Tìm động lực để Nghi Xuân trở thành cực phát triển của Hà Tĩnh

Nhàđầutư
Nghi Xuân được đánh giá có vị trí địa lý thuận lợi để trở thành một vùng đô thị - cực phát triển kinh tế quan trọng của Hà Tĩnh, song tiềm năng sáng này vẫn chưa có một động lực đủ lớn để "đánh thức".
NGHI ĐIỀN
31, Tháng 08, 2019 | 18:07

Nhàđầutư
Nghi Xuân được đánh giá có vị trí địa lý thuận lợi để trở thành một vùng đô thị - cực phát triển kinh tế quan trọng của Hà Tĩnh, song tiềm năng sáng này vẫn chưa có một động lực đủ lớn để "đánh thức".

Screen Shot 2019-08-31 at 3.36.54 PM

Hội thảo được chủ trì bởi Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu Tư - TS. Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Huyện uỷ Nghi Xuân ông Phan Tấn Linh và Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân ông Nguyễn Hải Nam

Cần sự quan tâm cấp độ Trung ương

Trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 550 năm thành lập huyện Nghi Xuân (1469-2019), sáng 31/8, huyện Nghi Xuân phối hợp Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức Hội thảo khoa học: "Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Nghi Xuân giai đoạn 2020-2030 và những năm tiếp theo".

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, quy hoạch đầu ngành, đại diện các Bộ, ngành Trung ương và một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) trong bài tham luận của mình nhận định trong 10 năm qua, Nghi Xuân đã đạt được nhiều thành quả phát triển kinh tế - xã hội đáng tự hào. Tuy nhiên quy mô kinh tế còn khiêm tốn: tổng thu ngân sách năm 2019 ước đạt 350 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng (tương đương 62% cả nước). Kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông và ngư nghiệp, chưa phát huy được lợi thế địa lý, cũng như thiếu cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư.

Tiếp lời, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định: "Chúng ta hay nói phải tháo gỡ cơ chế này kia. Nhưng ở cấp độ huyện Nghi Xuân có tự tháo gỡ được không, Tôi nói luôn là không, tỉnh Hà Tĩnh cũng rất khó thay đổi mà nó phải là cấp Trung ương. Phải có tư duy đột phá để đón đầu khả năng phát triển của Nghi Xuân, chứ nếu cứ tiến từng bước từ đô thị loại 4, đến loại 3, loại 2, loại 1 thì không ăn thua, mà bài học của TX. Kỳ Anh với tầm nhìn trở thành cực phát triển phía Nam vẫn còn đó".

Nói thêm về tiềm năng phát triển của Nghi Xuân, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ (Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất) đánh giá hiếm có địa phương nào có tiềm năng như Nghi Xuân, với phần lớn diện tích là đồng bằng, có sông, biển, núi, hưởng lợi lớn từ hạ tầng của TP. Vinh như cảng biển, sân bay quốc tế, ga tàu. Tuy nhiên để phát huy được, cần có quy hoạch đồng bộ, khu nào làm du lịch, khu nào làm dân cư, khu công nghiệp, rồi nước sạch, xử lý rác thải, cần phải được làm rõ với tầm nhìn dài hạn.

"Một con đại bàng phát hiện con mồi từ 5km và chỉ hướng tới mục tiêu đó. Chúng ta muốn phát triển Nghi Xuân có tầm nhìn xa, cần đặt địa phương trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh, của vùng. Sau đó xét theo quy hoạch rồi đưa ra từng bài toán cho các nhà đầu tư, tránh làm ngược lại, chạy theo nhà đầu tư để rồi phát triển manh mún, chắp vá. Khi đó chính nhà nước phải bỏ tiền ra sửa quy hoạch rồi giải phóng mặt bằng, rất lãng phí và kéo lùi sự phát triển chung. Đây là thực trạng phổ biến hiện nay", Tiến sĩ Thọ phát biểu.

Screen Shot 2019-08-31 at 3.42.48 PM

Hội thảo có sự tham gia và đóng góp tham luận từ nhiều chuyên gia kinh tế, quy hoạch đầu ngành, cũng như các cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương

"Đừng để nghèo vì quá tiềm năng"

Về quan điểm phát triển, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng Nghi Xuân đang bối rối lựa chọn hướng quy hoạch: "Nghi Xuân nghèo vì quá tiềm năng, vì chưa thể biến cái tiềm năng đó ra 'tiền mặt'. Xác định du lịch là lợi thế lớn nhưng hiện nay đóng góp chưa đáng kể, mà chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thuỷ sản. Mà bản thân các ngành này cũng đang thụt lùi so với các huyện khác trong tỉnh. Vậy thì đâu là hướng đi bền vững, khả thi của vùng đô thị Nghi Xuân?".

"Nếu xác định làm công nghiệp, hay hướng tới một đô thị gồm nhà kính hay bê tông thì rất khó bởi không thể cạnh tranh được với TP. Vinh chứ chưa đề cập đến nhiều đô thị ven biển khác, thì làm sao thu hút được nguồn vốn đầu tư. Tôi cho rằng phát triển kinh tế - xã hội của Nghi Xuân phải gắn với bản sắc nơi đây, với những giá trị không nơi nào có. Nghi Xuân là địa phương hiếm hoi trên cả nước có danh nhân, di sản vật thể, phi vật thể mang tầm cỡ thế giới với giá trị văn hoá rất lớn. Tại sao chúng ta không đẩy mạnh cái chất riêng đấy, khi mà dễ dàng đạt được sự đồng thuận trong xã hội, chứ không gây tranh cãi như nhiều địa phương khác", Tiến sĩ Thành nhận định.

Với vai trò một nhà khoa học, Phó Chủ tịch Quốc Hội, Tiến sĩ Uông Chu Lưu cho rằng phát triển Nghi Xuân phải đặt trong bối cảnh của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Ông Uông Chu Lưu đánh giá cao tiềm năng phát triển của địa phương, song lưu ý Nghi Xuân cần xác định rõ các ngành trọng điểm chứ không nên đầu tư dàn trải.

"Chúng ta cứ nói phát triển du lịch, rồi nông nghiệp. Tuy nhiên vấn đề là làm sao để phù hợp với tình hình địa phương đồng thời tạo ra giá trị cạnh tranh. Ví dụ như thời tiết ở Nghi Xuân rất khắc nghiệt, mùa đông thì rét, mùa hè thì rất nóng, không dễ để cạnh tranh với các nơi khác, thì để làm du lịch biển được, phải kết hợp với chuỗi giá trị đặc sắc của địa phương. Rồi nông nghiệp thì tiếp tục lối truyền thống hay phải hướng tới nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao nhằm gia tăng sản lượng cũng như phẩm chất của sản phẩm. Nghi Xuân ở ngay cạnh TP. Vinh, mặc dù khác nhau về địa bàn quản lý nhà nước, song lại là lợi thế lới so với các huyện khác của Nghệ An như Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Thị trường hàng trăm nghìn dân của TP. Vinh là dư địa rất lớn để Nghi Xuân phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, như các loại trái cây chẳng hạn", Phó Chủ tịch Quốc hội gợi ý cho lãnh đạo huyện Nghi Xuân cũng như tỉnh Hà Tĩnh có mặt tại buổi Hội thảo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ