Tiền lương trong khu vực ngoài Nhà nước: Cần điều chỉnh lương tối thiểu thường xuyên

Nhàđầutư
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố ấn phẩm “Tóm tắt chính sách về tiền lương trong khu vực ngoài Nhà nước”. Đây là ấn phẩm vô cùng quan trọng liên quan đến tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể về tiền lương tại Việt Nam.
PHONG CẦM
14, Tháng 05, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố ấn phẩm “Tóm tắt chính sách về tiền lương trong khu vực ngoài Nhà nước”. Đây là ấn phẩm vô cùng quan trọng liên quan đến tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể về tiền lương tại Việt Nam.

P1020765

ILO khuyến nghị Việt Nam cần điều chỉnh lương tối thiểu thường xuyên 

Áp dụng ở hầu khắp các quốc gia

ILO cho biết, trong khu vực thị trường, tiền lương thường được điều chỉnh thông qua đàm phán tự nguyện, theo hình thức cá nhân hoặc tập thể, giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do cần thiết phải bảo vệ người lao động ở dưới đáy của thị trường lao động, là những đối tượng dễ bị tổn thương bởi mức lương cực thấp và sự bóc lột lao động, các công cụ chính sách quy định tiền lương tối thiểu bắt buộc được thiết lập và áp dụng ở hầu khắp các quốc gia.

Đồng thời, đàm phán tự nguyện (thương lượng tập thể) giữa người sử dụng lao động và các tổ chức công đoàn, công đoàn doanh nghiệp hay công đoàn ngành, đã trở thành một định chế chính để cùng điều chỉnh mức lương và điều kiện làm việc trong nền kinh tế thị trường nhằm hỗ trợ giải quyết sự mất cân đối về quyền thương lượng giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi được thiết kế chặt chẽ, tiền lương tối thiểu đem lại sự bảo vệ hiệu quả cho người lao động khỏi việc bị trả lương quá thấp mà không tạo ra tác động tiêu cực đối với việc làm. Các minh chứng quốc tế cũng cho thấy thương lượng tập thể góp phần vào sự ổn định xã hội bằng cách giải quyết các mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động bằng một quy trình thống nhất để cùng điều chỉnh mức lương và điều kiện làm việc, phù hợp với cá nhân từng doanh nghiệp hoặc các ngành kinh tế cụ thể, trong khi cho phép người lao động được chia sẻ thành quả tăng trưởng kinh tế và năng suất công việc một cách công bằng.

Kết hợp lại hai yếu tố, tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể đóng góp cho công bằng xã hội và kinh tế, giúp cho xã hội tiến đến tăng trưởng toàn diện đóng góp vào việc ổn định chính trị và xã hội của quốc gia.

Theo ILO, sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm 2013 là một tiến bộ lớn trong chính sách và thông lệ điều chỉnh cơ chế tiền lương của Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới vì những lý do sau:

- Trước năm 2013, Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu không theo kế hoạch, không có sự tham gia đầy đủ của đại diện công đoàn và các tổ chức của người sử dụng lao động, với hai mức lương tối thiểu khác nhau, một mức cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và một mức cho tất cả các doanh nghiệp khác.

- Với sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, việc điều chỉnh lương tối thiểu đã trở thành 1) quy trình có sự tham gia của ba bên (đại diện của Chính phủ, tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động), 2) được thực hiện thường kỳ (có thời gian biểu hàng năm rõ ràng cho việc điều chỉnh lương tối thiểu), 3) thông qua quy trình thể chế của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Hội đồng Tiền lương Quốc gia điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho bốn vùng khác nhau trên cả nước.

Lương tối thiểu tại Việt Nam tăng nhanh giảm mạnh

ILO cũng cho biết, tiền lương tối thiểu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 2013-2016 (khoảng 13-15%) trước khi giảm xuống còn 7% (2017) và 6,5% (2018). Mặc dù mức tăng tiền lương tối thiểu trong giai đoạn 2013-2016 được xem là để bù mức lương tối thiểu rất thấp năm 2012, mức tăng lương tối thiểu quá nhanh cũng tạo ra những quan ngại về sự xói mòn trong khả năng cạnh tranh của ngành xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là giữa người sử dụng lao động có mức lương thấp và ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, da giày và các ngành khác.

Những nội dung thảo luận gần đây về cách thức cải thiện hay điều chỉnh trong sắp xếp xác định tiền lương tối thiểu diễn ra trong bối cảnh nói trên. Làm thế nào để đảm bảo mức độ cạnh tranh về giá của các ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động của Việt Nam trong khi vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn cơ bản cho đời sống của người lao động và gia đình họ là mối quan tâm của chính phủ, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ.

Công thức điều chỉnh tiền lương tối thiểu: Khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu, một số yếu tố thường được cân nhắc gồm: 1) Tốc độ tăng trưởng GDP, được coi như một biện pháp để tăng năng suất, 2) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đảm bảo sức mua của người lao động và gia đình họ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền lương tối thiểu so với mức lương trung vị của tất cả người lao động (được gọi là chỉ số Kaitz) thường được xem xét để đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đối với việc phân bổ tiền lương của toàn bộ lực lượng lao động, trong khi sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các vùng cũng được tính đến khi điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố thay đổi theo thời gian và ở các nước khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia và các giai đoạn phát triển kinh tế. Một số quốc gia (như Bỉ) có công thức điều chỉnh lương tối thiểu hoàn hảo giảm thiểu xung đột giữa các đối tác ba bên, đồng thời tăng tính dự đoán cho các tác nhân kinh tế - Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động. Chính phủ và các đối tác xã hội cần thiết phải xây dựng một tầm nhìn chính sách dài hạn về vai trò của tiền lương tối thiểu và xây dựng sự đồng thuận về công thức điều chỉnh lương tối thiểu.

Về câu hỏi liên quan đến tăng năng suất và tiền lương: Khi lương liên tục tăng nhanh hơn tăng năng suất sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu trên thị trường toàn cầu. Đồng thời, nếu tăng lương chậm hơn tăng năng suất sẽ làm tình trạng phân phối thu nhập giữa người sử dụng lao động và người lao động xấu hơn, dẫn tới giảm tỷ trọng tiền lương trong GDP với những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn đến việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tăng trưởng toàn diện.

Do đó, quan trọng là phải thực hiện cách tiếp cận đảm bảo cân đối giữa tăng năng suất và tăng lương. Đó là lý do tại sao một số nước như Nhật Bản và Singapore, các đối tác ba bên thống nhất một số nguyên tắc về năng suất.

P1020741

Lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 2013-2016 (khoảng 13-15%) trước khi giảm xuống còn 7% (2017) và 6,5% (2018).

Cần điều chỉnh lương tối thiểu thường xuyên

ILO cho rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu cần được thực hiện thường xuyên. Có ba vấn đề chính liên quan đến việc điều chỉnh lương tối thiểu không thường xuyên: 1) Nó xóa bỏ tính dự báo của cơ chế điều chỉnh điều chỉnh mức lương và việc không thể dự báo đó có xu hướng tạo ra môi trường không thuận lợi đối với công tác lập kế hoạch và sự phát triển của doanh nghiệp; 2) Nếu lương tối thiểu được điều chỉnh sau vài năm không điều chỉnh, nó sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh diễn ra đột ngột và với biên độ lớn, gây sốc cho doanh nghiệp và 3) Vì thế, việc quyết định điều chỉnh sẽ khó khăn hơn.

Kết hợp lại, điều này khiến cho các thiết chế điều chỉnh lương tối thiểu không phù hợp và kém hiệu quả. Đó là lý do vì sao ILO đặc biệt khuyến nghị các quốc gia thành viên nên thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu thường xuyên. Hội đồng Tiền lương Quốc gia có thể quyết định không tăng lương tối thiểu trong một vài năm nhưng đó cần phải là quyết định của các đối tác ba bên và cần được thông báo theo thời gian biểu đã xây dựng cho việc điều chỉnh lương tối thiểu.

Về tác động pháp lý của quyết định về lương tối thiểu: Hiện nay, khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia ra quyết định về điều chỉnh lương tối thiểu cho năm tiếp theo, mức lương tối thiểu sẽ được thực thi thông qua nghị định của Chính phủ.

Trên thế giới có nhiều cách thức khác nhau đưa ra hiệu lực của việc điều chỉnh lương tối thiểu. Ở một số quốc gia, lương tối thiểu được điều chỉnh bằng các thỏa ước tập thể thông qua thương lượng tập thể mà không có sự can thiệp của Chính phủ, và thỏa ước tập thể có hiệu lực ràng buộc trong một số ngành hay khu vực nhất định và có thể được thực thi bởi thanh tra lao động. Cách làm này rất hiếm được áp dụng ở Châu Á.

Ở các nước khác (như Mỹ), Quốc hội quyết định mức lương tối thiểu liên bang và có hiệu lực thực thi pháp luật. Ở các nước khác nữa, Tổng thống hay Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Lao động sẽ quyết định hiệu lực pháp lý bằng việc thông báo về quyết định chính thức của họ khi nhận được khuyến nghị của cơ quan điều chỉnh lương tối thiểu. Thông thường, Tổng thống hay Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Lao động được kỳ vọng hoàn toàn tuân theo khuyến nghị của cơ quan điều chỉnh lương tối thiểu mà không sửa đổi gì. Việt Nam có thể cân nhắc việc Thủ tướng có thẩm quyền ra quyết định, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, thay vì việc phải ban hành nghị quyết thường mất nhiều thời gian.

Điều chỉnh lương tối thiểu dựa trên bằng chứng: Hiện nay không rõ lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào. Hệ thống điều chỉnh mức lương tối thiểu đòi hỏi một số điều kiện cốt lõi như: 1) Số liệu thống kê thường xuyên và đáng tin cậy về mức lương và thị trường lao động, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và đối tác xã hội có thể đánh giá các tác động dự kiến của lương tối thiểu đối với vấn đề tiền lương và việc làm; 2) năng lực chuyên môn của ban thư ký cơ quan điều chỉnh lương tối thiểu (Hội đồng Tiền lương Quốc gia) trong việc thu thập và phân tích số liệu thống kê về tiền lương và việc làm và xây dựng báo cáo kỹ thuật cho các nhà hoạch định chính sách ba bên để ra quyết định điều chỉnh mức lương tôi thiểu dựa trên bằng chứng.

Thông thường, cơ quan điều chỉnh lương tối thiểu gồm có các chuyên gia (các nhà nghiên cứu chuyên về luật lao động, kinh tế lao động) có thể trình bày quan điểm và đưa ra khuyến nghị dựa trên năng lực chuyên môn nhằm đánh giá tác động tiềm năng của việc điều chỉnh lương tối thiểu đối với vấn đề việc làm và tiền lương. Việt Nam cũng có thể cân nhắc đưa thêm một số chuyên gia độc lập tham gia quá trình ra quyết định của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ví dụ cụ thể là Ủy ban trả lương thấp của Vương Quốc Anh và Hội đồng Tiền lương Tối thiểu Quốc gia của Hàn Quốc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ