Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Hướng về đúng bản chất

ĐÌNH VŨ
07:00 06/08/2024

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ đạt 20% GDP và lên mức 25% GDP vào năm 2030. Sau thời kỳ khó khăn năm 2022, thị trường TPDN đang có những bước hồi phục, hướng tới giai đoạn phát triển lành mạnh, bền vững.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên đà hồi phục, được kỳ vọng phát triển theo hướng bền vững, lành mạnh trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ: Trọng Hiếu

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, giai đoạn 2019 – 2024, thị trường trái phiếu đã có những bước phát triển tích cực, quy mô ngày càng mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh từ 9% GDP trong năm 2018 lên gần 12% GDP trong năm 2024. Khuôn khổ pháp lý tiếp tục được cải thiện, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Trong giai đoạn 10 năm từ 2009 - 2019, quy mô toàn thị trường đạt trung bình chỉ khoảng 3 tỷ USD, nhưng đến năm 2020 con số tăng nhảy vọt, lên gấp 4 lần đạt mốc 12,36 tỷ USD, rồi lên 26,26 tỷ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, cần thấy rằng, sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ 2018-2021, khủng hoảng thị trường trái phiếu xảy ra vào năm 2022 đã khiến dư nợ trái phiếu sụt giảm mạnh từ mức 16% GDP xuống còn 12% GDP.

Đánh giá chung, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ 15 năm qua, nhưng khi so với một số quốc gia trong khu vực Asean thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tương đối nhỏ, sau giai đoạn phát triển nóng gặp rất nhiều khó khăn.

Mục tiêu lớn

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán được Chính phủ ban hành cuối năm ngoái đặt ra mục tiêu đến 2025, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp 20% GDP và đạt 25% GDP vào năm 2030.

Để đạt mục tiêu trên, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating phân tích, nếu Việt Nam chỉ tăng trưởng GDP tốc độ bình quân 5,5 - 6% cho 8 năm tới thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vào khoảng 160 - 170 tỷ USD, tăng 3,5 lần so với hiện tại và quy mô thị trường sẽ tương đương với Malaysia. Như vậy, bình quân 8 năm tới, mỗi năm Việt Nam phải phát hành mới khoảng 370.000 tỷ đồng trái phiếu.

Hiện nay, thị trường trái phiếu so với GDP khoảng 11-12% nhưng so tổng vốn huy động thì quy mô trái phiếu còn nhỏ bé, chỉ tương đương khoảng 8% so với tín dụng, các doanh nghiệp hiện nay chưa tiếp cận đúng nghĩa thị trường vốn mà vẫn thông qua ngân hàng huy động vốn ngắn hạn.

Các điểm hạn chế, tồn tại của thị trường đã được chỉ ra gồm: Thứ nhất, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp hạn chế. Số lượng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá ít, tập trung vào một nhóm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, công nghiệp. Điều này vừa tiềm ẩn rủi ro cho thị trường, lại khó mở rộng thị trường theo hướng bền vững, trở thành kênh vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Thứ hai, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối nhỏ và kém thanh khoản so với các thị trường khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore. Khối lượng và tần suất giao dịch thấp cùng với quy mô nhỏ so với các nước lân cận không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ ba, sự thiếu minh bạch là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, điều này có thể khiến nhà đầu tư khó đánh giá rủi ro của một loại trái phiếu cụ thể để đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc đầu tư vào trái phiếu nào. Nhiều tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam chưa được xếp hạng tín nhiệm, khiến nhà đầu tư khó đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành.

Thứ tư, thị trường thiếu các nhà đầu tư tổ chức có quy mô. Theo số liệu FiinRatings, ngân hàng thương mại vẫn là nhà đầu tư lớn nhất sở hữu trên thị trường trái phiếu riêng lẻ, hiện ở mức 43% vào cuối 2023. Đây là tỷ lệ khá cao trong tương quan với các thị trường trong khu vực. Trong khi đó, các định chế đầu tư tổ chức bao gồm quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện còn sở hữu rất hạn chế (9%). Sự lệ thuộc quá lớn của “đầu ra” của thị trường TPDN vào các ngân hàng sẽ làm cho thị trường trái phiếu có nhiều biến động hơn và đòi hỏi sự phối hợp chính sách cao hơn cho thị trường tài chính Việt Nam.

Thứ năm là phát hành trái phiếu ra công chúng còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn khiến tỷ lệ trái phiếu phát hành ra công chúng còn rất nhỏ sao với quy mô thị trường (hiện nay khoảng 10%). Việc đơn giản hoá các quy định liên quan tới phát hành trái phiếu ra công chúng đặt cơ quan quản lý trước nhiều thách thức để vừa đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, vừa phải tăng phát hành ra công chúng.

Thứ sáu về khuôn khổ pháp lý cho thị trường, một số ý kiến đề xuất cần có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 08/2023 để có cơ sở tiếp tục gia hạn một số quy định của nghị định này hoặc không cần đánh giá lại các quy định của Nghị định 65 hay Nghị định 155 để thúc đẩy phát triển thị trường TPDN theo hướng minh bạch, ổn định và phù hợp thông lệ quốc tế.

Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng thị trường TPDN năm 2024 được nhận định là vẫn có điểm sáng.

Hồi phục, hướng tới giai đoạn mới

Theo Bộ Tài chính, lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/6/2024 đã có 41 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổ chức tín dụng chiếm 63,2% (69,6 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6% (31,5 nghìn tỷ đồng). Điều này cho thấy dấu hiệu thị trường trái phiếu đã ấm dần lên.

Nút thắt của thị trường vẫn tập trung vào nhóm bất động sản - là nhóm có nhu vốn cao và tập trung vào nguồn vốn trung và dài hạn. TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá, từ đầu tháng 8/2024, 3 bộ luật (Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản) và 7 nghị định hướng dẫn luật sẽ có hiệu lực, hứa hẹn tạo ra một sức bật mới cho thị trường bất động sản nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung.

Theo đó, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là giải phóng mặt bằng vì khung giá cũ quá thấp so với thị trường thì trong luật mới đi theo hướng định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Người dân phải được bồi thường theo giá cao hơn và giải phóng mặt bằng hứa hẹn sẽ nhanh hơn.

Ngoài ra, hàng loạt các nghị định về phát triển nhà ở xã hội, cho phép người nước ngoài mua nhà, minh bạch toàn bộ thông tin về thị trường nhà ở, bất động sản, cho phép tư nhân kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ, đặc biệt sẽ có nghị định về xử lý các dự án do vướng mắc về thủ tục ở Hà Nội và TP.HCM, ước tính lên tới hàng nghìn dự án, xử lý theo hướng không phải đấu thầu... hứa hẹn sẽ tạo cú huých lớn cho thị trường bất động sản nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá, về phía nhà đầu tư, khi thị trường tài chính sôi động trở lại, dự án cụ thể, thông tin minh bạch, có phát hành mới với lãi suất hấp dẫn, cao hơn tiền gửi tiết kiệm (ngân hàng phát hành 7-8%, doanh nghiệp phát hành 10%) thì nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua.

Về phần mình, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup đánh giá, 6 tháng cuối năm thị trường trái phiếu sẽ tích cực hơn khi những ngành cần nhiều vốn như hạ tầng, nước, rác thải,... được đẩy mạnh. Đã có nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này có kế hoạch phát hành.

Một điểm rất đáng lưu ý là loại hình trái phiếu của nhóm hạ tầng, nước, rác thải là vốn dài hạn, hướng trái phiếu về đúng bản chất, có nhiều sâu, với kỳ hạn từ 10 - 20 năm.

"Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy đang đi theo hướng chậm nhưng chắc, có dự án rõ ràng, minh bạch, tiếp cận đúng đối tượng nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro phù hợp, giảm rủi ro xáo trộn như trước đây", ông Thuân nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Ông Vũ Hữu Điền kiêm nhiệm Tổng Giám đốc VPBankS

Ông Vũ Hữu Điền kiêm nhiệm Tổng Giám đốc VPBankS

Tân CEO VPBankS có 25 năm trong ngành tài chính, từng giữ chức vụ quan trọng tại Tập đoàn Quản lý quỹ và Đầu tư Dragon Capital.

Tài chính - 06/11/2024 10:35

VEAM sắp chốt quyền trả cổ tức hơn 5.000 đồng/cp

VEAM sắp chốt quyền trả cổ tức hơn 5.000 đồng/cp

VEAM được giới phân tích đánh giá cao ở chính sách cổ tức hấp dẫn mỗi năm, nguồn tiền mặt lớn và lợi nhuận được chia từ liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, BCTC của tổng công ty bị kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh nhiều vấn đề.

Tài chính - 06/11/2024 10:31

Nhiều doanh nghiệp thủy điện báo lãi quý III/2024 tăng bằng lần

Nhiều doanh nghiệp thủy điện báo lãi quý III/2024 tăng bằng lần

Nhóm doanh nghiệp thủy điện kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khởi sắc khi hiện tượng La Nina dự báo diễn ra mạnh từ tháng 8 - 12/2024.

Tài chính - 06/11/2024 10:29

IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma

IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma

Một điểm nhấn trên BCTC quý III/2024 của IPA là tập đoàn đã thoái hết vốn khỏi CTCP Dược phẩm Eco (Eco Pharma).

Tài chính - 06/11/2024 08:57

Số lượng tài khoản chứng khoán vượt ngưỡng 9 triệu

Số lượng tài khoản chứng khoán vượt ngưỡng 9 triệu

Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở ròng đạt 156.689 trong tháng 10/2024. Con số này thấp hơn lượng tài khoản mở mới so với 3 tháng trước.

Tài chính - 06/11/2024 08:54

Nợ xấu ngân hàng trên sàn tăng thêm 2,3 tỷ USD sau 9 tháng

Nợ xấu ngân hàng trên sàn tăng thêm 2,3 tỷ USD sau 9 tháng

Nợ xấu tiếp tục phình trong 9 tháng đầu năm, có đơn vị số dư nợ xấu tăng đến 70% so với 2023. Chỉ một vài nhà băng có tỷ lệ nợ xấu đi lùi như VPBank, SHB, OCB.

Tài chính - 06/11/2024 06:30

Có nên đón 'sóng ăn Tết' khi VN-Index về vùng 1.240?

Có nên đón 'sóng ăn Tết' khi VN-Index về vùng 1.240?

Khi VN-Index về vùng 1.240 hay thậm chí 1.200 có thể kích hoạt dòng tiền quay trở lại. Đồng thời, nhiễu động về cuộc bầu cử Mỹ qua đi có thể dẫn đến con sóng tăng từ tháng 11 đến tháng 4 như trong các năm trước.

Tài chính - 05/11/2024 10:27

FTSE Rusell và Morgan Stanley ghi nhận nỗ lực nâng hạng TTCK của Việt Nam

FTSE Rusell và Morgan Stanley ghi nhận nỗ lực nâng hạng TTCK của Việt Nam

TTCK được nâng hạng có thể giúp thu hút 2,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động và dự kiến có khoảng 4-6 tỷ USD từ các quỹ đầu tư vào Việt Nam.

Tài chính - 05/11/2024 07:00

Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng

Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng

Tổng 2 lần định giá TSĐB liên quan tới dự án Anara Bình Tiên của Sacombank lên tới hơn 23.900 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, là diễn biến đáng chú ý trong bối cảnh nhà băng này trước nay có tiêu chuẩn tín dụng khá khắt khe và không quá "mặn mà" với lĩnh vực bất động sản.

Tài chính - 05/11/2024 07:00

BIDV tiếp tục đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

BIDV tiếp tục đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên - chủ dự án Kenton Node, là một doanh nghiệp có tiếng tăm trong ngành xây dựng hạ tầng.

Tài chính - 04/11/2024 16:09

Doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục ‘ăn nên làm ra’

Doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục ‘ăn nên làm ra’

Doanh nghiệp bán lẻ thi nhau ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tăng tốc mở rộng cửa hàng để giành thị phần.

Tài chính - 04/11/2024 13:43

Chuyên gia kiến nghị giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành

Chuyên gia kiến nghị giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành

Để tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, chuyên gia NEU kiến nghị Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần khẩn trương giảm 0,5% tất cả các loại lãi suất điều hành…

Tài chính - 04/11/2024 13:42

Lợi nhuận ngân hàng quý III: Tiếp đà tăng trưởng nhưng vẫn có đơn vị thua lỗ

Lợi nhuận ngân hàng quý III: Tiếp đà tăng trưởng nhưng vẫn có đơn vị thua lỗ

Lợi nhuận nhà băng quý III ghi nhận tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, song khá phân hóa. Có đơn vị lãi tăng bằng lần, có đơn vị giảm sâu và thậm chí lỗ.

Tài chính - 03/11/2024 09:54

Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn

Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy các doanh nghiệp dầu khí thuộc nhóm thượng nguồn đều có kết quả lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhóm hạ nguồn lại có kết quả kém khả quan hơn do giá dầu giảm.

Tài chính - 03/11/2024 06:30

HoSE hủy giao dịch bán 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ

HoSE hủy giao dịch bán 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ

Bà Lê Thị Huệ đã không công bố thông tin, không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch, trong khi bà là người có liên quan đến người nội bộ của VIB.

Tài chính - 02/11/2024 09:33

Triển vọng doanh nghiệp thủy sản sáng sau quý III thắng lớn

Triển vọng doanh nghiệp thủy sản sáng sau quý III thắng lớn

Doanh nghiệp thủy sản thi nhau công bố doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước và đạt mức cao nhất trong 3 quý. Song lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi giá cước vận tải tăng cao.

Tài chính - 02/11/2024 07:00