó một phần là đầu tư dài hạn phân bổ vào các lĩnh vực hưởng lợi từ việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và đạt mức cao.
Đầu tư - 16/04/2025 08:52
Nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
Các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức tài chính toàn cầu như: CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures, , Vina Capital, Mekong Capital…, cùng nhiều nhà đầu tư từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu sẽ đến Việt Nam tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày 24/4 tới.
Đầu tư - 16/04/2025 07:55
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
Trong quý I, phân khúc nhà phố, biệt thự có 86 dự án với 5.096 căn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lượng tiêu thụ gấp 4 lần so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ tiêu thụ vẫn rất thấp, ở mức 7%.
Đầu tư - 15/04/2025 15:31
Lối mở cho các dự án bất động sản chậm tiến độ ở Quảng Nam
Nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam chậm tiến độ, chấm dứt hoạt động được địa phương này gia hạn tiến độ; lựa chọn lại nhà đầu tư để triển khai hoàn thành.
Đầu tư - 15/04/2025 10:58
Tập đoàn Hòa Phát lập 3 doanh nghiệp thực hiện loạt dự án ở Phú Yên
Ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Phát sẽ triển khai 3 dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 114.470 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/04/2025 09:33
Công ty địa ốc tung chính sách bán hàng hâm nóng thị trường căn hộ
Cùng với nhịp tăng tốc bung hàng, các chính sách bán hàng ưu đãi của chủ đầu tư đang tạo nên bức tranh đa sắc màu cho thị trường căn hộ phía Nam.
Đầu tư - 15/04/2025 07:30
KEPCO quan tâm đến dự án điện hạt nhân tại Việt Nam
Tập đoàn KEPCO cho rằng việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Đầu tư - 15/04/2025 06:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago