Thế giới giữa khủng hoảng Covid-19, một loạt nước thành điểm nóng

THANH HẢO
06:36 03/05/2021

Cách đây 12 tháng, khi Covid-19 mới bùng phát, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh rằng một cách tiếp cận toàn cầu là con đường duy nhất thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.

"Con đường phía trước là đoàn kết: đoàn kết ở cấp độ quốc gia, và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại cuộc họp báo tháng 4/2020.

Một năm trôi qua nhanh chóng và những cảnh tượng khủng khiếp ở Ấn Độ, nơi các bệnh viện quá tải bệnh nhân Covid-19 và hàng nghìn người chờ chết vì thiếu oxy cho thấy những cảnh báo như trên không hề được coi trọng.

Ấn Độ không phải là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên hôm thứ Năm tuần trước (29/4), một bước đi không mong muốn vì tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao nhất châu Âu.

1

Covid-19 đang gây đau thương cho nhiều người ở Ấn Độ trong làn sóng thứ 2. Ảnh: Reuters

Từ đầu tuần trước, Iran ghi nhận số ca tử vong hàng ngày chưa từng có, với nhiều thị trấn và thành phố buộc phải phong tỏa một phần để ngăn virus lây lan. Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo đang hứng chịu làm sóng dịch thứ 4.

Bức tranh trên toàn Nam Mỹ cũng rất ảm đạm. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Brazil tiếp tục có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới tính theo dân số. Đến nay, nước này có hơn 14,5 triệu ca nhiễm và gần 400.000 ca tử vong.

Một số quốc gia đã phải lên tiếng xin trợ giúp. Những ngày gần đây, một loạt nước đã gửi máy tạo oxy, máy thở cùng nhiều loại vật tư y tế khác đến Ấn Độ. Tuy nhiên, một phản ứng toàn cầu được phối hợp như kêu gọi của Tổng giám đốc WHO cách đây một năm – được lặp lại nhiều lần bởi chính WHO và nhiều tổ chức y tế toàn cầu vẫn chưa đạt được.

Trong khi một số nước phương Tây đang hướng tới cuộc sống bình thường trong những tuần tới, bức tranh Covid-19 toàn cầu vẫn rất thê thảm. WHO thông báo số ca nhiễm trên thế giới đã tăng tuần thứ 9 liên tiếp, và số ca tử vong tăng tuần thứ 6 liên tiếp.

"Nói cụ thể, số ca nhiễm trên toàn cầu tuần trước gần bằng số ca nhiễm 5 tháng đầu tiên của đại dịch cộng lại", ông Tedros nói.

2

Ảnh: Reuters

Mất cân bằng phân phối vắc-xin

COVAX – sáng kiến chia sẻ vắc-xin toàn cầu cung cấp các liều miễn phí hoặc giảm giá cho những nước có thu nhập thấp – vẫn là cơ hội tốt nhất để hầu hết mọi người được tiêm ngừa Covid-19, từ đó có thể giúp kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, COVAX phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của Ấn Độ, thông qua Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nơi sản xuất vắc-xin AstraZeneca vốn là nền tảng của sáng kiến này.

Ấn Độ đã hứa cung cấp 200 triệu liều trong khuôn khổ COVAX, với các lựa chọn lên đến hơn 900 triệu liều nữa, sẽ được phân phối cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Thế nhưng, tình hình xấu đi nhanh chóng ở chính quốc gia tỷ dân này đã khiến New Delhi chuyển trọng tâm từ COVAX sang ưu tiên cho người dân trong nước.

Trong khi đó, các nước phương Tây bị chỉ trích vì tích trữ vắc-xin. Một số nước, trong đó có Mỹ, Canada và Anh, đã đặt hàng vắc-xin nhiều hơn mức cần đến.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, hôm 28/4, nói rằng nước ông – đang tiêm cho những người khỏe mạnh ở độ tuổi 40, đã cung cấp ít nhất một liều cho những công dân lớn tuổi và dễ bị tổn thương – hiện nay không dư vắc-xin để gửi cho Ấn Độ. London cho biết sẽ chia sẽ vắc-xin thừa ở giai đoạn sau.

Tại Mỹ, dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 30/4 cho thấy mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều đủ điều kiện tiêm vắc-xin và 30% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Nhà Trắng thông báo sẽ tài trợ cho Ấn Độ 60 triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới sau khi tiến hành đánh giá an toàn.

Trong khi đó, ở Israel, hơn một nửa tổng dân số đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin ngừa Covid-19 và nước này đang nới lỏng các hạn chế.

Tính đến đầu tháng 4, chỉ 0,2% trong số hơn 700 triệu liều vắc-xin được tiêm trên toàn cầu tập trung ở các nước thu nhập thấp, trong khi các quốc gia có thu nhập cao và trên trung bình chiếm hơn 87% số liều, theo ông Tedros.

Ở các nước thu nhập thấp, cứ 500 người thì chỉ có 1 người đã được tiêm ngừa Covid-19, trong khi ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ được tiêm là 1/4. Tổng giám đốc WHO miêu tả sự tương phản này là "mất cân bằng gây sốc".

3

Hầu hết các thành phố của Ấn Độ đều xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin ngừa Covid-19. Ảnh: AP

"Giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất'

Là một sáng kiến được dẫn đầu bởi WHO, Liên minh Vắc-xin - được gọi là Gavi - và Liên minh Đổi mới chuẩn bị sẵn sàng cho dịch bệnh, COVAX được xác định là "giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất" cho đại dịch, bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng trên toàn cầu với các loại vắc-xin ngừa Covid-19.

Mục tiêu ban đầu là có 2 tỷ liều vắc-xin vào cuối năm 2021, đủ bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương và các nhân viên y tế tuyến đầu ở những nước thành viên.

Tuy nhiên, do các nước giàu tích trữ vắc-xin và các nguồn cung bị gián đoạn, COVAX đã phải vật lộn để theo kịp tiến độ phân phối.

Lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên được COVAX giao là cho Ghana ngày 24/2. Đến nay, sáng kiến này mới chỉ vận chuyện 49,5 triệu liều tới 121 quốc gia – quá ít so với kế hoạch ban đầu là phân phối 100 triệu liều vào cuối tháng 3.Thực tế này bộc lộ những trở ngại đối với một phản ứng toàn cầu có phối hợp, vì các nước riêng rẽ đều ưu tiên lợi ích của mình, theo CNN.

(Theo Vietnamnet)

  • Cùng chuyên mục
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí

Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí

Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.

Sự kiện - 14/06/2025 19:45

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027

Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.

Sự kiện - 14/06/2025 15:47

Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số

Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số

Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.

Sự kiện - 14/06/2025 15:46

[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập

[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập

Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.

Sự kiện - 14/06/2025 10:33

Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh  Quảng Ngãi

Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi

Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Sự kiện - 14/06/2025 06:45

Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Sự kiện - 13/06/2025 19:30

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Sự kiện - 13/06/2025 12:55

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.

Sự kiện - 12/06/2025 14:41

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.

Sự kiện - 12/06/2025 11:31

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.

Sự kiện - 12/06/2025 06:45

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.

Sự kiện - 11/06/2025 19:10

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện - 11/06/2025 06:45

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Sự kiện - 11/06/2025 06:44

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25