Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp

TÔ TRẦN HÒA (*)
09:00 16/08/2024

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp, việc tìm kiếm các kênh huy động vốn hiệu quả và bền vững trở thành một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã nổi lên như một giải pháp tiềm năng, giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thị trường TPDN là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn. Nguồn ảnh: VGP

Nhằm góp phần khơi thông, tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sáng 16/8 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững".

Hội thảo có sự góp mặt của lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, Hiệp hội, các chuyên gia kinh tế, đại diện lãnh đạo các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty niêm yết, tổ chức xếp hạng tín nhiệm...

Nhadautu.vn xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của ông Tô Trần Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với tựa đề: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Từ năm 2020 đến nay, thị trường TPDN đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với tổng giá trị phát hành đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng là những rủi ro và thách thức đáng kể, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và chiến lược phát triển bền vững. Việc hiểu rõ thực trạng và triển vọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam không chỉ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về một kênh huy động vốn quan trọng, mà còn cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các bên liên quan khác trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.

Về cơ sở pháp lý

Từ cuối năm 2022, thị trường TPDN có nhiều biến động, liên tiếp nhiều vi phạm trên thị trường TPDN bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý khiến cho niềm tin của nhà đầu tư bị suy giảm, khối lượng phát hành trái phiếu cũng sụt giảm. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sửa đổi quy định pháp luật, tăng cường quản lý, giám sát, chấn chỉnh hoạt động trên thị trường TPDN riêng lẻ.

Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 mới ban hành đã có những thay đổi lớn trong quy định pháp lý trên thị trường TPDN, theo đó: TPDN riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. TPDN phát hành ra công chúng phải được UBCKNN cấp phép chào bán và có xếp hạng tín nhiệm theo lộ trình. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế (Nghị định 153). Nghị định 153 quy định rõ đối tượng mua trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền riêng lẻ là nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán, đối tượng mua trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp và dưới 100 nhà đầu tư chiến lược.

Sau khi Nghị định số 153 ra đời, thị trường TPDN riêng lẻ phát triển mạnh mẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro trên thị trường, đặc biệt là việc chào bán TPDN riêng lẻ cho NĐT cá nhân không phải là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tổ chức, hướng dẫn việc giao dịch TPDN riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) để phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Ngày 16/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Ngày 05/3/2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 sửa đổi và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế với một số quy định cụ thể như (i) doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; (ii) các trái phiếu đã phát hành trước đây được đàm phán để kéo dài kỳ hạn tối đa không quá 02 năm; (iii) ngưng hiệu lực thi hành quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân mua TPDN riêng lẻ, xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và giảm thời gian phân phối trái phiếu

Ngày 19/7/2023, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đã chính thức đi vào hoạt động là một bước tiến quan trọng, thể hiện nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc xây dựng hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ nhằm tăng cường quản lý, giám sát thị trường TPDN riêng lẻ giúp thị trường phát triển chuyên nghiệp và bền vững.

Việc triển khai xây dựng hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tại SGDCK Hà Nội, hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch TPDN riêng lẻ tại Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc tăng cường quản lý, giám sát thị trường TPDN chào bán riêng lẻ.

Về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ở Việt Nam

Với việc Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ được đưa vào vận hành tại SGDCK giúp tăng thanh khoản cho thị trường, thúc đẩy thị trường TPDN phục hồi và hoạt động ổn định, đồng thời góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Sau 1 năm đi vào vận hành, tính đến thời điểm cuối tháng 7/2024, về quy mô thị trường, giá trị trái phiếu doanh nghiệp niêm yết đạt khoảng 773 nghìn tỷ đồng, với 1.043 mã trái phiếu của 264 tổ chức phát hành được ghi nhận trên hệ thống giao dịch TPDN của SGDCK Hà Nội. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm 2024 đến nay có kỳ hạn phát hành bình quân 4,2 năm và lãi suất phát hành bình quân 6,63%/năm.

Thị trường sơ cấp

Trên thị trường sơ cấp, giá trị phát hành thành công trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 174 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023 trong đó giá trị phát hành riêng lẻ chiếm 87% và giá trị phát hành ra công chúng chiếm 13%. Trong đó, nhóm công ty đại chúng đứng đầu thị phần chiếm 82,58% tổng giá trị phát hành, nhóm công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 10,56% và công ty cổ phần chưa đại chúng là 6,86%. Về tỷ trọng phát hành theo lĩnh vực hoạt động, khối tổ chức tín dụng chiếm đa số với tỷ trọng phát hành chiếm hơn 69% trong khi khối sản xuất chỉ đạt 0,47%, tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực.

Thị trường thứ cấp

Theo số liệu báo cáo giao dịch của SGDCK Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2024, tổng giá trị giao dịch đạt gần 576 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi phiên đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng/phiên. Về tỷ trọng giao dịch trái phiếu theo loại hình kinh doanh của tổ chức phát hành, trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành được giao dịch nhiều nhất, chiếm gần 49% toàn thị trường.

Tồn tại, hạn chế

Tình hình tài chính không ổn định của một số tổ chức phát hành

Một số doanh nghiệp phát hành TPDN có tình hình tài chính không ổn định, thiếu minh bạch về thông tin tài chính. Điều này dẫn đến nguy cơ không trả được nợ khi đến hạn, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Các vụ việc doanh nghiệp vỡ nợ hoặc chậm trả lãi đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Mặc dù đã có những dấu hiệu cải thiện nhưng sự tăng trưởng của thị trường vẫn còn chậm, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về dòng tiền và sản xuất kinh doanh nên tình hình chậm trả nợ gốc, lãi trái phiếu vẫn còn xảy ra. Trong năm 2023, theo báo cáo của SGDCK Hà Nội, có 139 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi TPDN với tổng giá trị khoảng 83,6 nghìn tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2023, có 33 doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán gốc, lãi với khối lượng khoảng 5,7 nghìn tỷ đồng; 38 doanh nghiệp có phương án đàm phán với nhà đầu tư với khối lượng khoảng 26,1 nghìn tỷ đồng.

Cơ cấu nhà đầu tư chưa đa dạng

Cơ cấu tài khoản đăng ký thông tin giao dịch TPDN riêng lẻ có sự phân hóa cao. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân chiếm 99,73% tổng số tài khoản đăng ký; nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm 0,27% tổng số tài khoản đăng ký. Tuy nhiên, điểm tích cực là tỷ trọng mua lớn nhất vẫn thuộc về khối nhà đầu tư là các tổ chức tín dụng, chiếm 56,55%. Nhóm cơ cấu thay đổi lớn nhất là công ty chứng khoán, tỷ lệ tăng từ 0,85% trong 7 tháng đầu năm 2023 lên 19,75% trong 7 tháng đầu năm 2024.

Năng lực của các tổ chức trung gian còn hạn chế

Chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường còn chưa cao: như có hiện tượng lách quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không cung cấp đầy đủ thông tin về TPDN, mời chào nhà đầu tư chuyển tiền gửi tiết kiệm sang mua TPDN, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt… Mặc dù, cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý, giám sát trên thị trường, xử lý nghiêm minh những sai phạm như vụ việc ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tuy nhiên thị trường vẫn chưa thật sự hồi phục, thanh khoản chưa cải thiện nhiều, niềm tin nhà đầu tư vẫn còn suy giảm.

Thiếu các tổ chức trung gian, độc lập đủ uy tín tham gia vào quá trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, định giá trái phiếu doanh nghiệp.

Tính thanh khoản của một số TPDN thấp

Với việc một số TPDN thanh khoản thấp, điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư khi cần bán trái phiếu trước hạn để thu hồi vốn. Tính thanh khoản thấp làm giảm tính hấp dẫn của TPDN, đặc biệt đối với các nhà đầu tư tổ chức.

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định. Việc cải thiện tính minh bạch, tăng cường quản lý và giám sát, cũng như nâng cao chất lượng tổ chức phát hành là những giải pháp cần thiết để khắc phục các tồn tại này. Chỉ khi đó, thị trường TPDN mới thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam, là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng đầu tư.

Giải pháp phát triển bền vững thị trường TPDN ở Việt Nam

Thị trường TPDN tại Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng để phát triển chuyên nghiệp, bền vững, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính nhằm định hướng phát triển thị trường TPDN trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của các doanh nghiệp, từng bước giảm phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để phát triển sản xuất kinh doanh. Với yêu cầu đó, tôi xin kiến nghị một số giải pháp phát triển thị trường TPDN hướng tới chuyên nghiệp, bền vững như sau:

Tập trung thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết; khuyến khích các doanh nghiệp phát hành đa dạng các loại trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp cho mục tiêu thực hiện dự án, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng; vận hành thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản, tính minh bạch của thị trường.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu xanh: Khuyến khích việc phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, trái phiếu chính quyền địa phương xanh và trái phiếu doanh nghiệp xanh nhằm tạo thêm kênh huy động vốn cho ngân sách, cho doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tiến tới yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải được xếp hạng tín nhiệm, hình thành thói quen và thông lệ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm khi phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Nghiên cứu về tổ chức cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu, tổ chức cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững; chuẩn hóa quy định về trách nhiệm của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu, tổ chức quản lý tài sản đảm bảo để tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan như các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng khuyến khích doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ chỉ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, rà soát quy trình, thủ tục và pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng

Về quản lý, giám sát: Tiếp tục theo dõi, giám sát việc thanh toán gốc, lãi, các doanh nghiệp có trái phiếu đến hạn lớn; yêu cầu các doanh nghiệp thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trái phiếu theo hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường chứng khoán nói chung.

Tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán, cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành của các công ty chứng khoán.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền: các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp trong công tác truyền thông, ổn định tâm lý thị trường, đào tạo kiến thức cho các nhà đầu tư cá nhân. Các doanh nghiệp phát hành phải nâng cao tính công khai minh bạch trong huy động và sử dụng vốn, cung cấp thông tin đầy đủ tới các nhà đầu tư.

Trên đây là một số chia sẻ về thực trạng và giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tôi tin tưởng rằng với sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN và sự chung tay của các Bộ, ngành, sự đồng lòng của doanh nghiệp, công chúng đầu tư và các cơ quan thông tấn báo chí trong việc quản lý, giám sát, tuyên truyền, phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam, thị trường sẽ trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và ngày càng chuyên nghiệp, bền vững.

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45