Tín hiệu mới đồng ý cho Ngân hàng phá sản?

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Đây phải chăng là một trong những tín hiệu mới, tích cực để ngân hàng Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường, có thể phá sản khi không còn đủ năng lực hoạt động?
NGUYỄN THOAN
20, Tháng 06, 2017 | 08:57

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Đây phải chăng là một trong những tín hiệu mới, tích cực để ngân hàng Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường, có thể phá sản khi không còn đủ năng lực hoạt động?

newsmanager130125505-1459930908627

 Tín hiệu mới đồng ý cho Ngân hàng phá sản?

Theo đó, Quyết định quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Đối tượng áp dụng bao gồm: Người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Theo quyết định, kể từ ngày 5/8/2017 số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.

Như vậy, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8 sẽ tăng 50% so với quy định hiện hành là tối đa 50 triệu đồng.

Câu chuyện bảo hiểm tiền gửi gần đây được dư luận quan tâm khi có những thông tin về việc Chính phủ đồng ý cho các ngân hàng phá sản. Cụ thể, trong dự thảo Luật Tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu, một trong những quy định được cho là sẽ tạo sự đột phá với tái cơ cấu ngân hàng của dự thảo là phương án cho phá sản với các ngân hàng yếu kém. Khi phương án này được đưa ra đã gây nhiều tranh cãi và điều đầu tiên được bàn đến là quyền lợi của người gửi tiền.

Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định rất cụ thể về vấn đề này. Mức tiền bồi thường tối đa mà các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại các TCTD bị phá sản nhận được là 50 triệu đồng.

Theo đó, nhiều chuyên gia ủng hộ để các ngân hàng phá sản theo quy luật thị trường lên tiếng cho rằng mức tiền gửi này hiện không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, cần được nâng lên để người dân an tâm hơn.

Vì thế, quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng được coi là một động thái tích cực, mong muốn giảm rủi ro cho người gửi tiền khi các nhà băng bắt buộc phải phá sản.

Cùng chung những quan điểm trên, tuy nhiên chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành còn cho rằng, việc cần kíp hơn cả không chỉ là nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi, mà còn phải phổ biến quy chế, pháp luật rõ ràng tới từng người dân. Để khi mang tiền đi gửi, mỗi người dân đều có ý thức rằng, họ gửi tiền là đang đầu tư và phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm.

"Nếu ngân hàng buộc phải phá sản, người gửi tiền cần đồng hành cùng rủi ro đó và dù có gửi số tiền lên tới hàng tỷ đồng thì cũng chỉ có thể nhận về tối đa 50 triệu đồng (sắp tới là 75 triệu đồng) bảo hiểm tiền gửi theo quy định sẵn có mà thôi", ông Thành nhấn mạnh.

Quyết định 21/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm của Chính phủ quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 5/8/2017.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ