Top tăng/giảm cổ phiếu tuần 6-10/2: Điểm nhấn nhóm thủy sản

Nhàđầutư
Nhóm thủy sản gây chú ý trong tuần giao dịch 6 - 10/2 với 3 đại diện lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh trên HoSE là ANV (+16,27%), CMX (+11,67%) và ACL (+11,11%).  
TẢ PHÙ
12, Tháng 02, 2023 | 15:41

Nhàđầutư
Nhóm thủy sản gây chú ý trong tuần giao dịch 6 - 10/2 với 3 đại diện lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh trên HoSE là ANV (+16,27%), CMX (+11,67%) và ACL (+11,11%).  

co-phieu-thuy-san-16391099801101984980541

Cổ phiếu thủy sản hút tiền trong tuần giao dịch ảm đạm của VN-Index. Ảnh: Báo Đầu tư.

Tiếp nối đà điều chỉnh từ tuần trước (30/1 – 3/2), thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Chốt phiên giao dịch cuối tuần 10/2 ở mức 1.055,3 điểm, tương đương giảm 2% so với cuối tuần trước.  

Thanh khoản thị trường chứng khoán nói chung tuần qua giảm mạnh với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn giảm 27,6% về mức 11.050 tỷ đồng/phiên. Mặc dù khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên sàn HoSE, nhưng giá trị đã giảm chỉ còn 858 tỷ đồng (-48,9% so với tuần trước). Tương tự, giá trị mua ròng của khối ngoại chỉ còn 48 tỷ đồng (-63,3%) trên sàn HNX-Index và bán ròng 29 tỷ đồng (so với mua ròng 48 tỷ đồng) trên sàn UPCOM-Index.

Nhóm ngân hàng chứng kiến sự phân hóa mạnh khi VCB là cổ phiếu giữ nhịp chỉ số nhờ kết quả kinh doanh khả quan (lãi ròng quý IV/2022 tăng 54% so với cùng kỳ năm trước), còn VPB (-4,1%), MBB (-1,6%) và VIB (-9,7%) lại là những cổ phiếu gây giảm điểm mạnh nhất cho VN-Index. Ngành bất động sản có một tuần giảm điểm mạnh, bao gồm những tên tuổi lớn như VHM (-5,6%), NVL (-8,0%), DXG (-13,4%). Điểm sáng trong tuần qua có thể kể đến ngành thủy sản với việc giá cá tăng trên cở sở kì vọng nhu cầu phục hồi khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, tiêu biểu là cổ phiếu ANV (+16,3%) và IDI (+6,4%).

Sàn HoSE

NDT - HOSE 12.2

 

Nhóm cổ phiếu thủy sản gây chú ý với 3 đại diện lọt top tăng điểm là ANV (+16,27%), CMX (+11,67%) và ACL (+11,11%).  

Nhóm này tăng mạnh nhờ kỳ vọng đón nhận đơn hàng lớn từ các thị trường Trung Quốc và Mỹ.

Theo đó, CTCP Chứng khoán VnDirect đánh giá việc Trung Quốc mở cửa sẽ là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2023. 

Cùng quan điểm, SSI Research nhìn nhận việc Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là chất xúc tác cho ngành thủy sản. Mặc dù cần thêm thời gian để đánh giá tác động, nhưng điều này sẽ có lợi cho doanh thu của ngành vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Dù vậy, thị trường tỷ dân thường có giá bán bình quân luôn thấp hơn khoảng 40% so với Mỹ, nên không đủ mang lại cơ hội phục hồi lợi nhuận của các công ty trong nửa đầu năm. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm kết hợp chi phí tài chính tăng có thể khiến các công ty công bố mức tăng trưởng lợi nhuận âm cả năm.

Trong khi đó, đội ngũ phân tích của Chứng khoán BSC đánh giá quan điểm trung lập về nhóm thủy sản do: Mức nền cao của năm 2022; nhu cầu suy giảm tại thị trường Mỹ sẽ là những thách thức đối với ngành thủy sản. Ở chiều ngược lại, việc mở cửa của Trung Quốc sau thời gian dài theo đuổi chiến dịch Zero – COVID kỳ vọng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ cá tra tăng cao sau thời gian dài bị kìm nén, giúp cả ngành cá tra tăng trưởng.

Ngược lại, nhóm giảm điểm trên HoSE ghi nhận 2 đại diện thuộc nhóm VN30 như PDR (-12,04%), MWG (-11,92%). Bên cạnh đó, một số mã xây dựng vừa và nhỏ cũng điều chỉnh như DXG (-13,43%), DRH (-10,99%), CRE (-10,85%).

Sàn HNX

NDT - HNX 12.2

 

Sàn HNX ghi nhận 2 mã tăng điểm mạnh nhất là TTC (+19,83%) và VSA (+18,57%). Mức tăng của 2 cổ phiếu này thua xa top tăng bên HoSE, dù biên độ giao dịch của HNX lớn hơn HoSE.

Ở chiều ngược lại, 2 cổ phiếu suy giảm trên HNX là QST (-23,61%) và VTJ (-20,51%).

Sàn UPCOM

NDT - UPCOM 12.2

 

Trên UpCoM, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG đang thu hút sự chú ý cao của thị trường, với 8 phiên gần nhất đều tăng kịch trần, với kịch bản giống nhau là đều chỉ có 100 - 300 đơn vị được khớp lệnh trong phiên.

Kết thúc phiên 10/2, VNZ hiện đã lên mức 893.400 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 270% chỉ sau 8 phiên. Nhờ chuỗi tăng phi mã này, vốn hóa thị trường của VNZ đã chạm ngưỡng 24.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, gấp gần 4 lần thời điểm chào sàn.

VNZ hiện là cổ phiếu có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán, bỏ xa hai vị trí tiếp theo là cổ phiếu VCF với thị giá 237.000 đồng trên sàn HOSE và HLB với 236.900 đồng trên UpCoM.

Với việc tăng trần liên tiếp, ngày 10/2/2023, VNZ đã có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Công ty này cho biết, giá cổ phiếu VNZ tăng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong thời gian qua, đồng thời khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ