Tín dụng tăng cao, GDP tăng thấp, cần xem lại đường đi của dòng vốn

Nhàđầutư
Tại diễn đàn Quốc hội, đã có những ý kiến đề nghị xem lại đường đi của dòng vốn trong thời gian qua khi tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại thấp so với cùng kỳ của các năm gần đây.
ĐÌNH VŨ
22, Tháng 05, 2017 | 11:49

Nhàđầutư
Tại diễn đàn Quốc hội, đã có những ý kiến đề nghị xem lại đường đi của dòng vốn trong thời gian qua khi tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại thấp so với cùng kỳ của các năm gần đây.

4423_tang-truong-bong-bong

Tín dụng tăng cao nhất trong 3 năm, cần phân tích khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 

Phát biểu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, phân tích tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn bộc lộ một số khó khăn, thách thức.

Cụ thể, việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 tiếp tục với những yếu tố biến động có thể ảnh hưởng đến đầu tư, thương mại, tỷ giá, lạm phát, nợ công... của nước ta. Những yếu tố đó bao gồm: Làn sóng dân túy tiếp tục lan rộng và sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ và Trung Quốc - nhân tố có khả năng gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam. 

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 khó đạt 6,7%

Theo ước tính của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, tăng trưởng kinh tế quý I/2017 của Việt Nam ước tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây và chưa thật sự bền vững.

Tăng trưởng thấp chủ yếu là do khu vực công nghiệp – xây dựng giảm so với cùng kỳ, trong đó các nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, khai khoáng, điện tử, máy tính, xây dựng đều sụt giảm, thậm chí giảm sâu so với cùng kỳ năm 2016 và tổng cầu gặp khó khăn.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế năm là 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%. Tuy nhiên, với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.

Một số ý kiến đề nghị phải thực hiện các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, nhưng kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chất lượng tăng trưởng, bảo đảm tính bền vững.

Tăng trưởng quý I/2017 ở mức thấp có nguyên nhân từ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế diễn ra một cách chậm chạp, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào các ngành khai khoáng, chưa tìm được động lực mới thay cho công nghiệp khai khoáng và chưa tận dụng khai thác được thị trường nội địa.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.

Tăng trưởng tín dụng cao, vẫn lo bong bóng bất động sản

Cũng trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (cùng kỳ năm 2016 tín dụng tăng 3,89%, cùng kỳ năm 2015 tín dụng tăng 3,97%).

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về “bong bóng bất động sản” như thời gian trước đây (số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2016 là 3.126 doanh nghiệp, tăng 83,9%).

Lo ngại trên được cho là căn cứ trên hai đối số là tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP 4 tháng đầu năm. Cụ thể, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng quý I được đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Còn tăng trưởng GDP quý I lại được đánh giá là thấp nhất so với những năm gần đây. Đây có thể coi là một nghịch lý, gây lo ngại có thể doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh không hấp thụ được vốn hoặc vốn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. 

Cùng với những con số trên, báo cáo còn cung cấp thêm số liệu thâm hụt ngân sách và nợ công ở mức cao, tiếp tục gây sức ép trả nợ và tạo rủi ro đối với phát triển bền vững của nền kinh tế.

Chi đầu tư phát triển từ ngân sách trong 4 tháng đạt mức thấp (19,2%), gây áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có biện pháp khắc phục.

Một số dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn còn chậm. Có ý kiến cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội do dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 khó đạt 6,7% trong khi thực hiện chi chuyển nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2016 sang năm 2017 và vốn vay ODA thực tế cao hơn so với dự toán.

Tính đến 27/3/2017, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 61,5%, trong đó nợ Chính phủ khoảng 51%GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh 9,8%GDP và nợ chính quyền địa phương khoảng 0,7%GDP. Dự kiến đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 64,6%GDP (GDP kế hoạch năm 2017 là 4.800.000 tỷ đồng). Số vốn trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2016 chưa phân bổ chuyển nguồn sang năm 2017 để thực hiện khoảng 12,5 ngàn tỷ đồng./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ