Để biến khát vọng thịnh vượng của dân tộc thành hiện thực

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
07:30 28/01/2020

Dân tộc Việt Nam từ thuở khai sinh lập địa đã có ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh vì độc lập của tổ quốc và trong lao động sáng tạo để có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Vua Đinh Bộ Lĩnh khi đã thống nhất sơn hà, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt vào năm 968 (Đại là to, Cồ cũng là lớn) để khẳng định nước Việt là nước lớn, thể hiện ý chí và khát vọng của dân tộc xây dựng Tổ quốc hùng cường. Ý tưởng đó còn được ghi trên câu đối tại đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư: Tổ Việt quốc vươngTống Khai Bảo/Hoa Lư đô thị Hán Trường An (Nước cổ Việt ngang hàng với nhà Tống thời Khai Bảo/Kinhđô Hoa Lư như Tràng An của Nhà Hán).

Trong “Việt Nam văn minh sử cương”, Lê Văn Siêu giải thích: “Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra támcõi nữa”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới ngày2/9/1945: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”. Người di chúc cho các thế hệ người Việt Nam: “Còn non, còn nước, còn người/Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xâydựng hơn mười ngày nay”.

hin_anh_nha_may_o_to_vinfast_QCXE

Tiền đề

Hơn lúc nào hết, vào thời khắc thiêng liêng đón xuân Canh Tý, dân tộc Việt Nam quyết biến khát vọngcủa tổ tiên thành hiện thực, hướng tới quốc gia có thunhập trung bình cao vào năm 2030.

Từ khi nước ta vượt qua ngưỡng nước có thu nhậpthấp năm 2011 đến nay đã 9 năm; với mức tăng trưởngbình quân dưới 7%/năm giai đoạn 2011- 2019 thì nămnay GDP/người đạt khoảng 3000 USD, thấp hơn nhiềuso với Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Đuổi kịp trình độ phát triển của các nước phát triểntrong ASEAN là cột mốc đầu trên con đường tiến lênnhững nấc thang cao hơn trong quá trình biến khát vọng thịnh vượng của dân tộc thành hiện thực.

Bước sang năm cuối của Chiến lược phát triển2011- 2020, một mặt, tình hình chính trị, kinh tế và thị trường thế giới biến động khó lường, nhiều khiếm khuyết về kinh tế- xã hội của nước ta đã được phát hiện chậm được khắc phục, tạo nên thách thức lớn đối với quá trình tăng trưởng theo hướng kinh tếxanh và bền vững. Ví dụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa trên khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao không ngừng năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh quốc gia là vấn đề quan trọng đã được đề ra từ đầu thế kỷ XXI, đã gần hai thập niên nhưng vẫn chưa chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Giai đoạn 2011- 2019 tích lũy trongnước chỉ 24%/GDP trong khi vốn đầu tư xã hội/GDPlà 33,5%, tăng trưởng kinh tế 75% dựa vào vốn tạo ragánh nặng nợ quốc gia.

Mặt khác, nước ta đã tạo lập được tiền đề kinh tế,công nghệ, nhân lực, năng lực nội sinh đã gia tăng tạo điều kiện để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội, thực hiện đổi mới sáng tạo trong quản lý nhà nước, quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi sang nền kinh tế số, Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Vị thế đất nước trong ASEAN, ở Châu Á và trên thế giới được nâng cao; năm 2020 Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; năm nay có kim ngạch thương mại quốc tế trên 500 tỷ USD, thuộc tốp 15 nước có kim ngạch thương mại lớn nhất toàn cầu,thu hút FDI đứng thứ 18 các nước trên thế giới, tham gia một số FTA mới.

Khát vọng thịnh vượng của dân tộc phải được mỗingười Việt Nam nuôi dưỡng bằng lao động sáng tạo đểđóng góp vào mục tiêu chung.

Từng làm việc tại British Telecom, Singapore, năm2008 doanh nhân Trần Đăng Khoa trở về Việt Nam với ước mơ trở thành doanh nhân, diễn giả. Anh viết cuốn sách đầu tay của mình mang tên: “Sống và khát vọng” diễn đạt khát vọng sáng tạo, khát vọng vươn lên của một người Việt trẻ. Anh nhận xét: “Tôi tin rằng khát vọng Việt Nam trở thành một đất nước giàu mạnh là khát vọng to lớn và là chặng đường rất dài với rất nhiều khó khăn thử thách và thay đổi. Tuy nhiên, đó chắc chắn không phải là điều viễn vông vì nếu là viễn vông thì không có nhiều người có tâm, có tài và có tầm vẫn ngày ngày nỗ lực vì điều đó. Làm được hay không là chuyện của tương lai; điều quan trọng là chúng tập trung vào hiện tại rằng: Liệu chúng ta có đang nỗ lực hết mình vì khát vọng đó hay không (?).

Chuyển đổi sang nền kinh tế số

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Chính phủ các nước cần nhận thức hơn bao giờ hết về sự cần thiết của chiến lược phát triển nền kinh tế số để gia tăng lợi ích và đối phó với các thách thức chính như thất nghiệp, tình trạng bất bình bằng và đói nghèo.

Nền kinh tế số là một trong những ưu tiên của ASEAN với mục tiêu trở thành một trong năm nền kinh tế số hóa trên thế giới trước năm 2025, dựa trên những lợi thế không nhỏ: dân số hơn 600 triệu người, trong đó 94% người dân biết chữ, 50% dân số dưới 30 tuổi, khoảng 90% số người dưới 30 tuổi tiếp cậnInternet.

Dự báo nền kinh tế số có thể làm cho GDP củaASEAN tăng thêm 1.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tiếp theo.

Nước ta có lợi thế trong việc tham gia CMCN4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số: (i) Là nước đang phát triển nên không chịu gánh nặng quá lớn của hệ thốngsản xuất cũ, nên chi phí ít hơn khi chuyển sang kinh tế số so với nước phát triển; (ii) Việt Nam đang trong giaiđoạn dân số vàng, theo số liệu thống kê tháng 3/2019thì 64 triệu người (65,7% dân số) sử dụng internet, 50 triệu người (51,8% dân số) dùng facebook; số lượng và chất lượng người Việt Nam làm việc về trí tuệ nhân tạo (AI) ở trong nước và trên thế giới không có sự khác biệt lớn với Hàn Quốc và Nhật Bản; (iii) Mạng 3G, 4Gđã phủ sóng trên phạm vi cả nước, mạng 5G đang được xây dựng và vận hành vào năm 2020; (iv) Việt Nam đã có 30 nghìn doanh nghiệp phần cứng, phần mềm nội dung số và dịch vụ ICT, năm 2017 đạt doanh thu 91,6 tỷ USD, gấp 12 lần 2007 (7,6 tỷ USD); (v) Quyết tâm chính trị của Nhà nước và từng bước xây dựng khung khổ pháp lý cho nền kinh tế số.

Vấn đề quan trọng nhất là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kinh tế số trong quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp.

Chính phủ cần khuyến khích ý tưởng mới và sáng tạo trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số; tạo không gian thử nghiệm đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế số. Các ứng dụng công nghệ số là đòn bẩy thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các cá nhân và doanh nghiệp, do vậy cần có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Chính phủ với tư duy quản lý thông thoáng nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chính phủ cần hoàn thiện thể chế để cùng khu vực tư nhân đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, dịch vụ 5G, ứng dụng các giải pháp công nghệ số hiện đại như Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot, thanh toán không dùng tiền mặt.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo phương châm xã hội hóa giáo dục, cập nhật giáo trình đào tạo CNTT gắn với các xu thế công nghệ mới, liên kết đào tạo và thực hành giữa các trường và doanh nghiệp để gắn việc học lý thuyết với rèn luyện tay nghề.

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) đã tính toán theo mô hình Công ty Oxford’sGlobal Economics dựa trên hai nguồn: (i) doanh nghiệp gắn với hiệu quả chi phí và sản phẩm, dịch vụ mới; (ii) các ngành nghề mới của CMCN 4.0 xuất hiện.

Kết quả so với chỉ có cải cách đơn thuần thì tùy theo ba kịch bản (thấp, trung bình và cao), việc chuyển đổi sang nền kinh tế số có thể làm cho GDP của nước ta tăng thêm từ 28,5 đến 62,1 tỷ USD, tương đương 7-16% GDP đến năm 2030.

FTAs mới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào ngày14/1/2019. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xãhội Quốc gia (Bộ KH&ĐT) nhận định: Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn với thuế suất thấp hơn, nhất là các thị trường mà nước ta chưa ký kết hiệp định tự do thương mại như Canada, Mexico, và Peru…dự báo tác động của CPTPP với Việt Nam vào khoảng1,3% GDP. Nếu mở cửa lớn hơn về dịch vụ, thì mức tăng trưởng GDP có thể là 2,1%.

Kết quả bước đầu rất khả quan, 6 tháng đầu năm 2019 thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng lên rõ rệt, với Canadađã tăng trên 70%, với Mexico tăng trên 8%.

Trong tổng số khoảng 500 giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế cho sản phẩm xuất khẩu vào khối CPTPP mà Bộ Công thương cấp cho doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2019 thì có tới 90% là hàng hóa xuất sang thị trường Canada và Mexico.

Theo cam kết của Canada, CPTPP có hiệu lực, 42,9% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Canada có thuế 0% từ năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm thứ 4. Thuỷ sản được xem là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada, năm 2019 sẽ vượt xa mốc 240 triệu USD của năm 2018, do 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã được hưởng thuế xuất 0% từ ngày CPTPP có hiệu lực. Mexico là đối tác thương mại lớn thứ bacủa Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil và Argentina.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may. Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ 14/1, tương đương 36.5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từkhi Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định FTA EU- Việt Nam (EVFT) được xem là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đã lưu ý đếnchênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Thị trường EU mở cửa cho Việt Nam ở mức độ rất cao với số dòng thuế được giảm tới hơn 90%, hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU đều được giảm thuế với tốc độ nhanh, sau 7 năm thì tất cả các mặt hàng đều được hưởng thuế suất 0%. Việt Nam cũng có cơ hội được nhập khẩu máy móc, thiết bị tốt hơn từ EU.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo: EVFTA làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% năm 2020, 42,7% năm 2025 và 44,37% năm 2030; kim ngạch nhập khẩu từ EU tăng khoảng15,28% năm 2020, 33,06% năm 2025 và 36,7% năm2030 so với không có Hiệp định; góp phần tăng GDP của Việt Nam bình quân 2,18-3,25% giai đoạn 2019-2023, 4,57-5,30% giai đoạn 2024-2028 và 7,07-7,72% giai đoạn 2029-2033.

Quan trọng hơn là CPTPP và EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện thể chế để đáp ứng các cam kết với các đối tác của hai Hiệp định này, phải cải cách nền hành chính quốc gia, giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến quản trị doanh nghiệp, đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cán bộ quản trị doanh nghiệp và người lao động.

Cải cách để tăng tốc

Kinh nghiệm của hơn 30 năm nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cho thấy rằng, để vượt qua thách thức, đồng thời tranh thủ thời cơ mới mà giai đoạn nào cũng xuất hiện thì nhân tố quyết định là cải cách đồng bộ thể chế kinh tế và thể chế chính trị một cách liên tục, không ngừng để tạo ra chuyển biến trong tương lai. Lúc nào, ở đâu lơ là cải cách thể chế thì lúc đó và ở đó nảy sinh trì trệ, tiêu cực, tệ nạn xã hội.

Trong quyển sách của Acemoglu và Robison “ Tại sao các quốc gia thất bại” (2012) đã nhận xét: nhiều nước chưa thoát khỏi tình trạng kém phát triển vì thực hiện không thành công các cuộc cải cách thể chế.

Cải cách thể chế kinh tế tạo điều kiện phân bố nguồn lực hợp lý và hiệu quả thì cải cách thể chế chính trị thông qua phân bố cán cân quyền lực chính trị của xã hội, bảo đảm việc lựa chọn thể chế kinh tế trong tương lai.

Việc tiến hành cải cách thể chế kinh tế trước một bước theo phương châm “dò đá qua sông” là phù hợp với thực tiễn của đất nước khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, không gây ra cú sốc về xã hội như một số nước; tuy vậy việc chậm tiến hành cải cách thể chế chính trị đã tác động không thuận chiều đến cải cách thể chế kinh tế; do vậy cùng với tiếp tục cải cách thể chế kinh tế theo hướng xây dựng kinh tế thị trường hoàn chỉnh với sự tham gia bình đẳng trước pháp luậtcủa nhiều thành phần kinh tế trong môi trường đầutư và kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sáng tạocủa doanh nhân, người lao động; thì cần đẩy nhanh cải cách để hình thành thể chế chính trị dung hợp, theo đó nhà nước chỉ tập trung quyền lực ở một sốyếu tố nền tảng xã hội; đồng thời giảm bớt quyền lựcbằng cách phân bố cho các nhóm trong cộng đồng dâncư.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì tốc độ và thời gian để đạt được khát vọng thịnh vượng của dân tộc tùy thuộc vào cuộc cải cách thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Có thể nêu lên hai kịch bản gắn với nhân tố cải cách để tận dụng có hiệu quả hai yếu tố mới là chuyển đổi sang nền kinh tế số và thực hiện thành công FTAs mới: (i) Kịch bản tăng trưởng như năm nay khoảng 7%/năm do cải cách chậm và thiếu đồng bộ và (ii) Kịch bản tăng trưởng nhanh 8-9% do cải cách nhanh và đồng bộ. Với kịch bản sau thì đến năm 2030 Việt Nam có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao, vượt trên 8.000 USD/người.

Khát vọng thịnh vượng của dân tộc phải trở thành khát vọng cháy bỏng của mỗi người Việt Nam, như Nadim Hitmet, nhà thơ lớn Thổ Nhĩ kỳ đã viết: “Nếu tôi không cháy lên/Nếu anh không cháy lên/Nếu tất cả chúng ta không cháy lên/Thì làm sao bóng tối cóthể trở thành ánh sáng”.

  • Cùng chuyên mục
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56