TPHCM không dung túng cho 'Con Cưng'

Lãnh đạo Sở Công thương TPHCM cho biết trong quá trình kiểm tra hệ thống cửa hàng của Con Cưng, cơ quan Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện một số vi phạm và sắp tới cơ quan chức năng TPHCM sẽ xử lý kiên quyết vi phạm của Con Cưng như vụ Khai Silk trước kia.
HUY THỊNH
02, Tháng 08, 2018 | 17:06

Lãnh đạo Sở Công thương TPHCM cho biết trong quá trình kiểm tra hệ thống cửa hàng của Con Cưng, cơ quan Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện một số vi phạm và sắp tới cơ quan chức năng TPHCM sẽ xử lý kiên quyết vi phạm của Con Cưng như vụ Khai Silk trước kia.

Chiều 2/8, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh 7 tháng đầu năm.

Liên quan đến vụ Con Cưng gây bức xúc dư luận trong mấy ngày qua, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết sau khi người tiêu dùng phản ánh trên facebook cửa hàng Con Cưng có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, cơ quan QLTT TPHCM đã vào cuộc.

TPHCM đã báo cáo, đề nghị Cục QLTT phối hợp chỉ đạo việc kiểm tra các dấu hiệu vi phạm của Con Cưng. Doanh nghiệp này có 136 cửa hàng. Hiện nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra 77 cửa hàng của Con Cưng.

kien_rogy

Ông Phạm Thành Kiên, giám đốc Sở Công thương TPHCM

“Qua kiểm tra, QLTT đã phát hiện Con Cưng có một số vi phạm. QLTT sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý kiên quyết như vụ Khải Silk trước đây, theo đúng chỉ đạo của chủ tịch UBND thành phố. Đó là TPHCM không chấp nhận các DN làm ăn gian dối, lừa gạt khách hàng”, ông Kiên nhấn mạnh.

 Tại cuộc họp báo chuyên đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức ngày 31/7, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nguyễn Trọng Tín công bố loạt hành vi vi phạm của chuỗi siêu thị mẹ và bé Con Cưng.

Cụ thể, Công ty cổ phần Con Cưng có 7 hành vi vi phạm bị phát hiện, bao gồm: Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm kiểm tra không có hóa đơn chứng từ; Kinh doanh hàng hóa ghi nhãn trong nước Made in Vietnam nhưng không được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt mà bằng tiếng nước ngoài, ký tự Latin; Có giấy nhãn mác đè nhãn mác khác, nhập nhèm truy xuất nguồn gốc hàng hóa; Bán các loại sữa quảng cáo là sử dụng công nghệ Đức nhưng không phải công nghệ Đức; Bán và lưu hành mỹ phẩm có dấu hiệu trái phép; Kinh doanh hàng hóa mang nhãn không đủ quy định bắt buộc.

concung2_zzlu

lực lượng QLTT đang kiểm tra cửa hàng của Con Cưng

Đại diện Cục Quản lý thị trường khẳng định với 7 hành vi sai phạm trên, đã đủ điều kiện để Con Cưng bị xử lý. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, mở rộng kiểm tra triệt để các cửa hàng của chuỗi Con Cưng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước để xác định mức độ xử lý.

Trong cuộc trả lời báo chí ngày 30/7, Chủ tịch HĐQT Con Cưng Nguyễn Quốc Minh vẫn khẳng định chuỗi siêu thị này luôn cam kết luôn giữ vững nguyên tắc mua bán sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn rõ ràng, những vi phạm nhãn mác bị phát hiện chỉ là do lỗi kỹ thuật.

 Phía công ty còn tuyên bố trao thưởng 1 tỉ đồng cho người đầu tiên phát hiện sản phẩm không chính hãng.

Lý giải về sản phẩm có dấu hiệu cắt nhãn, thay tem mà khách hàng phản ánh, ông Minh cho biết 30% tổng số mặt hàng quần áo thời trang Con Cưng là hàng Thái Lan được đặt hàng từ nhà cung cấp là Công ty International Incorporated.

Sau khi nhận được phản ánh từ phía khách hàng, công ty đã làm việc với nhà sản xuất và đơn vị này xác nhận xảy ra lỗi kỹ thuật trong khâu thành phẩm. Bất cứ công ty nào, lỗi trong ngành may mặc là điều không thể tránh khỏi.

concung_zaab

Ông Nguyễn Quốc Minh, Chủ nhân chuỗi cửa hàng Con Cưng

“Đây là đối tác uy tín của Thái, đã làm việc với Con Cưng trong 2 năm vừa rồi và cung cấp những sản phẩm chất lượng" - ông Minh khẳng định

Lí giải việc rất nhiều mặt hàng có sai phạm về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trong ghi nhận của Quản lý thị trường, ông Minh cho rằng cần phân biệt vi phạm nguồn gốc xuất xứ và sai sót. Hiện hệ thống Con Cưng kinh doanh 10.000 sản phẩm. “Hằng ngày trong khâu di chuyển hàng, xử lý hàng, tem phụ dán trên sản phẩm (được dán bởi keo và sẽ bị bong sau 1 thời gian) sẽ rớt xuống, đó là vi phạm nhãn mác", ông Minh nói và cho rằng điều này chỉ là lỗi kỹ thuật trong quá trình vận chuyển.

Ông Minh cho hay đây cũng là lý do vì sao công ty này mới có văn bản mật gửi các chi nhánh nhanh chóng dán lại tem nhãn cho sản phẩm theo đúng mẫu để cơ quan chức năng kiểm tra.

Liên quan đến những mã vạch sản phẩm Made in Thailand nhưng lại bắt đầu bằng 0012 (không phải mã vạch Thái Lan), ông Minh giải thích, do số lượng sản phẩm lớn, công ty phải quản lý tập trung nên đã xây dựng hệ thống phần mềm sản phẩm riêng, in mã vạch quản lý nội bộ của Con Cưng trên sản phẩm để dễ dàng kiểm đếm, đánh giá sản phẩm tồn kho tại siêu thị.

(Theo Tiền Phong)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ