Tìm lời giải cho mục tiêu 5.000 km cao tốc

ANH PHONG
13:40 14/05/2021

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc là mục tiêu quan trọng, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu trên là bài toán không hề đơn giản.

cao-toc-4417-1597638319-1

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án cao tốc Bắc-Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện tờ trình Bộ Chính trị về chủ trương triển khai thực hiện mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc” và chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam cho giai đoạn này.

Mục tiêu đặt ra là rõ ràng, sự cần thiết cũng không cần phải bàn cãi, tuy nhiên, để huy động được nguồn lực nhằm hiện thực hoá mục tiêu trên - theo nhiều chuyên gia về giao thông - lại là điều không hề đơn giản, nếu không nói là bài toán khó trong giai đoạn hiện nay.

Khu vực phía Bắc sẽ đầu tư hoàn thành 3 tuyến dài 363 km (Mộc Châu-Sơn La, Phú Thọ-Chợ Bến, Vành đai 5 TP. Hà Nội). Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đầu tư hoàn thành 3 tuyến dài 299 km (Vinh-Thanh Thủy, Quy Nhơn-Pleiku, Bảo Lộc-Liên Khương).

Khu vực phía nam đầu tư hoàn thành 2 tuyến dài 170 km (Vành đai 4 TPHCM và Gò Dầu-Xa Mát). Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành 2 tuyến dài 207 km (Hà Tiên-Rạch Giá và Hồng Ngự-Trà Vinh).

Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, để đạt mục tiêu có khoảng 5.000 km vào năm 2030, ngoài việc hoàn thành 1.176 km khởi công trong giai đoạn 2021-2025, cần đầu tư hoàn thành thêm tối thiểu 874 km đường bộ cao tốc.

Theo đó, để bảo đảm hoàn thành mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu trong từng thời kỳ trung hạn làm cơ sở cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng cân đối nguồn lực, sẽ kêu gọi đầu tư thêm một số tuyến cao tốc thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về phương án tài chính, đại diện Vụ Đối tác công tư (PPP) Bộ GTVT cho biết, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án cao tốc trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 350.936 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 219.523 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 131.413 tỷ đồng.

Đối với nguồn ngân sách Nhà nước, Chính phủ đã giao các địa phương cân đối nguồn, chủ trì thực hiện 37.168 tỷ đồng, ngân sách Trung ương cần bố trí 182.355 tỷ đồng, trong đó đã cân đối được 138.000 tỷ đồng, đang còn thiếu khoảng 44.355 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án cao tốc trong kỳ trung hạn 2026-2030 khoảng 395.670 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Nhà nước 209.164 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách 186.506 tỷ đồng.

Nhìn vào cơ cấu vốn, có thể thấy vốn ngân sách phải bỏ ra là rất lớn. Giải đáp vấn đề này, đại diện Vụ PPP cho biết, sẽ sử dụng nguồn lực Nhà nước phân bổ theo đầu tư công trung hạn, cân đối bổ sung từ nguồn vượt thu, nguồn dự phòng đầu tư công, nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương.

Đồng thời, sử dụng nguồn thu phí trên các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, các nguồn tài trợ, vay ưu đãi vốn ODA để đầu tư và cơ quan thẩm quyền xem xét tăng tỷ trọng nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới.

Một vướng mắc nữa cũng cần lời giải, đó là việc huy động nguồn lực tư nhân. Thực trạng thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông thời gian qua cho thấy đang gặp nhiều bất cập, từ chính sách, cam kết Nhà nước cho đến nguồn vốn tín dụng. Điều này khiến các nhà đầu tư tư nhân không mấy mặn mà khi được mời gọi tham gia các dự án giao thông.

Minh chứng rõ ràng nhất là việc 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo kế hoạch ban đầu được triển khai theo hình thức PPP đến nay mới chỉ 2 dự án ký kết được hợp đồng, 5 dự án phải chuyển đổi đầu tư công.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS-TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cho biết, nhiều nhà đầu tư đã gửi kêu cầu lên Hiệp hội rằng họ làm xong dự án đáp ứng đúng hoặc vượt tiến độ, vốn không tăng, đảm bảo chất lượng công trình đúng cam kết trong hợp đồng dự án nhưng cơ quan quản lý không hỗ trợ kịp thời và đủ vốn như đã hứa, hoặc đơn phương không thực hiện cam kết như bớt trạm thu phí, không thực hiện lộ trình tăng giá phí ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.

"Hậu quả để lại là nhà đầu tư BOT nản chí, không hào hứng tham gia các dự án BOT", PGS-TS. Trần Chủng chia sẻ.

Đối với vốn tín dụng, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch Hiệp hội VARSI cho biết thực trạng, có nhiều ngân hàng kiên quyết “lắc đầu”, nói không với cho vay để thực hiện dự án BOT giao thông.

"Nếu chúng ta xác định ưu tiên thu hút khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng thì cần có chính sách đi kèm để tạo nguồn vốn”, ông Trần Văn Thế chia sẻ.

Về vấn đề này, nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nhà đầu tư, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ hình thành gói tín dụng để hỗ trợ vay vốn cho các dự án giao thông đầu tư theo hình thức PPP và bổ sung các dự án đường bộ cao tốc vào đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Nghị định 32/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước và mở rộng cho một số ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành một số cơ chế, chính sách để thực hiện như, nâng mức vốn Nhà nước tham gia dự án PPP lên trên 50% tổng mức đầu tư dự án (Luật PPP quy định vốn góp của Nhà nước không vượt quá 50%); kết hợp sử dụng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương… nhằm bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung huy động nguồn lực đầu tư hoàn thành 871 km cao tốc để đến năm 2025, cả nước có khoảng 2.950 km đường bộ cao tốc và phấn đấu khởi công mới khoảng 1.176 km.

Cụ thể, một số dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông (hoàn thành 375 km, khởi công 387 km); khu vực phía bắc đưa vào khai thác 2 tuyến dài 74 km (Cửa khẩu Hữu Nghị-TP. Lạng Sơn, Chợ Mới-Bắc Kạn) và khởi công 4 tuyến cao tốc dài 337 km (Vành đai 4 TP. Hà Nội, Hòa Bình-Mộc Châu, Đồng Đăng-Trà Lĩnh, tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài-Lào Cai).

Đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành 2 tuyến cao tốc dài 139 km (Hòa Liên-Túy Loan, Dầu Giây-Tân Phú-Bảo Lộc) và khởi công tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột-Vân Phong dài 105 km.

Khu vực phía nam hoàn thành 2 tuyến cao tốc dài 147 km (Biên Hòa-Vũng Tàu, Chơn Thành-Đức Hòa) và khởi công 3 tuyến mới dài 194 km (Vành đai 3 TPHCM, TPHCM-Mộc Bài, TPHCM-Chơn Thành).

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành 3 tuyến dài 136 km (Mỹ An-Cao Lãnh, Cao Lãnh-Rạch Sỏi, An Hữu-Cao Lãnh) và khởi công 2 tuyến cao tốc dài 153 km (Châu Đốc-Cần Thơ, Sóc Trăng-Trần Đề).

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34