Thời cơ đối với khát vọng thịnh vượng của dân tộc

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
06:30 02/09/2020

Ngày 2/9/2020 là cột mốc đánh dấu kết thúc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và chuẩn bị chiến lược phát triển 2021-2030 với mục tiêu chuyển từ nước thu nhật trung bình thành nước có thu nhập cao, để biến khát vọng thịnh vượng của dân tộc thành hiện thực.

16

Khát vọng thịnh vượng

Năm 2016, Báo cáo “Việt Nam 2035” lần đầu tiên phác ra một Việt Nam thịnh vượng vào năm 2035, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Từ đó khát vọng thịnh vượng được lan tỏa, truyền cảm hứng đến mọi người Việt Nam.

Ngọn lửa khát vọng thắp sáng tư duy và hành động, đề ra và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Khát vọng thịnh vượng là nguyện vọng của các thế hệ người Việt Nam, nhưng do bối cảnh lịch sử của đất nước nên chưa thể thực hiện được. Sau ngày đất nước thống nhất, hai miền Nam - Bắc cùng xây dựng kinh tế trong hòa bình thì khát vọng thịnh vượng trỗi dậy với những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng. Do bối cảnh quốc tế không thuận lợi cộng với sai lầm về đường lối phát triển kinh tế nên khoảng 15 năm tiếp đó đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, cả nước làm không đủ ăn.

Chủ trương của Đảng đổi mới theo kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế với thế giới đã khơi dậy sức sáng tạo của người Việt Nam, lao động để làm giàu cho cá nhân và gia đình, góp phần làm giàu cho đất nước. Lần này khát vọng thịnh vượng được khơi dậy bởi sự hài hòa lợi ích giữa cá nhân khi được quyền tự do kinh doanh và lao động để nâng cao thu nhập với lợi ích của xã hội bằng các nguồn thu công cộng được gia tăng nhanh chóng, bảo đảm nhu cầu đầu tư xây dựng, xóa đói giảm nghèo, từng bước giải puyết có kết quả các vấn đề giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.

Kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1989 - 2019 khoảng 6,8%, mức cao trong khu vực ASEAN. Quy mô nền kinh tế tăng 40 lần, từ 6,3 tỷ USD năm 1989 lên 268 tỷ USD năm 2019; GDP/ người tăng 29 lần, năm 2019 đạt mức 2796 USD (chưa tính GDP sẽ điều chỉnh sau khi tính lại năm 2017). Bộ mặt thành thị và nông thôn đã được thay đổi cơ bản, mức sống của các tầng lớp dân cư đã được nâng cao, vài chục triệu người đã trở nên giàu có, phương thức sản xuất, kinh doanh và phân phối đã thay đổi theo hướng tiếp cận với chuẩn mực tiên tiến của thế giới.

Khi đã vượt qua cửa ải nghèo khó, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) thì người Việt Nam lại tin tưởng hơn vào thời gian không xa biến khát vọng thịnh vượng thành hiện thực, do đó hai cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc được xác định: năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu nước có thu nhập trung bình cao.

Thay đổi tương quan với thế giới

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới, Việt Nam đã từng bước tiến cùng thời đại, tham gia hợp tác khu vực với các nước ASEAN, khôi phục quan hệ với Trung Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, mở rộng hợp tác với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia, khôi phục quan hệ với Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều định chế tài chính, tiền tệ quốc tế…

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để Việt Nam khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, tận dụng có hội để tăng trưởng với tốc độ cao và hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Tháng 11/1993 Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) lần đầu tiên tổ chức tại Paris dưới sự chủ trì của WB, là hội nghị đầu tiên liên quan đến thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam. Đại diện của Việt Nam dự hội nghị với tư cách là khách mời để trình bày nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhằm thuyết phục các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ phát triển (ODA) cho nước ta.

Hội nghị CG thường niên trở thành Diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (VRDF), Việt Nam và WB đồng chủ trì hội nghị được tổ chức tại Việt Nam, dựa trên quan hệ đối tác mang tính xây dựng, trong đó các nhà tài trợ tôn trọng vai trò làm chủ của Việt Nam trong quá trình phát triển.

Cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng, hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương như Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Pháp, Canada, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore…và 23 nhà tài trợ đa phương gồm WB, IMF, ADB, Ngân hàng Đầu tư Bắc u (NIB), Quỹ Phát triển Bắc u (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Ngoài ra, còn có khoảng 600 tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm khoảng 200 triệu USD.

Từ 1993 đến 2020, tổng số ODA cam kết của Việt Nam là 80 tỷ USD, trong đó có 7 tỷ USD viện trợ không hoàn lại, hơn 70 tỷ USD vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vay lãi suất vẫn thấp hơn vay thương mại.

Các nhà tài trợ đánh giá Việt Nam đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay; JICA (Nhật Bản), ADB và WB đánh giá các dự án của cả ba nhà tài trợ này tại Việt Nam đạt kết quả tốt hơn các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Sri Lanka; Việt Nam từ một nước nhận viện trợ quốc tế đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ̉ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Cùng với ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 1988 đến 20/7/2020 có 29 247 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 352,3 tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện ước đạt 202,2 tỷ USD, đầu tư gián tiếp nước ngoài (PFI) và các nguồn vốn quốc tế khác đã tác động tích cực khơi dậy tiềm năng nguồn lực trong nước, nhất là vốn tư nhân và dân cư góp phần biến đổi bộ mặt nông thôn và thành thị Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2001 đến năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng 17 lần; năm 2001 đạt 30 tỷ USD, năm 2007, đạt 100 tỷ USD, năm 2011 đạt 200 tỷ USD, năm 2015 đạt 300 tỷ USD. Hai năm sau đó, tháng 12/2017 đạt mức 400 tỷ USD, hai năm tiếp theo, tháng 12/2019 đạt trên 500 tỷ USD. Do vậy, năm 2006 Việt Nam xếp thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu, thì năm 2018, đã có bước phát triển ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.

Trong ASEAN, năm 2019 Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Từ năm 2011 trở về trước, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt, kéo dài liên tục, đỉnh điểm lên là 18,02 tỷ USD vào năm 2008; từ năm 2012 đến nay liên tục xuất siêu (ngoại trừ năm 2015 nhập siêu 3,55 tỷ USD); năm 2019 xuất siêu 11,12 tỷ USD và 7 tháng năm 2020 xuất siêu 6,5 tỷ USD.

Tương quan lực lượng kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã thay đổi, thị phần của nước ta về GDP, đầu tư, thương mại quốc tế đã nâng cao, do đó vị thế của đất nước trong ASEAN, ở Châu Á và trên thế giới đã được nâng cao.

Để tận dụng thời cơ

VRDF 2019 là cơ hội tốt để Chính phủ lắng nghe ý kiến của các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế, tìm con đường tốt nhất để hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của dân tộc. Hội nghị đã bàn về ba trọng tâm: hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; đổi mới sáng tạo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình; ưu tiên hành động vì một Việt Nam thịnh vượng.

Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế và trong nước đều nhận định rằng, khi nước ta đã đạt đến trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, để tiếp tục tiến lên một cách bền vững thì cần phải có sự đột phá trong chính sách phát triển theo hướng đổi mới, sáng tạo, lấy nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học, công nghệ làm động lực tăng trưởng, coi trọng hiệu quả kinh tế- xã hội theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, lấy năng suất lao động tổng hợp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của quốc gia làm thước đo trình độ phát triển.

Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là quan trọng để từ bài học thành công vận dụng thích ứng với điều kiện của Việt Nam, từ bài học thất bại để tránh đi lại vết xe đổ của họ; nhưng không có mô hình phát triển của bất cứ quốc gia nào có thể áp dụng cho nước khác, vì vậy phương thức tốt nhất là từ kinh nghiệm của chính mình thông qua tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển đất nước, phân tích bối cảnh mới của thế giới và trong nước để tìm ra con đường đi tới.

Giáo sư người Mỹ Michael Porter cho rằng, năng lực cạnh tranh cần nhìn trên hai góc độ: 1) kinh tế vĩ mô là sự minh bạch của chính sách tài khóa và tiền tệ, thể chế công, phát triển con người và xã hội và 2) kinh tế vi mô là doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cạnh tranh không nên chỉ coi trọng kinh tế, mà còn cần hài hòa với vấn đề xã hội. Đây được coi là hai vấn đề cần được cân bằng cùng có lợi, không được nghiêng về một phía.

Giáo sư M. Porter khẳng định: “Tôi nghĩ không có công ty nào thành công nhờ sự bắt chước. Đừng tìm cách cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc bằng chi phí, giá cả hàng hóa thấp và nhân công giá rẻ̉. Các bạn phải tìm ra hình thức cạnh tranh khác, như cạnh tranh với công nghệ tốt hơn chẳng hạn, hoặc một cái gì đó độc đáo, khác hẳn họ”. Ông nói, tất nhiên có nhiều khi doanh nghiệp không có khả năng lựa chọn cái mình làm nhưng nếu có thể thì nhất định phải tìm ra một vị trí độc tôn bằng cách tạo sự khác biệt. Muốn vậy, doanh nghiệp không nên chạy theo đối thủ cạnh tranh, cũng như không hướng tới mọi khách hàng, mà phải định vị mình một cách cụ thể bằng cách xác định nhu cầu mới của khách hàng. “Nhiều công ty đã bỏ sót rất nhiều nhu cầu mới của những khách hàng mới. Vì vậy, các bạn hãy tạo ra những sản phẩm gần gũi với người tiêu dùng của mình. Hãy địa phương hóa thay vì toàn cầu hóa. Hãy tạo ra những giá trị để chia sẻ̉”.

Khi đề cập tới việc phân tích cấu trúc ngành để xác định lợi thế cạnh tranh, Giáo sư M. Porter nói rõ rằng cấu trúc ngành khác nhau tùy từng nước, từng khu vực. do đó “Việt Nam cần một hệ thống thông tin kinh doanh tốt hơn, nói cách khác là cần minh bạch hơn. Tôi cho là nền kinh tế có độ minh bạch càng cao thì năng suất và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng cao”.

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng do tác động của dịch Covid 19, nhiều quốc gia giàu có đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong khi khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam đã được đánh giá cao không chỉ phòng chống dịch bệnh, mà cả phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khi Việt Nam chủ động, tích cực chuyển sang nền kinh tế số thì lợi thế về con người, trí tuệ người Việt Nam ở trong nước và trên thế giới càng trở nên quan trọng. Vấn đề là cuộc cải cách nền giáo dục quốc gia cần được thực hiện có kết quả ở tất cả các cấp học để đào tạo được đội ngũ người lao động có tình độ chuyên môn cao thích ứng với công nghiệp và dịch vụ tương lai; đồng thời Nhà nước có chính sách thu hút nhân tài để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Khát vọng thịnh vượng của dân tộc phải trở thành hành động hàng ngày của mỗi người Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, cho xã hội, lan tỏa trong khát vọng phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân, tạo thành động lực của những con người tiên phong dẫn dắt quá trình phát triển và nguồn sức mạnh của quốc gia để hiện thực hóa giấc mơ thịnh vượng.

  • Cùng chuyên mục
Bộ GTVT: Khởi công hàng loạt dự án lớn, hoàn thành 50 dự án trong năm 2025

Bộ GTVT: Khởi công hàng loạt dự án lớn, hoàn thành 50 dự án trong năm 2025

Bộ GTVT cho biết, các dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, TP.HCM - Long Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan; cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1… sẽ được khởi công ngay trong quý I, II/2025.

Đầu tư - 30/12/2024 16:59

Tập đoàn UTI đầu tư thêm nhà máy 35 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Tập đoàn UTI đầu tư thêm nhà máy 35 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Công ty TNHH Uti Vina Vĩnh Phúc - công ty con thuộc Tập đoàn UTI Inc. (Hàn Quốc), Vendor cấp 1 của Samsung - đã nhận được giấy phép đầu tư vào một dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư 879,55 tỷ đồng, tương đương 35 triệu USD.

Đầu tư - 30/12/2024 16:53

Cẩn trọng trước chiêu lừa gọi video qua Messenger, dùng AI ghép mặt

Cẩn trọng trước chiêu lừa gọi video qua Messenger, dùng AI ghép mặt

Ban đầu, các đối tượng thu thập hình ảnh và video từ tài khoản mạng xã hội hoặc các nguồn khác của nạn nhân. Sau đó, dùng AI để ghép khuôn mặt và giọng nói, tạo cuộc gọi video giả mạo người thân, bạn bè.

Đầu tư - 30/12/2024 15:30

Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP

Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP

Việc đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều khả năng sẽ được thực hiện theo phương thức PPP, thay vì sử dụng ngân sách nhà nước như đề xuất trước đó của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT).

Đầu tư - 30/12/2024 11:36

Foxconn đã đầu tư 80 triệu USD cho dự án tại Bắc Giang

Foxconn đã đầu tư 80 triệu USD cho dự án tại Bắc Giang

Việc góp vốn này nhằm "đầu tư cổ phần dài hạn" trong bối cảnh Foxconn tăng cường dịch chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam.

Đầu tư - 30/12/2024 11:35

Thu hút đầu tư vào vận tải thuỷ kéo giảm chi phí logistics

Thu hút đầu tư vào vận tải thuỷ kéo giảm chi phí logistics

Năm 2024, vận tải hàng hóa đường thuỷ đạt gần 529 triệu tấn, tăng 11,2% so với năm 2023.

Đầu tư - 30/12/2024 08:59

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Huế trực thuộc Trung ương là cột mốc mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Huế trực thuộc Trung ương là cột mốc mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc TP. Huế trực thuộc Trung ương là cột mốc phát triển mới cho địa phương, dù vậy Huế cần thẳng thắn nhìn nhận thực chất vị trí của mình trên bản đồ phát triển của cả nước để có giải pháp quyết liệt hơn.

Đầu tư - 30/12/2024 07:02

Những dự án bất động sản nổi bật năm 2024

Những dự án bất động sản nổi bật năm 2024

Nhiều dự án bất động sản ra mắt trong năm 2024 đã "tô sáng" thêm bức tranh toàn cảnh thị trường, dù thị trường vẫn còn không ít khó khăn.

Đầu tư - 29/12/2024 15:16

Huế khởi công dự án chung cư 1.300 tỷ đồng

Huế khởi công dự án chung cư 1.300 tỷ đồng

Dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C khu chung cư Đống Đa có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư phát triển Đống Đa làm chủ đầu tư.

Đầu tư - 29/12/2024 13:33

Dự án bất động sản vướng mắc pháp lý, nguồn cung thiếu hụt

Dự án bất động sản vướng mắc pháp lý, nguồn cung thiếu hụt

Hàng nghìn dự án bất động sản bị đình trệ, chậm tiến độ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn cung nhà ở hạn chế, giá cả tăng cao ở các đô thị lớn.

Đầu tư - 29/12/2024 13:32

Điểm mặt 'vendor' Apple tại Việt Nam

Điểm mặt 'vendor' Apple tại Việt Nam

Bên cạnh 3 nhà cung cấp chủ chốt gồm Foxconn, Goertek, và Luxshare, Apple còn có hơn 30 nhà cung cấp khác tại Việt Nam.

Đầu tư - 29/12/2024 06:57

Bàn giao dự án nhà ở hơn 1.120 tỷ đồng ở Bình Định

Bàn giao dự án nhà ở hơn 1.120 tỷ đồng ở Bình Định

Dự án nhà ở thuộc quy hoạch Khu thiết chế Công đoàn tỉnh Bình Định với gần 1.500 căn hộ, tổng vốn hơn 1.120 tỷ đồng đã chính thức được bàn giao.

Đầu tư - 28/12/2024 15:53

Bảng giá đất mới khiến nhà đầu tư đau đầu

Bảng giá đất mới khiến nhà đầu tư đau đầu

Với những nhà đầu tư chuyên phân lô, bán nền, bảng giá đất mới tại Hà Nội khiến họ “đau đầu”, bởi lẽ các chi phí tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng, khiến lợi nhuận sụt giảm.

Đầu tư - 28/12/2024 14:36

Nhà đầu tư nước ngoài rất tin tưởng vào môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài rất tin tưởng vào môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2024, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khá, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần và vốn giải ngân...

Đầu tư - 28/12/2024 11:07

'Không để nhà đầu tư phải chạy lòng vòng'

'Không để nhà đầu tư phải chạy lòng vòng'

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cần thông tin công khai các bước, quy trình, thời gian thực hiện đầu tư dự án để không còn tình trạng nhà đầu tư phải chạy lòng vòng.

Đầu tư - 28/12/2024 10:26

'Lộ' doanh nghiệp muốn đầu tư dự án sản xuất hydrogen xanh ở Bình Định

'Lộ' doanh nghiệp muốn đầu tư dự án sản xuất hydrogen xanh ở Bình Định

CTCP Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ dự kiến đầu tư dự án sản xuất hydrogen xanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai, Bình Định nhận thấy nhiều vướng mắc và mong muốn Bộ Công Thương gỡ khó.

Đầu tư - 28/12/2024 09:56