Thúc tăng trưởng kinh tế 2021

HÀ NGUYỄN
14:37 22/06/2021

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

a t4

Nhà máy sản xuất điện thoại Bphone. Ảnh: Đức Thanh

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm?

Các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 phải sang tuần sau mới chính thức được công bố. Tuy vậy, các số liệu ước tính đã bắt đầu được hé lộ.

Báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự báo, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,8%. Nếu chỉ đạt được con số này thì có nghĩa, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm không đạt mục tiêu đề ra, thấp hơn tới 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (tăng 6,22%) và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản Chính phủ cập nhật lại tại thời điểm quý I/2021 (tăng 5,92%).

Từ đầu năm tới nay, đã có 2 đợt dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam. Đợt 1 vào cuối tháng 1/2021, ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội, khiến tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 4,48%, cũng không đạt mục tiêu như trong kịch bản. Trong khi đó, đợt dịch COVID-19 thứ hai, bùng phát vào cuối tháng 4/2021 và đang diễn biến rất phức tạp, dự kiến còn ảnh hưởng nặng nề hơn tới nền kinh tế so với hồi quý I/2021.

Dù các số liệu thống kê cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm là khá tích cực, song Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhắc đến những rủi ro, thách thức của nền kinh tế. Chẳng hạn, 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng tới 23% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang có xu hướng sụt giảm. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, 5 tháng chỉ đạt 22,12% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (25,98%). Trong đó, vốn nước ngoài giải ngân rất thấp, chỉ đạt 2,97%.

Trong khi đó, COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt ở TP.HCM - đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là, liệu kinh tế Việt Nam sẽ đi theo kịch bản nào?

Đầu năm 2021, khi ban hành Nghị quyết số 01, kịch bản kinh tế đã được xây dựng với các chỉ số quan trọng. Đó là quý I tăng trưởng 5,12%; quý II là 7,11%; 6 tháng tăng trưởng 6,22%; quý III là 6,71%; 9 tháng 6,43%; quý IV là 6,67%; cả năm 6,5%.

Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng quý I chỉ đạt 4,48%, kịch bản đã được cập nhật lại. Theo kịch bản này, quý II đạt mức tăng trưởng 7,19%; 6 tháng 5,92%; quý III tăng trưởng 6,78%; 9 tháng là 6,23%; quý IV là 7,16% và cả năm là 6,5%.

6,5% là mức tăng trưởng Chính phủ quyết tâm đạt được, còn theo Nghị quyết của Quốc hội, con số là 6%.

Nhưng giờ đây, nếu tăng trưởng GDP 6 tháng chỉ đạt 5,8%, thì có nghĩa, kịch bản tăng trưởng một lần nữa sẽ phải thay đổi. Theo kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải báo cáo Chính phủ kịch bản cập nhật tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6. Khi đó, số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đã được công bố, kịch bản sẽ được cập nhật đầy đủ và chính xác hơn.

Dù vậy, nhìn vào diễn biến trong hiện tại của nền kinh tế, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra, thì trong quý III và quý IV, tốc độ tăng trưởng phải cao hơn kịch bản điều chỉnh hồi cuối quý I. Đó là thách thức không nhỏ, nhất là khi COVID-19 chưa được kiểm soát và có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế trong quý III/2021.

Tìm biện pháp thúc tăng trưởng

Quốc hội đang hối thúc Chính phủ sớm cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, cuối tháng 5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chuẩn bị Đề án Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Trong Nghị quyết số 58/NQ-CP, tức là Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2021, Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2021.

Hiện nay, Đề án đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung xây dựng và hoàn thiện. Dự kiến, các chính sách, giải pháp đề xuất sẽ được phân thành 2 nhóm chính. Một là, các chính sách, giải pháp có thể ban hành, thực hiện được ngay và có tác động tức thì trong các tháng cuối năm để thúc đẩy tăng trưởng năm 2021. Hai là, các chính sách, giải pháp mang tính căn cơ, dài hạn có thể nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai ngay trong thời điểm hiện tại để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025.

Chi tiết Đề án chưa được tiết lộ, song có lẽ, nhiều khả năng, các chính sách trong dài hạn sẽ tập trung vào việc củng cố, phát triển động lực tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn mới, như cơ cấu lại nền kinh tế, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy mạnh giải ngân và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công; đào tạo lao động…

Trong khi đó, trong ngắn hạn, để thúc tăng trưởng kinh tế, các giải pháp dễ thấy nhất chính là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa là rất quan trọng. Đây chính là “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cũng là các biện pháp mà Việt Nam đã quyết liệt thực hiện kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái.

Liên quan các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong báo cáo kinh kế vĩ mô tháng 6/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng, thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ, vì cả hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19. Xuất khẩu cũng có thể bị tác động do thu hẹp sản xuất ở một số khu công nghiệp.

Ở một góc độ khác, trong cuộc làm việc mới đây với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, đại diện WB cũng cho rằng, ngoài các giải pháp nói trên, việc ứng phó khẩn cấp nhất hiện nay là vắc-xin, làm sao để có nguồn vốn, giải ngân nhanh mua vắc-xin.

Trong khi đó, các đối tác phát triển khác cho rằng, hiện nay, Chính phủ Việt Nam mới có các hoạt động kích thích kinh tế thông qua đầu tư công. Do vậy, cần có điều chỉnh về dư địa tài khóa cũng như khả năng vay nợ để thúc đẩy phát triển kinh tế trong trung hạn.

“Nếu đợt dịch bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ Việt Nam có thể cần xem xét áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn để hỗ trợ những cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và kích thích nhu cầu trong nước”.

Báo cáo kinh kế vĩ mô tháng 6/2021 của WB

  • Cùng chuyên mục
Tìm nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh

Tìm nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh

Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh được đặt tại thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) rộng khoảng 10,57ha, tổng vốn đầu tư hơn 317 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/11/2024 16:11

Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Sau 27 năm chờ đợi, dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã chính thức khởi công hạng mục đầu tiên xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đầu tư - 25/11/2024 14:40

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn khai thác gặp khó khăn về tài chính, để nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Đầu tư - 25/11/2024 14:39

Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản

Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản

Trên thị trường bất động sản, tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, như Hà Nội và TP.HCM. Các nhà phát triển bất động sản chủ yếu tập trung ở phân khúc trung, cao cấp, hạng sang và hoàn toàn vắng bóng phân khúc vừa túi tiền.

Đầu tư - 25/11/2024 10:36

Sửa Luật PPP, mở dòng chảy vốn tư nhân vào hạ tầng giao thông

Sửa Luật PPP, mở dòng chảy vốn tư nhân vào hạ tầng giao thông

Mô hình đầu tư PPP từng được kỳ vọng là "cây cầu" vững chắc kết nối vốn nhà nước và tư nhân để xây dựng hạ tầng giao thông, giảm tải áp lực cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn từ khi Luật PPP có hiệu lực (năm 2021) lại vẽ nên một bức tranh trái ngược...

Đầu tư - 25/11/2024 10:33

Quảng Bình kêu gọi nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn 50ha

Quảng Bình kêu gọi nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn 50ha

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đề xuất thực hiện dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng.

Đầu tư - 25/11/2024 10:20

TP.HCM trình Chính phủ dự án Vành đai 4 TP.HCM

TP.HCM trình Chính phủ dự án Vành đai 4 TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ KH&ĐT về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM. 

Đầu tư - 25/11/2024 07:14

Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI

Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI

Trong 10 tháng 2024, TP. Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI và hơn 34.694 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.

Đầu tư - 24/11/2024 15:46

Thừa Thiên Huế gỡ khó cho các dự án triệu đô tại Chân Mây – Lăng Cô

Thừa Thiên Huế gỡ khó cho các dự án triệu đô tại Chân Mây – Lăng Cô

UBND tỉnh Thừa Thiên gia hạn cho các dự án du lịch nghỉ dưỡng tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, sau khi các dự án này “trùm mền” nhiều năm qua.

Đầu tư - 24/11/2024 15:43

 Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư hai dự án giao thông trọng điểm

Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư hai dự án giao thông trọng điểm

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định điều chỉnh hai dự án giao thông quan trọng trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đầu tư - 24/11/2024 09:02

Bất động sản miền Trung 'ấm' dần dịp cuối năm 2024

Bất động sản miền Trung 'ấm' dần dịp cuối năm 2024

Trong 9 tháng vừa qua, thị trường bất động sản miền Trung "ấm" dần lên khi mức độ quan tâm của khách hàng tăng, giá bất động sản cũng nhích nhẹ theo hướng tích cực.

Đầu tư - 24/11/2024 09:02

Quảng Ngãi 'chạy nước rút' giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi 'chạy nước rút' giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư các dự án không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu nhà thầu khi lập hồ sơ tạm ứng, thanh toán.

Đầu tư - 23/11/2024 17:58

Aeon Mall sắp khởi công dự án 5.000 tỷ tại Hạ Long

Aeon Mall sắp khởi công dự án 5.000 tỷ tại Hạ Long

Vào đầu tháng 12, dự án xây dựng trung tâm thương mại của Aeon Mall Việt Nam sẽ chính thức được khởi công tại khu đất rộng 91.000 m2 ở Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Đầu tư - 23/11/2024 10:18

Một doanh nghiệp muốn làm tổ hợp y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Một doanh nghiệp muốn làm tổ hợp y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ ở Quảng Nam

CTCP Tổ hợp y tế kỹ thuật cao An An Hòa đề xuất xây dựng Tổ hợp y tế kỹ thuật cao An An Hòa ở TP. Tam Kỳ, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 23/11/2024 09:31

Mới có 10 dự án Thái Lan vào Bình Định, dư địa còn rất lớn

Mới có 10 dự án Thái Lan vào Bình Định, dư địa còn rất lớn

Thời gian qua, mới có 10 dự án của nhà đầu tư Thái Lan đầu tư tại Bình Định với tổng vốn trên 106 triệu USD. Địa phương đang tích cực kết nối, xúc tiến để mời gọi các doanh nghiệp Thái Lan rót tiền vào tỉnh.

Đầu tư - 22/11/2024 17:54

Khách hàng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững

Khách hàng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững

Một khảo sát gần đây của công ty kiểm toán PwC chỉ ra, người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững ngay cả khi chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng

Đầu tư - 22/11/2024 13:55