Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành mía đường cần phải cạnh tranh sòng phẳng, nhà nước không bao cấp

Nhàđầutư
Đề xuất với Thủ tướng tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho ngành, Hiệp hội Mía đường Việt Nam muốn tiếp tục gia hạn Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không đồng ý bởi việc này như một trong những biện pháp "bảo hộ" cho ngành.
PHƯƠNG LINH
18, Tháng 02, 2020 | 16:22

Nhàđầutư
Đề xuất với Thủ tướng tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho ngành, Hiệp hội Mía đường Việt Nam muốn tiếp tục gia hạn Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không đồng ý bởi việc này như một trong những biện pháp "bảo hộ" cho ngành.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường ngày 18/2, Hiệp hội Mía đường Việt Nam muốn tiếp tục gia hạn Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), như là một điều kiện để ngành mía đường trong nước cạnh tranh với sản phẩm từ khu vực và không bị mất thị trường nội địa.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không đồng ý bởi việc này như một trong những biện pháp "bảo hộ" cho ngành. Theo Thủ tướng, ngành mía đường cần phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập, chứ "nhà nước không bao cấp". 

“Nhà nước thì quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Thủ tướng khẳng định và đề nghị ngành mía đường nghiên cứu một số mô hình thành công trên thế giới.

aB72I0367

Theo Thủ tướng, ngành mía đường cần phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập, chứ "nhà nước không bao cấp". Ảnh:VGP

Hằng năm, diện tích trồng mía của nước ta được duy trì trên 270.000 ha, sản lượng đường trung bình đạt 1,3-1,5 triệu tấn/năm, giải quyết sinh kế cho trên 35 vạn hộ nông dân. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành mía đường đối diện nhiều khó khăn, thách thức như năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp mía đường chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Giá đường thế giới và khu vực giảm thấp, tình trạng dư cung kéo dài, nhất là trong 3 niên vụ gần đây.

Thực tế, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 2018 đưa thuế nhập khẩu sản phẩm mía đường khu vực ASEAN vào Việt Nam 0-5%. Nhưng sau đó, theo đề nghị của ngành mía đường, nó đã được lùi hiệu lực đến 1/1/2020. 

Thủ tướng cho rằng, nếu chúng ta có nhu cầu đường lớn mà phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đường nước ngoài thì đó là một sai lầm. Do đó, phải tính toán lại giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để phát triển ngành mía đường một cách phù hợp với điều kiện hội nhập.

Chính phủ đảm bảo môi trường công bằng, nhưng ngành phải tự đào thải nếu năng lực cạnh tranh yếu kém hơn các đồng nghiệp sản xuất mía đường trong ASEAN.

Để đảm bảo ngành này cạnh tranh trong hội nhập, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung.

Các bộ liên quan nghiên cứu áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các công cụ phòng vệ để kiểm soát đường nhập khẩu theo thông lệ và quy định quốc tế. Liên kết nông dân và doanh nghiệp chế biến. Xem xét phê duyệt giá điện được sản xuất từ bã mía một cách phù hợp.

Ban Chỉ đạo 389 tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại một cách quyết liệt hơn, xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến việc bảo kê nhập khẩu đường trái phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tổng thể những vùng bị hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân và xem xét cho vay vốn ưu đãi để trồng mía và chế biến đường ở những khu vực có hiệu quả, những nhà máy có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các công ty, nhà máy đường hiện có phải tổ chức sắp xếp lại, cương quyết dẹp bỏ những nhà máy năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, chỉ làm mỗi sản phẩm đường mà không có sản phẩm sau đường phong phú, đa dạng, phù hợp với thị trường. Chúng ta cần có một số nhà máy then chốt, năng suất cao, vùng mía tập trung ở một số khu vực. Hiệp hội Mía đường cũng như ngành nông nghiệp phải lo chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, quyền lợi của nhà máy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ