TP.HCM: Đầu tư mạnh vào giao thông ắt du lịch sẽ phát triển

Nhàđầutư
Xã hội hoá đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho thành phố, quy hoạch đô thị và phát triển giao thông đồng bộ... là những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển du lịch TP.HCM.
LIÊN THƯỢNG
26, Tháng 05, 2023 | 07:12

Nhàđầutư
Xã hội hoá đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho thành phố, quy hoạch đô thị và phát triển giao thông đồng bộ... là những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển du lịch TP.HCM.

Empty

Theo các chuyên gia, sản phẩm du lịch của TP.HCM đang thiếu hấp dẫn, thiếu chiều sâu. Ảnh: LT

Xã hội hoá đầu tư, đẩy mạnh quy hoạch phát triển du lịch

PGS.TS. Trương Thị Hiền, nguyên Giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM cho rằng ngành du lịch TP.HCM có nhiều hạn chế, sản phẩm đơn điệu, đầu tư thiếu trọng tâm trọng điểm.

"Du khách đến thành phố chỉ lưu trú một vài ngày là không còn sản phẩm gì hấp dẫn và họ phải đi đến các khu đô thị biển để du lịch dài ngày hơn. Trong khi TP.HCM cũng có biển Cần Giờ nhưng nhiều năm qua chưa khai thác được", bà Hiền nói.

Theo bà Hiền, để du lịch bứt phá thành ngành mũi nhọn của TP.HCM, và là một trung tâm du lịch của cả nước rất nhiều yếu tố. Trong đó, ngoài nỗ lực của chính quyền thành phố, Trung ương cũng cần có những cơ chế, chính sách vượt trội để có cơ sở đầu tư, khai thác các đặc điểm, lợi thế tự nhiên cũng như đầu tư hệ tống hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, thúc đẩy ngành kinh tế mũi nhọn du lịch.

"TP.HCM cần đẩy nhanh đầu tư trọng tâm, trọng điểm hai sản phẩm du lịch đặc sắc là khu dự trữ sinh quyển gắn với khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ và khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh công nghệ cao; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm gắn với du lịch thể thao dưới nước", bà Hiền nói và cho rằng xã hội hoá đầu tư là phương án tối ưu để có thể thúc đẩy triển khai hiệu quả, từ đó thúc đẩy du lịch TP.HCM.

"Trung ương cần phân cấp phân quyền, cho phép chính quyền TP.HCM chủ động trong việc phê duyệt quy hoạch và đàm phán, lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), huy động vốn xã hội hoá, tiến hành phân kỳ đầu tư và xúc tiến, quảng bá kêu gọi đầu tư trong nước", bà Hiền phân tích thêm.

Cùng quan điểm, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist Group) nhấn mạnh, các sản phẩm du lịch của thành phố cần đi vào chiều sâu trên cơ sở liên kết nhiều đơn vị với nhau tạo ra chuỗi giá trị hấp dẫn, đặc biệt chú trọng khai thác, phát huy văn hóa bản địa.

"Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu thị trường, đầu tư.

Riêng TP.HCM, cần thiết triển khai sớm chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thành phố, chiến lược marketing du lịch thành phố cũng như tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, kích cầu dịch vụ du lịch dành cho du khách quốc tế và nội địa đến Việt Nam và TP.HCM trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp như lữ hành, hàng không, lưu trú, các đối tác phân phối lớn trong các hoạt động marketing du lịch; giữa doanh nghiệp và cơ quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch nhằm tạo ra chính sách giá thuận lợi nhất cho du khách nhưng không giảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm hấp dẫn du khách…", ông Tài nhận định.

Đồng thời, cần tạo ấn tượng mạnh về chương trình kích cầu quy mô lớn của TP.HCM, Việt Nam dành cho khách quốc tế, nội địa vào thời gian thấp điểm trên cơ sở tham gia thực chất từ các doanh nghiệp và sự hỗ trợ về chính sách từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước.

"Mở màn cho mùa du lịch đầu năm 2023, Saigontourist Group đã sớm tung ra chương trình khuyến mãi quy mô lớn, kích cầu đồng loạt các dịch vụ phòng ngủ, ăn uống, hội nghị hội thảo, tour… với sự tham gia của trên 70 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, công ty lữ hành, khu giải trí với mức ưu đãi lên đến 50%...", đại diện Saigontourist cho biết.

Empty

Phát triển đồng bộ hạ tầng sẽ giúp thúc đẩy phát triển du lịch. Ảnh: LT

Phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy du lịch

Cả PGS.TS. Trương Thị Hiền và ông Võ Anh Tài đều nhận định, yếu tố cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch thành phố là phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, liên khu vực nên để phục hồi, phát triển ngành du lịch TP.HCM rất cần sự phục hồi, phát triển của các ngành kinh tế khác. Giao thông phát triển đi trước, sản phẩm du lịch sẽ phát triển ngay theo sau.

"Do đó, TP.HCM cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông du lịch như: hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, hệ thống cảng du lịch tàu biển, tàu sông chuyên dụng…", ông Tài nhấn mạnh..

Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, trong đó chú trọng yếu tố liên kết theo vùng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm mới; đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, quảng bá xúc tiến và đầu tư trong lĩnh vực du lịch, chú trọng đẩy mạnh thu hút du khách trong công tác liên kết du lịch TP.HCM.

Thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ngành du lịch, như lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ẩm thực… và địa phương nhằm phát huy thế mạnh mỗi bên, tạo sức mạnh tổng lực, kích cầu cho toàn ngành, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt với khu vực và quốc tế; thu hút du khách đến với TP.HCM như một cửa ngỏ quốc tế đến Việt Nam.

"Ngành du lịch TP.HCM cần chú trọng phát triển đồng bộ du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Đẩy mạnh kích cầu quảng bá đồng thời đối với thị trường khách quốc tế và nội địa đến TP.HCM để "không thua ngay trên sân nhà" khi TP.HCM là thị trường nguồn lớn nhất đối với du lịch nội địa của cả nước đồng thời đối với một số điểm đến trọng điểm quốc tế trong khu vực", đại diện Saigontourist đúc kết

Liên quan đến vốn, nhu cầu vốn đối với toàn ngành du lịch luôn quan trọng và hết sức cần thiết. Ngay khi thành phố mở cửa trở lại trạng thái "bình thường mới" tháng 10-2021, và Chính phủ quyết định mở cửa toàn bộ ngành du lịch từ tháng 3-2022, Saigontourist Group đã lập tức nỗ lực phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh với nhu cầu vốn duy trì hoạt động thường xuyên, nâng cấp cơ sở vật chất, kết nối các thị trường khách truyền thống và thị trường khách mới, triển khai những dự án đầu tư mới…

Đối với Tổng Công ty việc triển khai đầu tư các dự án mới đã nằm trong kế hoạch xây dựng vốn, tuy nhiên do nhiều cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập trong việc gia hạn các hợp đồng thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, các thủ tục xin điều chỉnh mức đầu tư dự án, xin giấy phép.... đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Vấn đề này rất mong các bộ, ngành trung ương, thành phố quan tâm tháo gỡ để doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, đóng góp mạnh mẽ vào phục hồi, phát triển kinh tế thành phố.

Do thị trường toàn ngành chưa thật sự hồi phục, đặc biệt là du lịch quốc tế còn nhiều khó khăn, dự kiến sớm nhất đến năm 2025 mới có thể trở lại thời gian trước đại dịch COVID-19. Do đó, kiến nghị Chính phủ cùng các cơ quan trung ương tiếp tục quan tâm giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp ngành du lịch, kéo dài thời gian, chính sách hỗ trợ ít nhất đến hết năm 2023, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tạo động lực phục hồi phát triển cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp du lịch đang vay vốn, đề xuất được xem xét khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ