'Thực tế còn dư địa để giảm lãi suất'
Đây là khẳng định của TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính - tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Chia sẻ tại hội thảo “Chính sách tài chính – tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức ngày 14/7, các chuyên gia nhấn mạnh, chính sách tài chính – tiền tệ vẫn sẽ tiếp tục là một trong những lực đẩy quan trọng để tạo ra sự bứt phá của tăng trưởng.
PGS.TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển nhận định, trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mức lãi suất điều hành hiện nay là mức được điều chỉnh giảm mạnh mẽ nhất. Đây là tín hiệu tích cực giúp cho các TCTD giảm lãi suất cho vay nói chung và các chương trình ưu tiên nói riêng. Nhờ đó doanh nghiệp có hy vọng giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trong nước.
NIM (Net Interest Margin) là chỉ số được sử dụng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. (Wikipedia)
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, lãi suất vẫn còn dư địa giảm. Cụ thể, lãi suất huy động và lãi suất cho vay 2 năm trở lại đây ở mức thực dương cao so với lạm phát thực. Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và phát triển, hệ số NIM của ngân hàng ở mức trung bình khá, có ngân hàng lên tới 9%, còn bình quân thì ở mức phù hợp, trừ các ngân hàng tái cơ cấu. Với Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu mới được Quốc hội ban hành thì khả năng hệ số NIM năm nay của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đi lên. Vì thế, ông Hoát cho rằng vẫn còn cơ sở thực tiễn để giảm lãi suất, điều hành lãi suất ở mức thấp, và không có cơ sở thuyết phục nào để tăng lãi suất.
Đóng góp tham luận trong buổi hội thảo, Học viện Chính sách và phát triển cũng đặt ra vấn đề có nên đặt lại cách tính chỉ số CPI để linh hoạt hơn cho điều hành chính sách? Đâu là ngưỡng lạm phát mục tiêu để lấy làm chuẩn? Vì theo kinh nghiệm các nước thì lạm phát quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không thể dùng tỉ giá để kích thích tăng trưởng
Theo PGS-TS. Đào Văn Hùng, tỉ giá được coi là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất khi điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng tỉ giá ở Việt Nam có đặc điểm khác với nhiều nước. Cụ thể như Trung Quốc đã từng dùng tỉ giá làm công cụ để thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy xuất nhập khẩu, nhưng Việt Nam không thể lạm dụng tỉ giá để thúc đẩy tăng trưởng, nó có thể phản tác dụng.
Đánh giá về tác động của tỷ giá tới tăng trưởng, ông Hoát cho biết thêm, khác với nhiều nước trên thế giới, khi đồng nội tệ mất giá, thường kích thích tăng trưởng thông qua gia tăng xuất khẩu. Nhưng ở Việt Nam sự mất giá của VNĐ tác động tới tăng trưởng không đáng kể do đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu và các yếu tố khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi tỷ giá tăng sẽ làm lạm phát tăng ngay vào tháng sau. Với kết quả này, nếu Việt Nam không kiểm soát và để tỷ giá tăng cao thì sẽ gây tác động rất tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Dự báo thị trường tài chính – tiền tệ 6 tháng cuối năm 2017, TS. Cấn Văn Lực cho biết, chúng ta còn đối diện nhiều rủi ro ở mức cao. Theo đó, đối với môi trường quốc tế, FED có thể tăng lãi suất 1 lần nữa vào năm 2017 và 2 lần vào năm 2018. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương các nước vẫn trên đà thắt chặt thêm. Chính sách bảo hộ thương mại tăng và chính sách thuế mới của Mỹ có tác động đến thương mại, đầu tư… Đối với môi trường trong nước, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ở mức cao trong ngắn hạn và thiếu đi động lực tăng trưởng bền vững sẽ chứa đựng nhiều rủi ro đối với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính – ngân hàng trong trung và dài hạn. Trong lúc đó, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế (bao gồm cả xử lý nợ xấu) vẫn còn nhiều thử thách. Năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng vẫn còn khá yếu.
Trước bối cảnh đó, ông Lực khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm cần tiếp tục theo hướng thận trọng, chặt chẽ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn; đồng thời tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững hệ thống các TCTD. Các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu này là mở rộng tăng trưởng cung tiền và tín dụng ở mức hợp lý (16-18%) trong năm 2017; tổng hợp các giải pháp đảm bảo thanh khoản hệ thống cuối năm, nhất là trong bối cảnh huy động vốn chậm hơn so với tín dụng; xem xét điều chỉnh nhẹ Thông tư 06 về áp dụng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; tập trung đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các TCTD và triển khai Nghị quyết xử lý nợ xấu.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 18 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago