Tổng thống Nga Putin sẵn sàng chơi 'lá bài Trung Quốc' để đối phó Mỹ?

Hồng Anh
08:53 30/12/2020

Khi cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu Tổng thống Nga Putin có cố gắng chơi “lá bài Trung Quốc” để tìm kiếm đòn bẩy với Mỹ hay không?

Mỹ và Trung Quốc từng có thời kỳ 'nồng ấm'

Vào năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon có chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Chuyến thăm, được lên kế hoạch trong thời gian dài, đánh dấu việc nối lại các cuộc tiếp xúc ngoại giao trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sau gần 1/4 thế kỷ băng giá trong quan hệ song phương.

3000_1

Tổng thống Nga Putin từng cho biết ông sẽ xem xét việc xây dựng một liên minh chính thức với Trung Quốc. Nguồn: AP.

Sự tan băng lên đến cao trào vào năm 1979 khi Mỹ thiết lập đầy đủ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Chuyến thăm của Tổng thống Nixon xuất phát từ mong muốn của Mỹ nhằm đạt được nhiều đòn bẩy hơn trong quan hệ với Liên Xô. Ở thời điểm đó, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Liên Xô đang gia tăng trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc lại xấu đi, một phần do các cuộc xung đột biên giới giữa hai nước tại khu vực sông Ussuri. Vào thời điểm đó, có những đồn đoán về việc Liên Xô đã tính đến một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các cơ sở thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc ở Tân Cương. Trong bối cảnh Liên Xô tăng cường củng cố sự hiện diện quân sự tại khu vực biên giới giữa hai nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Liên Xô đang tạo ra mối đe dọa lớn hơn so với Mỹ. Chuyến thăm của ông Nixon được mô tả như việc 'chơi lá bài Trung Quốc' – một thuật ngữ đã đi vào sử sách.

Nửa thế kỷ trôi qua, Mỹ và Trung Quốc đã trở thành đối thủ chính của nhau. Hai bên cạnh tranh gay gắt trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, công nghệ đến quân sự và ngoại giao trên khắp thế giới.

Nước Nga hiện giờ không còn nắm vị thế siêu cường như trước kia. Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, Moscow có rất ít triển vọng lấy lại vị thế đó. Tuy nhiên, Nga vẫn có một lực lượng quân đội hùng hậu, có khả năng phát huy sức mạnh quân sự dọc theo các vùng biên giới của nước này và xa hơn nữa. Moscow cũng sở hữu kho vũ khí hạt nhân đáng gờm cùng một tổ hợp công nghiệp-quốc phòng rộng lớn.

Giờ đây, khi cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu Tổng thống Nga Putin có cố gắng chơi 'lá bài Trung Quốc' để tìm đòn bẩy đối phó với Mỹ hay không?

Nga-Trung ngày càng xích lại gần nhau

Trong một thập kỷ qua, Nga đã mở rộng đáng kể quan hệ hợp tác về kinh tế với Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. Việc Nga tìm kiếm thị trường mới tại Trung Quốc là điều rất dễ hiểu, đặc biệt là khi khả năng mở rộng xuất khẩu năng lượng của nước này sang Liên minh châu Âu (EU) bị cản trở do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp đặt đối với Moscow sau sự kiện Nga sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014.

Những biện pháp trừng phạt đó cũng ngăn cản Nga tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính phương Tây, vì vậy Moscow phải tìm đến Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án phát triển năng lượng và tài nguyên của nước này.

Về phần mình, Trung Quốc đang xem xét kết nối tuyến hàng hải Hành lang Đông Bắc của Nga đi qua nhiều vùng biển Bắc Cực vào chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và gọi đây là 'Con đường tơ lụa vùng cực'. Ngoài ra, Nga cũng góp phần giúp Trung Quốc thực hiện các nỗ lực hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Về mặt lịch sử, Trung Quốc là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga, ở vị trí thứ hai chỉ sau Ấn Độ. Vào năm 2018, Trung Quốc chiếm 14% doanh số vũ khí xuất khẩu của Nga, tương đương 15 tỷ USD.

Nga đã cung cấp cho Trung Quốc tiêm kích đa nhiệm Su-35, mang được tên lửa không đối không, không đối đất, bom thông minh, bom thông thường và đang thực hiện hợp đồng bàn giao 6 hệ thống phòng không tầm xa S-400. Hai nước cũng phối hợp thực hiện dự án phát triển trực thăng quân sự hạng nặng. Bên cạnh đó, Nga đã giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để xác định các vụ phóng tên lửa liên lục địa. Hiện chỉ có Nga và Trung Quốc sở hữu khả năng này.

Hai bên ngày càng mở rộng quy mô các cuộc tập trận chung. Trước năm 2018, những cuộc tập trận này chỉ xoay quanh kịch bản chống khủng bố. Kể từ cuộc tập trận Vostok-2018, hai bên tập trung vào khả năng phối hợp phòng thủ và phản công.

Putin có sẵn sàng chơi 'lá bài Trung Quốc'?

Tổng thống Nga Putin không ngần ngại khi nói rằng ông sẽ xem xét việc xây dựng một liên minh chính thức với Trung Quốc. Trong cuộc họp tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai diễn ra vài tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ông Putin nhấn mạnh: 'Có thể hình dung ra bất cứ điều gì. Chúng tôi vẫn chưa đặt ra mục tiêu này nhưng về nguyên tắc chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng đó'.

Giới phân tích cho rằng, bất chấp sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai bên, lợi ích lâu dài của Nga và Trung Quốc vẫn có sự khác biệt đáng kể. Mặc dù Trung Quốc tạo điều kiện cho Nga tham gia BRI nhưng dự án này có thể đi ngược lại với lợi ích lâu dài của Nga. Nếu BRI thành công thì dự án sẽ quy tụ các nước Trung Á từng thuộc Liên Xô (cũ) (Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Azerbaijan) vào quỹ đạo kinh tế, thậm chí cả quỹ đạo ngoại giao và chính trị của Trung Quốc.

Trong khi đó, Nga lại có ý định hội nhập các nước nói trên vào Liên minh Kinh tế Á-Âu – một liên minh thuế quan và thị trường chung, tận dụng vị trí địa lý và khả năng tiếp cận của Nga với thị trường năng lượng châu Âu để thu phí trung chuyển và giành lợi thế về mặt chính trị khi Trung Á xuất khẩu các nguồn năng lượng sang châu Âu.

Nếu việc xuất khẩu các nguồn năng lượng đó đi về phía đông, hướng sang Trung Quốc, Moscow sẽ có rất ít đòn bẩy đối với các quốc gia nói trên, dù trước mắt Mowcos có thể đề xuất cho phép họ tiếp cận với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường ống dẫn khí đốt hiện có của Nga. Bên cạnh đó, Nga và Trung Quốc vẫn chưa gạt bỏ được những bất đồng liên quan đến vấn đề biên giới giữa hai nước.

Về phía Trung Quốc, vẫn chưa rõ nước này sẽ gặt hái được lợi ích gì nếu thành lập một liên minh chính thức với Nga. Nga chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, trong khi Mỹ chiếm tới 20%. Một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với Nga sẽ không giúp Trung Quốc thay đổi cán cân thương mại này bằng bất cứ cách nào. Chưa kể, một liên minh quân sự chính thức với Nga sẽ khiến Trung Quốc phải gánh trách nhiệm lớn và phải can dự vào những cuộc xung đột mà nước này muốn tránh.

Tuy vậy, khả năng hình thành liên minh Nga-Trung đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với Mỹ, đặc biệt là vị thế quân sự của Washington ở khu vực Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Vì thế sẽ không ngạc nhiên khi thấy Điện Kremlin sử dụng mối đe dọa này để có thêm đòn bẩy đối phó Mỹ. Trong cuộc chơi này, Nga không đơn độc. Trung Quốc cũng có thể chơi 'lá bài Nga' để gây sức ép với Washington.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07