Thừa Thiên Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Hàn Quốc

Nhàđầutư
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Hàn Quốc phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, hiệu quả và có chiều sâu. Đồng thời, tỉnh cũng đã nhận được sự hỗ trợ lớn đến từ Chính phủ Hàn Quốc trong phát triển kinh tế xã hội.
NGỌC TÂN
14, Tháng 05, 2022 | 16:14

Nhàđầutư
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Hàn Quốc phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, hiệu quả và có chiều sâu. Đồng thời, tỉnh cũng đã nhận được sự hỗ trợ lớn đến từ Chính phủ Hàn Quốc trong phát triển kinh tế xã hội.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, cho đến nay, tỉnh đã tiếp nhận và triển khai hiệu quả 6 dự án sử dụng vốn ODA do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ với tổng số tiền khoảng 55 triệu USD để đầu tư phát triển hạ tầng y tế, quy hoạch đô thị, phát triển du lịch và văn hóa.

Vào đầu năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký kết Biên bản Trao đổi về Dự án "Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh" với nguồn vốn ODA không hoàn lại 13 triệu USD, vốn đối ứng 1,8 triệu USD. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phát triển du lịch thành phố Huế và xây dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

TPHue

Cố đô Huế. Ảnh: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Gần đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ký Biên bản trao đổi với KOICA về Dự án "Làng hòa bình Việt Nam – Hàn Quốc" với nguồn vốn ODA không hoàn lại 3,2 triệu USD dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án hiện đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục.

Về hợp tác cấp địa phương, trong thời gian vừa qua, một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết thỏa thuận hợp tác/kết nghĩa với các địa phương Hàn Quốc, như thành phố Huế với thành phố Gyeongju, quận Dongnae - thành phố Busan, thành phố Namyangju; Huyện Phong Điền với huyện Uljin - tỉnh Gyeongsangbuk...

Theo đó, các hoạt động hợp tác cấp địa phương đều được triển khai mạnh mẽ, nhận được sự hưởng ứng của người dân hai bên, từ đó góp phần hỗ trợ quảng bá hình ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế đến bạn bè quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hiện tỉnh Thừa Thiên Huế có 15 dự án FDI đến từ nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 55,58 triệu USD. Các dự án tập trung trong các lĩnh vực về dịch vụ, may mặc, hạ tầng các khu công nghiệp.

Một số nhà đầu tư nổi bật đến từ Hàn Quốc đang có dự án hoạt động trên địa bàn như: Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký đầu tư 410 tỷ đồng (hạ tầng khu công nghiệp); Công ty TNHH Hanex có tổng vốn đăng ký 223 tỷ đồng (trong lĩnh vực may mặc)…Ngoài ra, còn có 12 doanh nghiệp khác với tổng vốn đầu tư là 154 triệu USD (3.550 tỷ đồng) đang triển khai đầu tư các dự án ở lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ tư vấn nằm ngoài địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh cũng đã và đang được triển khai đầu tư.

Đáng chú ý, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển đô thị thông minh với Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc để đầu tư và thực hiện các nghiên cứu về phát triển đô thị và khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô và các công trình đô thị khác do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý,…

KCN Phongdien

Phối cảnh dự án Khu công nghiệp Phong Điền - Hàn Quốc do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc đầu tư. Ảnh: C&N Vina Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang có nhiều cơ hội thu hút FDI từ Hàn Quốc khi Việt Nam đã và đang thực thi các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) bước vào giai đoạn thực thi, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào cuối năm 2020…

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phương, Thừa Thiên Huế hiện còn rất nhiều tiềm năng về hợp tác đầu tư, phát triển, có nhiều lợi thế so sánh, đặc biệt là vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao, tính liên kết vùng chặt chẽ.

Với vị trí dẫn đầu toàn quốc chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 và thứ 8 toàn quốc trong bảng xếp hạng PCI năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nỗ lực và cam kết hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về thủ tục hành chính nhanh gọn, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch; áp dụng các chính sách ưu đãi theo hướng cao nhất của khung pháp luật cho phép và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của tỉnh dành cho các nhà đầu tư.

"Chúng tôi cũng mong muốn thời gian tới sẽ được đón tiếp nhiều hơn các nhà đầu tư Hàn Quốc đến khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, hợp tác tại tỉnh. Tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ luôn mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư, các đối tác Hàn Quốc đến hợp tác, đầu tư. Đồng thời, chính quyền tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Chúng tôi luôn xem sự thành công của nhà đầu tư cũng chính là sự thành công của địa phương", Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ