TP.HCM triển khai 13 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch COVID-19

Nhàđầutư
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trong thời gian tới, TP sẽ triển khai thực hiện 13 nhóm giải pháp để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19. 
CHU KÝ
06, Tháng 07, 2020 | 06:58

Nhàđầutư
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trong thời gian tới, TP sẽ triển khai thực hiện 13 nhóm giải pháp để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19. 

Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau hai tháng triển khai thực hiện Kế hoạch số 1455/KH-UBND ngày 21/4/2020 về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và sau dịch bệnh COVID-19, kế hoạch này đã đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Cụ thể, theo ông Tuyến, Cục Thuế TP.HCM đã xây dựng Bộ tiêu chí hướng dẫn các trường hợp được miễn giảm, giảm và giãn thuế do ảnh hưởng của COVID-19; triển khai việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (theo thủ tục gia hạn trực tuyến) áp dụng tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ; phối hợp 24 quận, huyện rà soát danh sách các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh để hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ…

DN

TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai thực hiện 13 nhóm giải pháp để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19. Ảnh minh họa: VGP

Tính đến trung tuần tháng 6/2020, TP.HCM đã giải quyết 684 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp với số tiền hoàn hơn 4.500 tỷ đồng.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại hỗ trợ chủ yếu tập trung hai nhóm, gồm giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ. Tính đến hết quý I/2020, đã hỗ trợ 230.636 khách hàng với tổng dư nợ đạt 382.500 tỷ đồng. Cơ cấu lại thời gian nợ cho 168.604 khách hàng với dư nợ đạt 62.104 tỷ đồng. Miễn giảm lãi cho 17.419 khách hàng với dư nợ đạt 49.971 tỷ đồng; cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 cho 44.613 khách hàng với doanh số đạt 270.425 tỷ đồng.

Về bảo hiểm xã hội, tính đến cuối tháng 6/2020, tổng số doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động là 2.346 đơn vị, cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận được 2.040 đơn vị với 52.184 lao động.

13 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh đó, ông Trần Vĩnh Tuyến cũng thông tin, trong thời gian tới, TP sẽ triển khai thực hiện 13 nhóm giải pháp để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, thực hiện giải pháp đầu tiên, UBND TP.HCM đã giao Cục Thuế TP.HCM thực hiện các nhiệm vụ như: Chủ động rà soát các đối tượng thuộc ưu đãi theo Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ nhưng vẫn chưa nộp giấy đăng ký gia hạn nộp thuế để thực hiện đôn đốc nhắc nhở, đảm bảo các đối tượng đều được thụ hưởng chính sách ưu đãi.

Đồng thời, triển khai hướng dẫn các hộ cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng tại Nghị định số 41/NĐ-CP nộp giấy gia hạn nộp thuế qua hệ thống thuế điện tử eTax; phối hợp chặt chẽ với UBND quận - huyện trong công tác tập trung rà soát danh sách các hộ tạm ngừng kinh doanh để thẩm định và hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện rà soát và điều chỉnh kịp thời mức thuế khoán đối với các hộ cá nhân tạm ngưng kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và TP.

Đối với Sở Du lịch TP.HCM, UBND TP.HCM giao tiếp tục thực hiện trong ngành du lịch TP các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 gây ra, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại do ảnh hưởng dịch bệnh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đề xuất UBND TP giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp (trong đó tập trung các nhóm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, như đề nghị giãn thuế, giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp các loại thuế...; đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch).

Bên cạnh đó, Sở Du lịch cần nghiên cứu các kịch bản khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch; hỗ trợ cho công tác quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch... để các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm, ẩm thực phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư năng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch.

Triển khai chương trình kích cầu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng chất các sản phẩm du lịch hiện tại như du lịch y tế, du lịch đường thủy, du lịch lịch sử, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực.

Triển khai hiệu quả liên kết sản phẩm vùng với 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành Đông Nam bộ; triển khai liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành thuộc cụm Tây Bắc, cụm Đông Bắc, vùng Trung Trung Bộ.

Thứ 2, tiếp tục theo dõi các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và triển khai kịp thời các chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế được Quốc hội, Chính phủ thông qua để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

Thứ 3, phấn đấu đến cuối tháng 6/2020 tập trung giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ của đối tượng thuộc Khoản 1, 2, 3, 4 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.

Thứ 4, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Thứ 5, đối với 6 bộ tiêu chí đã ban hành: Giao các đơn vị chủ trì đánh giá quá trình triển khai thực hiện để đánh giá tác động và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.

Thứ 6,  xây dựng nhóm giải pháp trong khuôn khổ tác động của đại dịch COVID-19 (liên quan đến Sở LĐ – TB&XH TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM) giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển và tránh phá sản.

Thứ 7, xây dựng nhóm giải pháp mời gọi sự chung tay, tiếp sức của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của TP giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng đôi bên cùng có lợi trong hợp tác như: hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu mới, tìm thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề...

Thứ 8, xây dựng nhóm giải pháp khuyến khích chuyển đổi số, kinh tế số, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử. TP cam kết có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới máy móc, thiết bị, số hóa dữ liệu... thông qua chương trình cho vay kích cầu của TP.

Thứ 9, sơ kết đánh giá nhóm giải pháp hỗ trợ về nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo cho các doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn, thủ tục nhanh và hiệu quả nhất.

Thứ 10, nâng cao trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề trong giải pháp liên kết nội địa, tập trung khai thác thị trường trong nước.

Thứ 11, có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp du lịch xúc tiến thu hút du lịch nội địa, du lịch gắn với ngành vận tải, tháo gỡ các điểm nghẽn các dự án bất động sản, đấu giá đất đai, triển khai nhanh vốn đầu tư công, tạo lan tỏa huy động vốn xã hội.

Thứ 12, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công năm 2020 của TP, kích thích đầu tư xã hội phát triển, giúp kinh tế phục hồi, giải quyết việc làm cho người lao động.

Và giải pháp cuối cùng, UBND TP.HCM giao Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục triển khai và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, các gói trợ, tư vấn giúp doanh nghiệp, hỗ trợ tiểu thương kỹ năng tiếp cận thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến, nghiên cứu lộ trình các nước chuyển giai đoạn COVID-19 có quan hệ thương mại, dịch vụ, đầu tư với TP.

Đồng thời, Tổ công tác sẽ là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp với ngân hàng, cơ quan thuế; giữa doanh nghiệp với với doanh nghiệp để sử dụng sản phẩm của nhau; xúc tiến thương mại trực tuyến với các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ