Thủ tướng: Không để đứt gãy nền kinh tế, nếu ốm nặng quá thì gượng dậy rất khó
"Chúng ta đã chỉ đạo trên tinh thần không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế. Nếu ốm nặng quá thì gượng dậy rất khó, còn ốm nhẹ thì cố gắng gượng dậy", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 vào ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 7 phát triển khá tốt, đặc biệt là kích cầu nội địa, du lịch nội địa, hàng không, những ngành chịu nhiều thiệt hại do COVID-19 thì đã tiến triển đáng mừng. Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 7, đã xuất hiện ổ dịch tại Đà Nẵng và lây lan ra 7 tỉnh, thành phố.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đó, chúng ta đã tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh một cách bình tĩnh, lạc quan và quyết tâm cao với mục tiêu kép là khoanh vùng dập dịch kịp thời, liên tục với biện pháp mạnh, nhất là tập trung cho TP. Đà Nẵng.
"Chúng ta đã chỉ đạo trên tinh thần không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế. Nếu ốm nặng quá thì gượng dậy rất khó, còn ốm nhẹ thì cố gắng gượng dậy", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho hay, dịch bệnh cơ bản trong tầm kiểm soát, chúng ta đã làm tốt, quyết liệt và có kinh nghiệm nhất định trong phòng chống dịch. Chúng ta đã chỉ đạo khoanh vùng dập dịch quyết liệt nhưng không hoảng loạn, đặc biệt là hạn chế giãn cách một cách tràn lan.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sắp tới, sẽ có chỉ thị mới về các biện pháp phòng chống COVID-19 trong giai đoạn hiện nay. "Chúng ta xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là vi phạm Luật Biên giới, nạn đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép vật tư y tế", ông nói.
Các ngân hàng không nên đặt vấn đề lợi nhuận trong năm nay
Theo Thủ tướng, dấu hiệu đáng mừng nữa về sức khỏe nền kinh tế là hoạt động bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7 tiếp tục hồi phục, tăng đến 3,3% so với tháng trước và tăng đến 4,3% so với cùng kỳ nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.
Xuất siêu cao nhất trong 4 năm qua với điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%.
Điểm sáng nữa là thu hút FDI được cải thiện, 7 tháng đầu năm đạt 18,8 tỷ USD, giảm hơn so với cùng kỳ nhưng tháng 7 đạt 10,1 tỷ USD, cho thấy xu hướng phục hồi và Việt Nam đang tận dụng cơ hội dịch chuyển vốn đầu tư.
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 7 tăng tích cực nhất, gần 52% so với cùng kỳ năm trước với quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay.
Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, đứng ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào. Thủ tướng nhắc lại, các ngân hàng không nên đặt vấn đề lợi nhuận trong năm nay mà cái chính là phục vụ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra 3 rủi ro, thách thức từ bên ngoài mà rủi ro lớn nhất vẫn là dịch COVID-19 với diễn biến khó lường, đặc biệt các đối tác quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề; thứ hai là căng thẳng thương mại và công nghệ leo thang giữa nhiều nước và thứ ba là địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.
“Tôi xin lưu ý thách thức đối với chúng ta là bùng phát dịch trở lại, đe dọa phục hồi kinh tế. Lạm phát được kiểm soát, đang giảm dần nhưng còn nhiều thách thức”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cho hay, sản xuất công nghiệp tiếp tục có những khó khăn cần tháo gỡ, nhất là với ngành khai khoáng, khí đốt, khai thác dầu thô, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Chi ngân sách tiếp tục tăng, khiến cho thâm hụt ngân sách 2020 dự báo sẽ tăng. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, kể cả bội chi ngân sách thì chính sách tài khóa cần tiếp tục hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, hỗ trợ cho người lao động, cho các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, theo Thủ tướng gói hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt gói an sinh xã hội đã được giải quyết một bước nhưng cần quyết liệt triển khai nhanh hơn, trúng và mở rộng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Đi liền với đó là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với quyết liệt phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Do vậy, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa.
"Không bộ, ngành nào được chủ quan, lơ là nhiệm vụ quan trọng này. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch bệnh", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu rõ, kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu, trong đó lưu ý quy mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu, định hướng.
Thủ tướng cho hay, có đồng chí lãnh đạo nói nếu chúng ta tăng từ 2-3% đã là một cố gắng rất lớn, phấn đấu đạt cao hơn trong trường hợp kiểm soát tốt dịch bệnh và tình hình dịch bệnh thế giới không quá xấu.
"Chúng ta muốn tăng trưởng cao hơn nữa nhưng tình hình thế giới tăng trưởng âm, những đối tác lớn bị ảnh hưởng, cả cung và cầu đều yếu, nên tăng trưởng của chúng ta ở mức độ vừa phải. Cùng với đó, cố gắng giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn để củng cố niềm tin, góp phần ổn định xã hội", Thủ tướng cho hay.
Thủ tướng đánh giá việc gia hạn, giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi suất thời gian qua đã bước đầu phát huy tốt, kịp thời, cần tiếp tục làm mạnh hơn nữa vì kinh tế gặp khó khăn khi dịch COVID-19 quay trở lại. Đây là một tuần thử thách nữa cho chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đối với các bộ, ngành Thủ tướng nhấn mạnh, mở rộng tín dụng, bảo đảm mức tăng cần thiết để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, nhất là những lĩnh vực ưu tiên. Các ngành tài chính, kế hoạch, ngân hàng, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ có liên quan đều phải xây dựng kịch bản điều hành cụ thể quý III năm 2020 và năm 2021.
“Các đồng chí đều phải có trách nhiệm hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, người lao động, người dân gặp khó khăn, đặc biệt là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Số người lao động gặp khó khăn hiện nay còn lớn lắm, chúng ta phải có giải pháp mạnh hơn, đề xuất chính sách mới hơn”, Thủ tướng lưu ý.
Đánh giá về việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng vừa qua, Thủ tướng lưu ý cần rút kinh nghiệm để thuận lợi hơn. Thủ tướng giao Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8 để báo cáo Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị cho ý kiến để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan.
Xử lý nghiêm làm chậm, sai quy định giải ngân vốn đầu tư công
Về đầu tư công, Thủ tướng cho biết, nếu giải ngân hết 630.000 tỷ đồng thì góp phần vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%, chưa kể tạo tiền đề thúc đẩy đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm. Do đó, Thủ tướng yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA với những biện pháp mạnh mẽ.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân làm chậm, làm sai quy định, coi giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là căn cứ đánh giá cán bộ năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan làm tốt hơn nữa công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ phù hợp sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng để tạo thuận lợi, ít tốn kém chi phí hơn. Môi trường kinh doanh phải thông thoáng hơn để thu hút các luồng vốn đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải có những tổ công tác đặc biệt do các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để cùng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tập trung giải quyết các vướng mắc, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là từ các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển trong khu vực và toàn cầu.
Chủ tịch các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng, trưởng ngành phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của người dân, của doanh nghiệp.
"Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử và thanh toán, giao dịch điện tử, vừa tăng năng suất lao động, vừa theo kịp xu thế, giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp", Thủ tướng lưu ý.
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Năm 2025, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu GRDP tăng 9,5-10%. Đặc biệt, thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 20.800 tỷ đồng…
Sự kiện - 10/01/2025 20:02
Phát động chiến dịch 'Vì thủ đô trong xanh', kêu gọi người dân chung tay giảm phát thải
Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch "Vì Thủ đô trong xanh", kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường và chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Với vai trò tiên phong, Vingroup công bố chương trình hành động quyết liệt và cụ thể các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đô thị.
Sự kiện - 10/01/2025 19:02
Nửa năm sau chuyến thăm của ông Putin, Thủ tướng Nga thăm Việt Nam
Chuyến thăm này diễn ra hơn 6 tháng sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tới Việt Nam vào tháng 6/2024.
Sự kiện - 10/01/2025 15:50
Quảng Nam cần huy động 630.000 tỷ đồng thực hiện quy hoạch
Theo kế hoạch, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm trên 8% trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, Quảng Nam dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 630.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 10/01/2025 09:45
Sẽ có sàn giao dịch tiền điện tử tại Trung tâm tài chính Việt Nam?
Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech, gồm sàn giao dịch tài sản điện tử, tiền điện tử tại các Trung tâm tài chính.
Sự kiện - 09/01/2025 18:02
Việt Nam, Lào ký hiệp định mua bán điện than, thúc đẩy dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane
Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10-15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD.
Sự kiện - 09/01/2025 17:24
Đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn BMK làm chủ đầu tư, có quy mô 295,34 ha được đầu tư với tổng nguồn vốn là 4.139,39 tỷ đồng.
Sự kiện - 09/01/2025 17:21
Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 09/01/2025 09:15
Doanh nghiệp FDI duy nhất liên tục nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Từ khi có mặt tại Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên luôn là doanh nghiệp FDI duy nhất nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiêp lớn nhất Việt Nam (VNR500)
Sự kiện - 09/01/2025 07:55
Đề nghị Doosan Vina mở rộng sang lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Tổng Giám đốc Doosan Vina mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để công ty thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực điện gió.
Sự kiện - 09/01/2025 05:53
Bổ nhiệm PGS.TS. Trần Thanh Giang giữ chức Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý của Học viện Hành chính và Quản trị công.
Sự kiện - 08/01/2025 21:39
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết , sẽ đưa hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động trong năm 2025.
Sự kiện - 08/01/2025 17:28
Thủ tướng 'chốt' tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8% hoặc cao hơn; tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội.
Sự kiện - 08/01/2025 14:24
TP.HCM còn hàng chục nghìn tỷ đồng chưa đưa được vào nền kinh tế
Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giải quyết các tồn đọng, giúp giải phóng hàng chục nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế 2025.
Sự kiện - 08/01/2025 14:23
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng BK Holdings
Ngày 8/1, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên. Đồng thời, VAFIE cũng trao chứng nhận hội viên mới cho BK Holdings.
Sự kiện - 08/01/2025 14:14
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục công cuộc đổi mới về kinh tế
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Sự kiện - 08/01/2025 13:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago