Thương chiến Mỹ-Trung bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart, Target và Macy

Nhàđầutư
Các siêu thị và các nhãn hàng tiêu dùng hàng đầu của Mỹ đã tránh được các thiêt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nhưng thuế quan tăng cao vẫn đã bắt đầu 'gặm nhấm' ngành bán lẻ ở nước này.
HOÀNG AN
24, Tháng 05, 2019 | 11:15

Nhàđầutư
Các siêu thị và các nhãn hàng tiêu dùng hàng đầu của Mỹ đã tránh được các thiêt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nhưng thuế quan tăng cao vẫn đã bắt đầu 'gặm nhấm' ngành bán lẻ ở nước này.

Hồi đầu tháng, chính quyền của ông Trump đã tăng thuế lên tới 25% đánh vào số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD đến từ Trung Quốc. 

Mức thuế mới áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng như hành lý, nệm, túi xách, xe đạp, máy hút bụi và điều hòa không khí. Ngoài ra, chính quyền của ông Trump đe dọa sẽ tiếp tục mở rộng thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc lên số hàng hóa trị giá 325 tỷ USD khác, bao gồm đồ chơi, quần áo, giày dép và đồ điện tử tiêu dùng...

00-02-retail-trade-war-restricted-exlarge Getty Images

Phần lớn các nhà bán lẻ Mỹ nói chi phí tăng thêm do thuế quan tăng sẽ được tính vào giá bán sản phẩm, và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả chi phí đó. Ảnh minh họa của Getty Images

Mặc dù các nhà bán lẻ lớn của Mỹ cho đến nay đã đưa ra nhiều chiến lược để giảm bớt tác động của thuế quan, nhưng họ vẫn cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và người mua hàng Mỹ sẽ phải chịu nhiều chi phí tăng thêm.

Walmart, Target, Home Depot, Kohl's, Macy (M) và các nhà bán lẻ khác cho biết rằng thuế quan đã buộc họ phải thay đổi các dự báo tài chính, cẩn thận điều chỉnh lại mô hình các chuỗi cung ứng và cuối cùng là xem xét việc tăng giá bán sản phẩm tới khách hàng.

Brian Cornell, Giám đốc điều hành Target nói với các nhà phân tích vào hôm thứ Tư: "Chúng tôi lo ngại về thuế quan vì chúng dẫn đến mức giá bán cao hơn cho các sản phẩm hàng ngày tới các gia đình Mỹ".

Home Depot (HD) cho biết mức thuế mới 25% sẽ khiến chi phí của công ty tăng thêm 1 tỷ USD. Về phần Kohl's (KSS) thì cho thấy công ty vốn nhập khẩu khoảng 20% tổng lượng ​​hàng hóa từ Trung Quốc, đã buộc phải giảm lượng nhập khẩu này trong năm nay một phần do chi phí cao hơn từ việc thuế quan tăng.

AutoZone và Nike

Các nhà bán lẻ cho rằng chi phí cao hơn từ thuế quan sẽ buộc họ phải đưa ra quyết định khó khăn: Tăng giá cho người tiêu dùng hoặc buộc phải tăng các chi phí và giảm lợi nhuận.

Hầu hết nói rằng họ sẽ tăng giá, mặc dù không rõ khi nào người tiêu dùng mới có thể thấy chi phí cao hơn trên kệ bán hàng hoặc chính xác là tăng cao hơn bao nhiêu.

00 Nike_Women_Shanghai

Một cửa hàng bán sản phẩm Nike cho nữ ở Thượng Hải. Ảnh Nike

"Chúng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bất kỳ sự gia tăng nào về chi phí nhập khẩu giày đều có tác động trực tiếp đến người tiêu dùng giày dép Mỹ", 'tập thể' các nhà sản xuất da giày như Nike (NKE), Adidas (ADDDF), Foot Locker (FL) và DSW Parent Designer Brand (DBI) đã viết trong một bức thư gửi tới chính quyền Mỹ vào hôm thứ Hai.

Mức thuế quan được đề xuất đánh vào các sản phẩm giày đến từ Trung Quốc sẽ là "thảm họa" đối với người tiêu dùng và ngành công nghiệp giày dép của Mỹ.

William Rhodes, Giám đốc điều hành của AutoZone (AZO) cho biết công ty của ông sẽ buộc phải tăng giá tới người tiêu dùng nếu mức thuế quan mới làm tăng chi phí mua phụ tùng ô tô.

"Nếu chúng tôi thực sự có chi phí cao hơn, chúng tôi buộc phải chuyển những chi phí đó cho khách hàng của mình", ông Rhodes nói với các nhà phân tích hôm thứ Ba.

Walmart (WMT) cũng cho biết họ sẽ tăng giá đối với một số sản phẩm do mức thuế quan mới của chính quyền Trump đánh lên hàng hóa đến từ Trung Quốc, mà nhà bán lẻ này buộc phải nhập khẩu.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để giữ giá thấp. Đó là công việc chính của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi tin chắc rằng thuế quan tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá đối với khách hàng của chúng tôi", Brett Biggie, Giám đốc tài chính của Walmart nói với các phóng viên trong tuần trước.

Thuế quan chính là tâm điểm chú ý trong đợt công bố doanh số mới nhất của các nhà bán lẻ.

00 targer store-LVR

Target phải nhập tới 34% sản phẩm từ Trung Quốc. Ảnh LVR

Theo một phân tích của Factset, 29 nhà bán lẻ trong danh sách S & P 500 ( 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ) đều đã nhắc đến "thuế quan" khi trao đổi với các nhà phân tích trong vòng ba tháng qua, so với chỉ 7 nhà bán lẻ trong cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Trump đã bác bỏ những ảnh hưởng của thuế quan đối với người tiêu dùng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Tư tại một phiên điều trần của Ủy ban Hạ viện rằng ông không hy vọng sẽ có "các chi phí đáng kể" cho người tiêu dùng.

"Tôi không hoàn toàn đồng ý với điều đó", ông Mnuchin nói khi được Đại diện đảng Dân chủ Cindy Axne của Iowa hỏi về việc liệu giá hàng tiêu dùng có bị buộc phải tăng cao hơn vì mức thuế quan gia tăng.

Với đội ngũ cung ứng toàn cầu và quy mô khổng lồ, Walmart, Target (TGT) và các nhà bán lẻ hộp lớn khác ở vị trí tốt hơn hầu hết các công ty cùng ngành khác để xử lý câu chuyện thuế quan này.

Ông Cornell, Giám đốc điều hành của Target nói rằng quy mô lớn và phạm vi rộng của hàng hóa đối với nhà bán lẻ chính là "lợi thế cạnh tranh" và nó cho phép cân bằng tác động của thuế quan không phải "theo cách của một nhà bán lẻ đơn độc".

Tuy nhiên, mức thuế bổ sung 25% đối với tất cả hàng hóa đến từ Trung Quốc sẽ xóa sạch mọi tăng trưởng thu nhập bán lẻ trong 12 tháng tới, theo Greg Melich, nhà phân tích tại Evercore ISI.

Liên kết chính trong chuỗi cung ứng

Các nhà bán lẻ đã mua hầu hết hàng hóa của họ trong những tháng tới, theo các nhà phân tích. Nhưng sự không chắc chắn xung quanh môi trường thương mại khiến họ gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch tồn kho cho kỳ nghỉ đông, Simeon Siegel, nhà phân tích tại Nomura Instinet cho biết.

Các công ty đang "cố gắng lên kế hoạch lâu dài" khi phải sống bên lề của các dòng tweet, ông nói.

Mức thuế quan mới đã diễn ra vào thời điểm tồi tệ khiến các nhà bán lẻ phải đối mặt với sự gián đoạn trực tuyến và tăng chi phí trong lao động và vận chuyển.

Lao động và nhà máy ở Trung Quốc là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ và các công ty nói rằng thực sự có những khó khăn để có thể nhanh chóng điều chỉnh mạng lưới nhà cung cấp vốn đã khá phức tạp của họ.

00-Walmart-superJumbo

Một gian hàng trong siêu thị của Walmart. Ảnh The New York Times

Nhà phân tích Lasser của UBS ước tính Walmart nhập khẩu 26% hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi Target nhập tới 34% sản phẩm từ Trung Quốc.

Các công ty khác, hoạt động trong các lĩnh vực như hàng thể thao, phụ tùng ô tô và các nhà kinh doanh đồ nội thất, thậm chí còn có nhiều tiếp xúc hơn với Trung Quốc.

Nhà phân tích Lasser cho biết chẳng hạn như hàng hóa thể thao của Dick (DKS) nhập khẩu 51% hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi Bed Bath & Beyond (BBBY) nhập khẩu tới 53% hàng hóa từ Trung Quốc.

Các công ty sản xuất giày có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong năm 2017, có tới 72% tổng số các sản phẩm giày được bán ở Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Trung Quốc là một "quốc gia cung ứng nguồn và thị trường tiêu dùng quan trọng đối với chúng tôi", Nike cho biết trong hồ sơ chứng khoán hàng năm của mình.

"Giày dép là một ngành sử dụng nhiều vốn, với nhiều năm lập kế hoạch để đưa ra quyết định tìm nguồn cung ứng và các công ty không thể đơn giản chuyển nhà máy để điều chỉnh những thay đổi này", các công ty giày viết trong thư gửi chính quyền.

Ollie và TJMaxx có lợi?

Cũng có thể có những người có lợi bất ngờ từ mức tăng thuế quan trong bán lẻ: Thí dụ như trường hợp của TJMaxx, Ross Stores (ROST) và Ollie Bargain Outlet (OLLI).

Chẳng hạn, Ollie tin rằng công ty sẽ được hưởng lợi từ mức thuế quan mới của chính quyền đối với hàng hóa Trung Quốc. Đó là bởi vì nhiều công ty sẽ có thêm hàng tồn kho hoặc sẽ hủy đơn hàng khi họ đua nhau nhập hàng từ Trung Quốc.

"Chúng tôi có cơ hội để nhảy vào", Mark Butler, CEO của Ollie nói vào tháng 12 năm ngoái.

Hôm thứ ba, Giám đốc điều hành của TJX (TJX) Ernie Herrman nói rằng "sự gián đoạn trên thị trường" do mức thuế quan mới tạo ra đã mở ra "cơ hội mua hàng" với công ty của ông.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ