Non nước Hương Sơn Hà Tĩnh

Nhàđầutư
Nhắc tới Hương Sơn, Hà Tĩnh là nhắc tới tiềm năng của một huyện trung du miền núi, bởi nơi đây có cả đàn hươu sao hoang dã hàng vạn con, với kho báu tài nguyên rừng vàng xanh trùng điệp, là địa chỉ xanh về du lịch sinh thái cho những ai đam mê khám phá về miền sơn cước này.
ANH BÌNH - CTV
25, Tháng 08, 2019 | 07:36

Nhàđầutư
Nhắc tới Hương Sơn, Hà Tĩnh là nhắc tới tiềm năng của một huyện trung du miền núi, bởi nơi đây có cả đàn hươu sao hoang dã hàng vạn con, với kho báu tài nguyên rừng vàng xanh trùng điệp, là địa chỉ xanh về du lịch sinh thái cho những ai đam mê khám phá về miền sơn cước này.

Đất và rừng Hương Sơn

Hương Sơn là huyện miền núi trung du trải dài theo dải Trường Sơn giống như cung đàn xanh chạy dọc biên giới Việt - Lào, phía Tây là dãy Giăng Màn, nhiều ngọn núi cao chót vót như đỉnh Bà Mụ cao 1.367m, núi Giăng Màn 931m, rú Bành 646m thuộc xã Sơn Kim. Càng đi về phía Đông, các ngọn núi càng thấp dần với độ cao không quá 400m. Vùng miền hạ Hương Sơn có dãy núi Thiên Nhẫn và dãy Đại Hàm với ngọn núi Mồng Gà nhô lên cao chót vót án ngự nơi địa phận xã Sơn Bình.  

A_0519

Đua thuyền trên sông Ngàn Phố

Sông Ngàn Phố trong xanh chảy mãi vô cùng nhắc tới Hương Sơn là nhắc tới tiềm năng rừng, rừng Hương Sơn không chỉ là kho báu vàng xanh mà còn là địa chỉ xanh về du lịch sinh thái cho những ai đam mê khám phá sự kỳ ngộ của miền sơn cước. Hương Sơn được trời đất kiến tạo cho những thảm thực vật và động vật vô cùng phong phú.

Từ hàng triệu năm nay, những cánh rừng nguyên sinh đã sinh tồn và phát triển nhiều gỗ quý như trắc, sến, pơ-mu, lim, dỗi, vàng tâm... cùng các loài chim, muông thú như công, trĩ, voi, hổ, trăn hoa, đặc biệt nghề nuôi hươu ở Hương Sơn phát triển một cách kỳ diệu, hiệu quả đưa lại kinh tế rất cao.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Uông Kim Yến cho biết, Hương Sơn có tổng đàn hươu đạt trên 35.000 con trong đó chủ yếu là hươu đực lấy nhung, trong đó có những hộ gia đình nuôi cả đàn hươu trên dưới 30 con, phong trào phát triển đàn hươu đã nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình, góp phần duy trì, phát triển bảo tồn đàn hươu loài động vật quý hiếm cho đất nước.

hs

Lê hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Người Hương Sơn từ miền thượng xuống miền xuôi họ luôn tự hào về con sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa, đẹp như trong truyện cổ tích. Một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng ấy cũng đã từng gây ra biết bao trận cuồng phong, bão tố, lũ quét nhưng cũng bồi trúc cho đôi bờ phù sa màu mỡ, cây cối sum suê. Mùa hạ đến, mít, chè, trám, bưởi đầy vườn, mùa đông cam bù vàng đỏ đầy ắp khắp các phiên chợ.

Ông Nguyễn Đệ ở Sơn Tây cho biết, sông Ngàn Phố bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nơi biên giới Việt - Lào, nước từ nhiều khe suối, chảy về các nhánh sông Nước Sốt, Rào Mắc, Rào Bống, Rào Qua đi qua nhiều làng xã với chiều dài hơn 69 km đổ về hội tụ thành sông Ngàn Phố về hội nhập tại ngã ba bến Tam Soa, xuôi về sông La.

Sông Ngàn Phố qua biết bao thăng trầm biến cố của lịch sử, sông vẫn thủy chung và ân nghĩa che chở, cưu mang người và đất Hương Sơn, cho mỗi số phận, mỗi cuộc đời trong  mưu sinh. Với dân vạn đò, sông Ngàn Phố thường xuyên cung cấp nguồn tôm, cá cho dân cư sông đôi bờ bằng nghề tung chài thả lưới, với người quen giao thương buôn bán từ Hương Sơn ra tận TP. Vinh (Nghệ An) thì sông Ngàn Phố chính là “hệ thống đường thủy quan trọng” của hàng trăm năm trước đây.

Tình đất, tình người Hương Sơn

Theo một số học giả nghiên cứu về lịch sử đất và người Hương Sơn thì từ xa xưa tới nay, Hương Sơn luôn có thế mạnh về rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích đất để trồng cây công nghiệp và đồi cỏ để chăn nuôi đại gia súc khá mênh mông.

Nhà Nguyễn đã từng lập đồn điền ở trại Giàm. Thời thuộc Pháp, ở Hương Sơn có rất nhiều đồn điền lớn như đồn Phe Rây ở Sông Con, Booc-đê ở Hà Tân, Cu Đúc ở Voi Bổ... những đồn điền này đều được người Pháp khai khẩn hàng trăm ha để trồng cà phê, đay và chăn thả trâu, bò, hươu sao. Ngoài trâu, bò, hươu nai được thuần hóa lâu đời và thịnh hành, Hương Sơn còn nổi tiếng về một món ăn ẩm thực hiếm nơi nào có được đó là loài cá mát ở các khe, suối đá nơi thượng nguồn.

A_0506

 

Cho đến thế kỷ XXI, Hương Sơn đã được nhiều du khách quốc tế biết đến với 2 thế mạnh là chăn nuôi và trồng trọt nông nghiệp công nghê cao như cây chè Hương Sơn đã trở thành tại các vùng Tây - Kim - Lĩnh. Vùng đất, con người Sơn Kim đã trở thành những “làng chè công nhân của Xí nghiệp chè Tây Sơn” hay “làng chè của Tổng đội TNXP lập nghiệp Tây Sơn”. Hàng năm, những làng chè này đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng trăm tấn chè búp khô nổi tiếng, tạo ra lợi nhuận đáng kể về kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra Hương Sơn còn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trong thời hội nhập đối với các nhà đầu tư. Con người nơi đây không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động mà còn rất thông minh, bởi truyền thống hiếu học, trọng thầy, yêu chữ luôn da diết với quê hương, đất nước khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, thị trấn Tây Sơn…

Nói về du lịch văn hóa sinh thái cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, nơi hội tụ những cánh rừng già tạo thành chuổi du lịch sinh thái đầy ắp gỗ quý, suối nước nóng Sơn Kim, Núi Nầm…Nói về du lịch tâm linh, Hương Sơn có nhiều đền thờ, địa danh lịch sử, danh nhân nổi tiếng minh chứng hùng hồn cho vùng đất tụ nghĩa, luôn được nhân dân ngưỡng vọng để tri ân như Khu mộ  Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đền Chiêu Trưng, Chùa Cao, chùa Tượng Sơn..

“Hương Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư. Con người nơi đây không chỉ cần cù trong lao động mà còn rất thông minh, sáng tạo, có truyền thống hiếu học, trọng thầy, yêu chữ và yêu quê hương, đất nước”, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ nói.

Hương Sơn xưa thuộc huyện Dương Toại, quận Cửu Đức, Hoan Châu. Mùa thu năm 2019 này, Hương Sơn tròn 550 tuổi - tính từ thời điểm vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ hành chính cả nước (năm 1469), và đổi tên từ huyện Đỗ Gia thành huyện Hương Sơn. Hơn nửa thiên niên kỷ đồng hành cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hương Sơn đã, đang đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực không ngừng để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 6.548 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt 46,23 triệu đồng/người (tăng 37,02% so với năm 2015). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 92,05 tỷ đồng. Hộ nghèo còn 5,56%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 85%. Có 16/30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 31/32 trạm y tế, 61/68 trường đạt chuẩn Quốc gia; trên 90% thôn, khối phố đạt danh hiệu văn hóa.

Hưởng ứng cuộc phát động thi đua chào mừng Kỷ niệm 550 năm thành lập huyện Hương Sơn (1469 - 2019), từ đầu năm đến nay, các tổ chức, địa phương, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện đã đóng góp, hỗ trợ xây dựng nhiều công trình ý nghĩa với tổng trị giá trên 213 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ