Tôi vật vã học nghề
Trong nhà, tôi là người còi cọc nhất. Cả bố và mẹ tôi đều không giấu được nỗi phiền muộn, mỗi khi nhìn tôi làm việc gì đó. Vì thế hai cụ quyết định “nhìn xa trông rộng” âm thầm tính trước cho tôi con đường sống sau này.

Nhưng tôi có thể làm gì? Nghĩ nát nước, cuối cùng một hôm bố tôi, vẻ mặt vô cùng nghiêm trang và trịnh trọng, gọi riêng tôi vào chỗ ông vẫn thường ngồi suy ngẫm việc đời (tức là những việc lớn) và lần đầu tiên ông gia ân cho tôi bằng một câu nhẹ nhàng nhưng lại khiến tôi sợ rụt cổ lại:
Anh ngồi xuống đây, tôi có việc này muốn nói.
Hóa ra ông muốn tôi theo nghề quấn đài bán dẫn, lúc đó là nghề thời thượng. Nhà nào có cái đài loa, thu bằng giây thép căng bên ngoài, kể như được coi là nhà giầu có, văn minh. Trước hết có thể độc quyền kể lại những chuyện nghe trên đài cho người khác để thấy họ há hốc mồm ra mà thán phục. Vì thế những ông thợ quấn đài thường tự cho mình quyền khệnh khạng y như những ông thợ làm cối xay lúa thời đó được gọi chung là những ông Phó. Tóm lại, trong mắt bố tôi, quấn đài là một nghề có tương lai. Vì thế ông nhất định phải cho tôi đi học, thành thạo nghề từ bé.
Người sẽ dạy tôi là chú Hà, lành nghề quấn đài ở làng Bài Trượng. Khi gặp nhau, thấy tôi bé tí thì chẳng mấy tin tưởng, nhưng vẫn cứ vui vẻ nhận. Vì còn bé, nên theo chú, tôi còn sống lâu, vì vậy chẳng đi đâu mà phải vội. Vả lại nghề nào chả phải có thời gian nhập môn. Hẵng hầu hạ sư phụ chán đi đã, thay cho lễ bái thầy. Vì thế, sau vài tuần, ngay cả dùi lỗ trên tấm gỗ thông để luồn dây, tôi vẫn chưa được làm, nhưng quét nhà, nấu cơm, dọn đồ nghề, rửa ấm chén và băm bèo nấu cám lợn thì lại thành thạo thêm một cấp. Có lẽ con lợn nhà chú Hà sẽ mong tôi học nghề đến già ở nhà chú. Xem ra vấn đề không đơn giản như bố tôi nghĩ, nên sau vài tháng, ông bèn xin cho tôi bỏ nghề.
Nhưng hy vọng của ông về tôi vẫn còn đủ mạnh để ông lao tâm khổ tứ tìm cho ra cái nghề hợp với tôi. Thế nào tôi cũng phải có cái gì đó trội hơn các anh chị em, để bù lại thiệt thòi có thân hình còi cọc. Vì thế, sau khi bảo tôi xếp xó đồ nghề quấn đài, bố lại lặn lội đưa tôi đi học cách làm miến dong ở gia đình người quen ở làng ven sông Đáy. Nghề làm miến vốn của dân làng Mai bên Thanh Oai, sau lan sang xã tôi. Bạn của bố, tên là Duyệt, qua cách nói năng thì thấy có vẻ ăn nên làm ra nhờ nghề làm miến, mà theo ông, chỉ việc ép ra tiền! Nghe vậy bố tôi sốt ruột lắm, cuống hết cả lên. Bố bèn làm thân với chú Duyệt để mong ông truyền nghề cho tôi. Bố cho tôi đi đến tận nơi xem xét. Cơ sở chế biến của chú Duyệt bẩn y như cái chuồng trâu nhà tôi. Đồ nghề đều đen đúa, hôi hám, trong khi ruồi nhiều đến mức chỉ cần quơ tay là bắt được hàng vốc. Khi bố và tôi lọc cọc đạp xe đến, đã thấy có khoảng ba bốn ông lực điền, to gấp ba lần tôi, đang nhổm đít lên để guồng máy xát bột, cơ bắp nổi cuồn cuộn, thân bóng nhẫy vì mồ hôi. Họ thở phì phò nhìn tôi bằng cặp mắt lờ đờ của người sắp chết. Nếu vào học thì ngày ngày tôi cũng phải làm như họ. Bố biết ngay là tôi không thể kham nổi nên tính bài chuồn. Tuy thế ông có vẻ rất bực mình vì cái sự còi cọc của tôi. “Biết tìm cho mày nghề gì bây giờ?” - Ông cứ luôn cáu bẳn nói như vậy.
May sao đúng lúc ấy cậu ruột tôi, sau bao nhiêu năm phiêu bạt tưởng mất tích, lù lù xuất hiện với phong thái của người giầu có lắm. Cậu đạp một “con” Favorit mới coong, da dẻ hồng hào, nói năng đúng thứ giọng của người mạnh về tiền. Hoá ra, cậu lấy vợ lần thứ hai ở Thường Tín và theo nghề làm kẹo của nhà vợ. Mợ sau của tôi vốn là người tháo vát, giỏi giang và có máu liều. Làm kẹo chỉ là một phần, nghề chính của cậu mợ là đầu cơ, buôn đi bán lại những thứ hiếm hoi cấm vận chuyển hồi đó như mật, đường, lạc, mạch nha… Khi thị trường quen thuộc có dấu hiệu khó khăn, cậu quyết định mở rộng đến những vùng xa hơn. Thế là cậu tìm về nhà tôi. Nghe cậu nói thì tôi có cảm tưởng không thứ nghề nào trên đời kiếm tiền dễ hơn nấu kẹo. Bố tôi mê tơi cả lên khi cậu bảo, chỉ cần kéo thỏi kẹo quá tay là có cốc bia uống. Mà kéo đến đâu là do mình. Sao trên đời lại có thứ nghề ngon ăn đến thế mà bố không biết.
Thế là nghỉ hè tôi ra ở nhà cậu, vừa bế em bé 3 tháng tuổi vừa quản em lớn 4 tuổi, được cậu mợ coi như công chúa, hoàng tử, nghĩa là đòi gì lập tức phải chiều ngay. Chả hiểu sao tôi lại có duyên với nghề làm “vú em”. Hôm nào tôi cũng bắt chước mẹ, hát những bài hát ru để ru em bé nhưng bao giờ em lớn cũng dỏng tai nghe rồi ngủ trước. Tranh thủ thời gian tôi xuống bếp xem mọi người làm kẹo: Kẹo lạc thanh, kẹo dồi chó, kẹo vừng… mỗi loại đòi hỏi một công nghệ, một kinh nghiệm, một bí quyết nhà nghề riêng… Tôi xem, nghe cậu mợ giảng giải nhưng chẳng nhập tâm được bất cứ điều gì. Đương nhiên còn lâu tôi mới được pha chế. Thỉnh thoảng lắm cậu mới cho tôi “vật kẹo” (hay có nơi gọi là đánh kẹo). Từ một khối đường nung chảy, mầu hổ phách, sau khi “vật” một hồi thì trở nên trắng tinh trắng nõn. Nhưng hễ cứ lần nào tôi “vật kẹo” là y như hôm ấy khách hàng chê kẹo không được trắng, nhiều nơi trả lại không lấy.
Quá thất vọng với tôi, cậu cho tôi đi chơi hàng xóm mỗi khi các em ngủ. Tôi cùng bọn trẻ theo những người thiến gà, hoạn lợn thuê, xem họ làm và học lỏm. Suốt cả tháng trời như vậy, tôi kịp thuộc được vài ngón nghề. Trở về nhà đúng vào hôm bố tôi bắt con gà trống ra thiến để dành đến Tết, tôi bèn xắn tay áo trổ tài. Nhìn tôi dốc ngược con gà xuống một cách gọn ghẽ, hai đùi kẹp chặt khiến con vật khôngthể cựa được, miệng ngậm chiếc kim có xỏ chỉ, trôngrất nghệ, bố tôi trố mắt: “Trông có nghề lắm, học ở đâu thế con?”. Tôi vừa liếc nhìn chiếc lưỡi dao bào đặt trong đĩa muối trắng, vừa huênh hoang: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn mà bố, đằng này con đi học nghề những ba tháng”. Bố tôi tin tưởng lắm. Có lẽ cuối cùng tôi cũng phải làm được một nghề nào đó ra hồn chứ. Thiến gà, hoạn lợn cũng tốt, miễn là phải thật tinh nghề.
Tôi bắt đầu thao tác trong sự gật gù của bố. Tết này nhất định có gà thiến nấu đông - thứ không thể thiếu trong ba ngày Tết ở quê tôi. Thấy tôi mặt ngửa lên trời,tay loay hoay móc mãi vẫn không bóc được hai quả cật, bố tôi sốt ruột: “Hay nó còn non quá”. Tôi đáp tự tin: “Bố yên tâm đi, nhìn nó con biết mà, cậu trưởng thành rồi, không non đâu. Con thấy rồi, gớm bằng hạ tmít con rồi chứ bé gì nữa…”. Nghe tôi reo lên như vậy, bố nhanh tay lấy cái bát để đựng. Đây rồi, đây rồi, sẽ từng quả một - tôi lẩm bẩm. “Khéo không mẻ hoặc sót đấy” - bố tôi nhắc. “Bố yên tâm đi!”. Dứt lời, tôi dùng hai ngón tay kẹp vào một quả mềm mềm, nhẹ nhàng lôi ra. Nhưng khi tôi thả xuống bát thì bố tôi quay vội đi, kêu lên: “Trời ơi là trời…”.
Mẹ tôi từ trong nhà, hỏi hốt hoảng: “Cái gì thế?”. Bố tôi thất vọng đáp: “Đặt nước lên chuẩn bị làm lông chứ còn cái gì”.Tôi cứ không muốn tin vào mắt mình khi trong bát, thay vì quả cật mầu trắng hình hạt mít, là một quả tròn mầu nâu, quê tôi gọi là quả tối.
Mất quả tối,con gà sẽ chết. Sau này, khi ai đó mách với bố là tôi biết viết truyện, được in báo, ông cười toáng lên, bảo:“Bác cứ đùa? Đến dễ như thiến gà nó còn chẳng làm được nữa là!”.
- Cùng chuyên mục
Cách một hãng cà phê Việt mở rộng thị phần, giữa bão giá mặt bằng
Nhiều ý kiến cho rằng, việc vận hành Drive-thru của Highlands Coffee là một cách thức kinh doanh hay, nhiều cửa hàng F&B của Việt Nam có thể học hỏi để tối ưu chi phí thời bão giá.
Phong cách - 02/07/2025 15:14
Ông Trump leo thang căng thẳng với Elon Musk, dọa cắt hỗ trợ cho Tesla và SpaceX
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba đã đe dọa cắt giảm hàng tỷ USD tiền trợ cấp mà các công ty của Elon Musk nhận được từ chính phủ liên bang, trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ông và người giàu nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Phong cách - 02/07/2025 08:24
Tỷ phú Elon Musk tiếp tục khẩu chiến với Tổng thống Trump
Tỷ phú Elon Musk hôm 30/6 đăng các dòng trạng thái, chỉ trích gay gắt dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ của Tổng thống Donald Trump, đồng thời kêu gọi thành lập một đảng chính trị mới ở Mỹ.
Phong cách - 01/07/2025 13:44
Các thành phố giàu nhất châu Âu trong năm 2025
Cho dù bạn đang nghĩ đến việc chuyển đến nơi làm việc, khám phá nơi đầu tư hay chỉ quan tâm đến các điểm nóng kinh tế của châu Âu, việc biết được thành phố nào dẫn đầu về sự giàu có sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai tài chính của khu vực.
Phong cách - 01/07/2025 07:42
Lần đầu tiên Việt Nam có mặt trong đêm chung kết DIFF
Đội Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam) và đội Jiangxi Yanfeng (Trung Quốc) đã giành quyền tranh tài vào đêm chung kết Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025.
Phong cách - 30/06/2025 07:00
Vòng loại DIFF 2025 khép lại ngoạn mục với pháo hoa Hàn Quốc - Ý
Sau năm đêm tranh tài mãn nhãn, vòng loại Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng - DIFF 2025 chính thức khép lại tối 28/6, bằng màn thi đấu rực lửa giữa hai đại diện Hàn Quốc và Ý.
Phong cách - 29/06/2025 08:25
Bên trong những dinh thự xa hoa của các ông trùm dầu mỏ thế giới (phần 2)
Khi nói đến các dinh thự của các ông trùm dầu mỏ thế giới, người ta nói đến sự xa hoa, xa xỉ và đắt đỏ mà người bình thường khó có thể hình dung được.
Phong cách - 28/06/2025 09:03
Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa
Ngày 26/6, UBND TP. Hà Nội tổ chức hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 24 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025).
Phong cách - 27/06/2025 11:04
Át chủ bài của Apple có giúp hãng này giành lại vị thế?
"Những người anh em" iPhone 17 dự kiến ra mắt tháng 9 được kỳ vọng sẽ mang lại cú hích lớn cho Apple. Tuy nhiên, át chủ bài thực sự của hãng này, là chiếc điện thoại gập sẽ sản xuất vào năm sau.
Phong cách - 27/06/2025 06:45
Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa
Ngày 26/6, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025).
Phong cách - 26/06/2025 15:13
Bên trong những dinh thự xa hoa của các ông trùm dầu mỏ thế giới
Những ông trùm dầu mỏ của hành tinh nổi tiếng là xa hoa khi nói đến bất động sản. Họ đã xây dựng hoặc mua mọi thứ, từ những dinh thự và nhà phố rộng lớn cho đến một tòa nhà chọc trời.
Phong cách - 26/06/2025 07:56
Nỗi lo 'cha làm con phá' trong gia đình giàu nhất châu Á
Khi sắp bước sang độ tuổi 70, tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani đang lên kế hoạch để chuyển giao quyền lực cho 3 người con. Quá trình được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Phong cách - 25/06/2025 15:43
Một trường Đại học tại TP.HCM muốn giảm 50% học phí cho doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và startup sẽ được hưởng chính sách ưu đãi 50% học phí cho chương trình E-MBA chuyên biệt về lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và phát triển thương hiệu, để cùng nhau thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.
Phong cách - 25/06/2025 07:30
10 đất nước có nhiều triệu phú nhất thế giới
Đối với nhiều người trong chúng ta, có hàng triệu USD trong ngân hàng là một giấc mơ nhưng thực tế là trên thế giới, số lượng triệu phú ngày càng nhiều hơn.
Phong cách - 24/06/2025 10:31
Những điểm du lịch sang chảnh nhất thế giới và lựa chọn tiết kiệm nhất
Bạn không có nhiều tiền nhưng vẫn muốn trải nghiệm tại một số điểm du lịch sang chảnh và đắt đỏ nhất thế giới? Dưới đây là gợi ý các lựa chọn thay thế miễn phí hoặc rẻ hơn, nhưng cũng tuyệt vời không kém.
Phong cách - 23/06/2025 10:26
Bồ Đào Nha và Anh tranh tài pháo hoa trên sông Hàn
Tối 21/6, khán giả và du khách tận hưởng đêm thi có số lượng pháo hoa nhiều nhất vòng loại, với hai màn trình diễn đầy bất ngờ của hai đội thi Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh.
Phong cách - 22/06/2025 07:02
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'