Thủ tướng: TP.HCM chưa nên giãn cách xã hội

TUẤN PHÙNG
21:33 02/08/2020

'Như vậy giãn cách xã hội đặt ra tới đâu chứ không phải cả nước giãn cách. Nhưng một vài địa phương vì quá nóng vội đã giãn cách xã hội. Hoan nghênh TP.HCM, Hà Nội đã dừng lại một số ngành dịch vụ, giải trí nhưng vẫn giữ các ngành sản xuất'.

logo-hn-15963611982891121753791

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự cuộc họp tại đầu cầu Hà Nội - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Thủ tướng nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với các các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về phòng chống dịch COVID-19 chiều 2/8.

Kiên quyết ngăn dịch, khoanh vùng giãn cách xã hội ở khu vực cụ thể

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao ngành y tế đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó tăng cường các chuyên gia từ Hà Nội, TP.HCM vào cùng Đà Nẵng, Quảng Nam ngăn ngừa dịch.

Thủ tướng đề nghị các địa phương kiên quyết ngăn chặn dịch và khoanh vùng giãn cách xã hội ở khu vực cụ thể khi có dịch để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

"Như vậy giãn cách xã hội đặt ra tới đâu chứ không phải cả nước giãn cách. Nhưng một vài địa phương vì quá nóng vội đã giãn cách xã hội. Hoan nghênh TP.HCM, Hà Nội đã dừng lại một số ngành dịch vụ, giải trí nhưng vẫn giữ các ngành sản xuất" - Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng bày tỏ sự cảm động trước tinh thần tương thân, tương ái trong thời gian vừa qua như việc Tập đoàn Vingroup hỗ trợ máy thở cho Đà Nẵng, nhiều đơn vị khác hỗ trợ, ủng hộ vùng có dịch. Đây là truyền thống cần phát huy trong những ngày tới.

"Có một số mặt trái như người nước ngoài nhập cảnh trái phép, khâu cách ly chưa nghiêm túc..., Thủ tướng sẽ chỉ đạo các bộ trưởng giải quyết triệt để.

Trước đây, chúng ta nói chống dịch như chống giặc, bây giờ chúng ta nói mỗi gia đình trong vùng dịch là một pháo đài, một người dân trong gia đình là một chiến sĩ trong việc chống dịch" - Thủ tướng lưu ý.

Khả năng đang có một số ổ dịch trong cộng đồng

Báo cáo tại cuộc họp, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay Việt Nam đã ghi nhận 590 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có 5 người tử vong. Đặc biệt từ 25/7, đã có thêm 175 ca nhiễm mới, trong đó có 144 ca tại cộng đồng thuộc 7 tỉnh, thành phố.

Ông Long nhận định sau khi dịch quay lại Đà Nẵng, số ca nhiễm gia tăng nhanh, lây nhiễm trong cộng đồng nhiều, tốc độ gia tăng lây nhiễm rất cao so với tháng 4/2020.

Do dịch tại Đà Nẵng đã xuất hiện từ đầu tháng 7/2020 và qua nhiều chu kỳ, lây cả bệnh viện và cộng đồng nên người đứng đầu Bộ Y tế nhận định khả năng truy tìm F0 là khó khăn. Ông lưu ý có 6 trường hợp phát hiện trong cộng đồng không có liên quan tới bệnh viện nên dự đoán có một số ổ dịch trong cộng đồng đang tồn tại và tiếp tục lây nhiễm.

"Hiện tại có thể nhận định nguồn lây nhiễm chính là ở Bệnh viện Đà Nẵng với hệ số lây nhiễm cao từ 6-10, cao hơn hệ số lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai trước đó. Kết hợp với sự xuất hiện của chủng virus chưa có ở Việt Nam nên dự báo có thể lây lan tại nhiều địa phương". Ông Long cho biết thêm nhiều người nhiễm COVID-19 có các bệnh lý nặng nên nhiều bác sĩ, giáo sư đã hết lòng nhưng không cứu chữa được.

Ông Long kiến nghị Thủ tướng ban hành văn bản mới về tăng cường nâng cao phòng chống COVID-19 như: yêu cầu người dân hạn chế đi lại khu vực đông người, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay thường xuyên; tạm dừng các lễ hội, hoạt động tập trung đông người; dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như vui chơi giải trí...

Đà Nẵng có hơn 1 triệu người nhưng số bình quân người nhiễm trên đầu người rất cao, do đó phải tính đến năng lực cách ly. TP.HCM có kinh nghiệm 1 người F0 thì phải cách ly 280 người Đà Nẵng có 100 người nhiễm thì cần 28.000 chỗ cách ly, bệnh viện dã chiến quá nhỏ so với nhu cầu này. Chỉ có cách ly ở gia đình, toàn bộ gia đình không đi lại mới chứa hết toàn bộ số đó

Ông Nguyễn Thiện Nhâ, Bí thư Thành ủy TP.HCM

Đà Nẵng lên phương án xây bệnh viện dã chiến thứ hai

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết đến trưa 2/8 Đà Nẵng đã có 121 ca dương tính với COVID-19, trong đó 5 ca tử vong - đều là người có bệnh nền nặng từ nhiều năm. Có 6 ca nhiễm chưa xác định được có liên quan đến các ca đã phát hiện hay không nên thành phố và Bộ Y tế rất lo ngại còn có những ổ dịch chưa truy tìm được.

Vì vậy, chiến dịch của Đà Nẵng là xét nghiệm, cách ly, truy vết, phong tỏa nhanh chóng để ngăn dịch đã lây ra trong cộng đồng.

Đà Nẵng đã cách ly xã hội và tăng cường thêm cường độ, tính chất theo tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng. Các tổ giám sát cộng đồng tăng cường thực hiện giám sát nghiêm ngặt.

Đà Nẵng yêu cầu mọi người ở nhà, chỉ ra ngoài khi có việc khẩn cấp, thiết yếu. Trưa 2/8 đã phong tỏa Bệnh viện Cẩm Lệ là nơi phát hiện ra bệnh nhân, đồng thời phong tỏa thêm 1 khu dân cư.

Hiện nay đã lấy mẫu xét nghiệm 100% nhân viên y tế các bệnh viện và hi vọng con số lây nhiễm trong nhân viên y tế sẽ dừng lại.

Do số ca nhiễm tăng nhanh, nếu tỉ lệ 1 F0 có 280 F1 như Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định thì Đà Nẵng sẽ có hàng chục ngàn F1, nên Đà Nẵng đã huy động các cơ sở công cộng, cơ quan, trường học, doanh trại quân đội để lắp đặt giường, trang thiết bị cho việc cách ly. Nếu số ca nhiễm tăng nhanh theo cấp số trên và nguy cơ lây nhiễm chéo cao thì cách ly tại nhà.

Hiện nay một số bệnh viện, trung tâm y tế của Đà Nẵng như Trung tâm y tế Hòa Vang sẽ được điều chỉnh thành nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 bên cạnh bệnh viện dã chiến. Đồng thời đang lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến thứ hai.

"Hiện tại chúng tôi làm giỏi lắm cũng xét nghiệm kiểm soát được 90%, còn 10% ngoài cộng đồng vẫn có nguy cơ nhân lên. Đề nghị Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương tiếp tục hỗ trợ Đà Nẵng về nhân lực, chuyên môn, máy thở, hóa chất, thiết bị y tế.

Đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực xét nghiệm, nếu được 20.000 xét nghiệm/ngày thì sẽ tăng được tốc độ kiểm soát dịch. Dịch đã xuất hiện trong cộng đồng rất nhiều nên không dựa trên test nhanh vì cái này chỉ xét nghiệm kháng thể, mà người mới nhiễm chưa có kháng thể nên cần xét nghiệm tìm kháng nguyên để chính xác hơn" - ông Thơ cho biết.

Ông cũng cho hay Đà Nẵng còn hơn 400 khách du lịch bị kẹt, chủ yếu người Hà Nội và TP.HCM, cần sự hỗ trợ của các địa phương đưa về vì không biết dịch ở Đà Nẵng còn bao lâu.

Hà Nội đề nghị Bộ Y tế giúp đỡ mua đủ lượng test nhanh

Phát biểu tại đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết đến 12h ngày 2/8, toàn thành phố đã ghi nhận 83.937 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 đến nay, tăng thêm 11.662 người so với số rà soát của ngày 1/8.

Thành phố hiện có 80.000 test nhanh và đã chuyển cho các trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã 69.000 test, trong đó đã xét nghiệm được cho 67.746 người. Kết quả test nhanh Hà Nội đã ghi nhận 11 trường hợp dương tính nhưng khi xét nghiệm lại bằng kỹ thuật PCR thì 10 trường hợp âm tính, còn 1 trường hợp đang chờ kết quả.

Bên cạnh đó, thành phố đã xét nghiệm PCR cho 491 trường hợp, kết quả có 465/491 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính là bệnh nhân 447, còn lại 25 mẫu chưa có kết quả. Ngoài ra, thành phố đã rà soát được 127 trường hợp F1 liên quan đến hai ca bệnh mới, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Hiện Hà Nội còn 992 người đang cách ly tại các khu cách ly tập trung; 496 trường hợp F2 đang được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Hà Nội yêu cầu Sở Công thương phải bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, lương thực thực phẩm cho nhân dân, không được để tình trạng tăng giá, thiếu hàng hóa.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết trong giai đoạn 1 và 2 phòng chống dịch, Hà Nội có thể xét nghiệm được 4.000 - 5.000 mẫu PCR/ngày nhưng giai đoạn đó Hà Nội chủ yếu mượn máy chuyên dụng của các đơn vị. Vì thế, Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn Hà Nội có cơ chế đặt hàng các bệnh viện của Trung ương và tư nhân có thể xét nghiệm PCR cho những trường hợp sốt, ho, khó thở và các bệnh nhân có nhu cầu để giảm tải cho Hà Nội trong công tác xét nghiệm.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Y tế giúp đỡ trong việc mua đủ lượng test nhanh, bởi hiện nay số lượng test của Hà Nội không đủ cung cấp cho số lượng người đăng ký đông.

"Hà Nội đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch từ cấp thành phố đến cơ sở trên tinh thần khoa học nhất nhưng không chủ quan, lơ là để thực hiện tốt mục tiêu "kép" là vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm duy trì sản xuất, phát triển kinh tế. Nếu đến ngày 12/8, Hà Nội không phát hiện thêm ca nhiễm nào thì có thể nói thành phố đã tương tối an toàn", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhận định.

Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại gia đình là cách ly cả nhà

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định: "Chúng ta đang đứng trước tình thế đặc biệt khi dịch COVID-19 trong nước bùng phát và trên toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm, các nước như Nhật Bản, Úc, Hong Kong có số người nhiễm dịch trong bệnh viện cao hơn đợt dịch thứ nhất.

Tại Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới sau khi kết thúc làn sóng thứ nhất.

Theo kinh nghiệm của WHO trong làn sóng dịch thứ nhất, cứ bình quân 1 triệu người dân có 10 người nhiễm.

"Từ đồ thị của đất nước, chúng tôi dự báo từ 23 đến 30/8 có nguy cơ cao nếu không có biện pháp quyết liệt ta sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, tức là cả có sẽ có khoảng 970 người phải điều trị trong bệnh viện".

Ông Nhân cho rằng TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương rất có nguy cơ vì có số lượng lớn người từ Đà Nẵng trở về.

Về tổng thể, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP.HCM, Huế, Quảng Ngãi, Đắk Lắk cần có biện pháp kiểm soát đặt biệt để ngăn dịch lan tỏa.

Theo ông Nhân, Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm COVID-19 trong khi Đà Nẵng có 1 triệu dân, bình quân 1 triệu người Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm, gấp 10 lần chỉ số 1 quốc gia có thể coi là có dịch mà WHO công bố. Do đó cần xác định Đà Nẵng là một trung tâm dịch đặc biệt nguy hiểm.

Bộ Y tế nói dịch đã diễn ra ở Đà Nẵng 2-2,5 chu kỳ thì đã nằm ở Đà Nẵng 2 tháng rồi, đến nay mới phát hiện ra số ca nằm trong cộng đồng. Do vậy cần kiểm soát ở mức cao nhất không cho dịch ở Đà Nẵng lan ra. Ở Vũ Hán khi áp dụng mức cao nhất tất cả gia đình ở nhà, 1 người chỉ được phát phiếu đi chợ 1 lần/ ngày, sau đó họ cấm hẳn và phát thực phẩm tại nhà.

TP.HCM có kinh nghiệm 1 người F0 thì phải cách ly 280 người. Nếu áp dụng cho Đà Nẵng có 100 người nhiễm thì cần 28.000 chỗ cách ly tại các cấp từ gia đình đến quận, huyện, thành phố. Do vậy không thể bố trí chỗ cách ly của thành phố cho 28.000 người. Phải coi cách ly ở gia đình là cách ly quan trọng nhất mới chứa nổi.

Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại gia đình là cách ly cả nhà. Làm sao cách ly ở nhà thực sự là giám sát lẫn nhau. TP.HCM có 140.000 người đi Đà Nẵng trở về nên đồng ý với Thủ tướng mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch, chính quyền cần giám sát chặt chẽ.

Sau phát biểu của Bí thư Thành ủy TP.TPHCM, Thủ tướng cho biết ngày 1/8 đã gọi điện trao đổi Chủ tịch UBND TP.HCM dừng hoạt động karaoke là đúng nhưng chưa nên giãn cách xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ Tổng bí thư đến Chủ tịch Quốc hội đều quán triệt không được chủ quan nên các biện pháp của Việt Nam cao hơn một mức so với thế giới. “ Chúng ta rất quyết liệt nhưng bình tĩnh, đã xác định Đà Nẵng là tâm điểm và chỉ đạo tập trung cao độ chi viện cho Đà Nẵng để dập dịch trong thời gian sớm nhất. Đến giờ chỉ đạo của Thủ tướng và ngành y tế cơ bản là đúng. Tình hình chúng ta vẫn đang kiểm soát được nên không quá chủ quan và cũng không hốt hoảng” – ông Đam nói.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh phải theo dõi chặt chẽ số người đi về, đi qua Đà Nẵng, thực hiện nghiêm quản lý khám chữa bệnh, quản lý nghiêm người cao tuổi có bệnh nền trong xã hội; phải tăng cường biện pháp phòng dịch trong cộng đồng như bến xe, bến tàu, phương tiện giao thông.

(Theo Tuổi trẻ)

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác ứng phó thuế đối ứng của Mỹ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác ứng phó thuế đối ứng của Mỹ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.

Sự kiện - 04/04/2025 13:09

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật

Ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mức phải thi hành kỷ luật.

Sự kiện - 04/04/2025 12:04

Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, phía Việt Nam cho rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.

Sự kiện - 04/04/2025 08:50

Quý I/2025, kinh tế Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số

Quý I/2025, kinh tế Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số

Kinh tế quý I/2025 của tỉnh Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số, đạt hơn 10,2%, trong đó công nghiệp - xây dựng tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế.

Sự kiện - 04/04/2025 07:16

Quảng Ninh: GRDP tăng 10,91% trong quý I

Quảng Ninh: GRDP tăng 10,91% trong quý I

Quý I/2025, Quảng Ninh ghi nhận mức tăng trưởng GRDP đạt gần 11%, nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh nhất cả nước. Tuy nhiên, phía sau con số tích cực này vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là tiến độ giải ngân đầu tư công và sức ép từ thị trường.

Sự kiện - 04/04/2025 07:02

Mặt bằng thuế quan Việt Nam đang thấp hơn nhiều với mức Mỹ tính toán

Mặt bằng thuế quan Việt Nam đang thấp hơn nhiều với mức Mỹ tính toán

Mặc dù Việt Nam đã chủ động điều chỉnh các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ song vẫn bị Mỹ áp mức thuế 46%. Bộ Tài chính đang tìm hiểu nguyên nhân vì sao phía Mỹ đưa ra mức thuế cao như vậy…

Sự kiện - 03/04/2025 17:47

  Mỹ áp thuế 46%: 'Hợp long' các mặt hàng, thị trường để đạt 64-65 tỷ USD xuất khẩu nông sản

Mỹ áp thuế 46%: 'Hợp long' các mặt hàng, thị trường để đạt 64-65 tỷ USD xuất khẩu nông sản

Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm nay trở nên khó khăn hơn khi Mỹ bất ngờ áp dụng mức thuế 46% đối với Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản…

Sự kiện - 03/04/2025 15:12

Thủ tướng: Lập ngay tổ phản ứng nhanh việc Mỹ áp thuế 46%

Thủ tướng: Lập ngay tổ phản ứng nhanh việc Mỹ áp thuế 46%

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam.

Sự kiện - 03/04/2025 13:52

Lãnh đạo các nước phản ứng với thuế đối ứng của Mỹ

Lãnh đạo các nước phản ứng với thuế đối ứng của Mỹ

Phản ứng của lãnh đạo các nước có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm đàm phán với Mỹ và có biện pháp trả đũa, đồng thời cho rằng chiến tranh thương mại gây tổn hại tới kinh tế thế giới.

Sự kiện - 03/04/2025 12:21

'Vươn mình trong hội nhập quốc tế'

'Vươn mình trong hội nhập quốc tế'

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 03/04/2025 11:22

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thu hút FDI chất lượng cao

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thu hút FDI chất lượng cao

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Sự kiện - 03/04/2025 05:47

Nhà vua Vương quốc Bỉ dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Quảng Ninh

Nhà vua Vương quốc Bỉ dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Quảng Ninh

Trong khuôn khổ chuyến thăm Quảng Ninh, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã tham dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, TX Quảng Yên.

Sự kiện - 02/04/2025 17:56

Giải leo 'Bước chân trên mây' lần 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa diễn ra từ 11-13/4

Giải leo 'Bước chân trên mây' lần 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa diễn ra từ 11-13/4

Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II sẽ từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.

Sự kiện - 02/04/2025 10:35

[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI

[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI

TS. Nguyễn Hoàng Lê cho rằng, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa, việc xây dựng và đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.

Sự kiện - 02/04/2025 09:33

Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM

Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM

Nghị định số 76 của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Sự kiện - 02/04/2025 07:33

Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh

Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh

Tại các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Nhà Vua Bỉ Philippe ủng hộ mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng, nhất là những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh.

Sự kiện - 01/04/2025 22:45