Thay đổi chính trị đang đến với ba nền kinh tế lớn nhất EU

KIM NGÂN
09:05 04/01/2022

Cán cân quyền lực đang thay đổi ở ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu và thị trường tài chính có thể chịu tác động lớn bởi những thay đổi này.

Phap

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Mario Draghi. Ảnh: Corbis News

Đức vừa bước sang một trang mới khi bà Angela Merkel kết thúc 16 năm lãnh đạo nước này, Pháp đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống không chắc chắn vào mùa xuân và Ý đang hồi hộp chờ đợi liệu ông Mario Draghi có rời chức thủ tướng không, theo CNBC.

Erik Nielsen, kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư UniCredit, nói trong một lưu ý gửi khách hàng tháng 12: “Chúng ta có thể đang ở một thời khắc rất quan trọng, có ý nghĩa tích cực đáng chú ý về khía cạnh chính sách”.

Đức

“Chính phủ mới của Đức sẽ đem đến những cải cách đáng kể ở Đức, và nếu ít gây xôn xao và thẳng thắn như mong đợi, sẽ có thể thúc đẩy các cải cách ở châu Âu”.

Chính phủ mới của Đức cam kết sẽ loại bỏ phát thải carbon trong nền kinh tế nước này và đầu tư vào số hóa. Chính phủ cũng sẽ theo đuổi “chính sách tài khóa lành mạnh” từ năm 2023 trở đi, một khi các biện pháp kích thích kinh tế để đối phó với đại dịch giảm bớt.

Những mục tiêu này có thể tác động đến các cuộc thảo luận của châu Âu về cách cập nhật các nguyên tắc tài khóa - một chủ đề mà các nhà đầu tư trên thị trường đang theo sát.

Khu vực đồng euro đã có các mục tiêu nợ và thâm hụt nghiêm ngặt, nhưng thiếu thực thi đối với các quy tắc này. Ngoài ra, có câu hỏi đặt ra liệu những mục tiêu này còn đúng trong một thế giới hậu đại dịch không. Chuyện chính phủ sẽ chi bao nhiêu và vào đâu có thể có tác động trực tiếp đến thị trường trái phiếu.

Các nhà phân tích tại tập đoàn tài chính ING cho biết trong một lưu ý tháng 12: “Các biện pháp kích thích của chính phủ cũ cộng với các chính sách đầu tư ấn tượng của chính phủ mới sẽ đem lại tăng trưởng nổi bật trong năm 2022”.

Theo Phòng thống kê quốc gia, kinh tế Đức tăng trưởng 2% trong quý II/2021 và 1,7% trong quý III. Năm 2020, GDP giảm gần 5%. Những con số này chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

“Ngay khi những vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu giảm bớt và làn sóng đại dịch thứ tư ở lại phía sau chúng ta, sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi mạnh mẽ, tiêu dùng tư nhân sẽ bắt đầu tăng và đầu tư sẽ khởi sắc, nền kinh tế Đức sẽ có sự trở lại ấn tượng như một nhà vô dịch châu Âu về tăng trưởng trong 2022”, Nielsen nhận định.

Tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Đức năm 2022 là 4,6%, cao hơn mức dự báo đối với Pháp và Ý.

Pháp

Các cử tri Pháp đang hướng tới các cuộc bỏ phiếu cuối tháng Tư. Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron vẫn chưa công bố ý định tranh cử lần hai. Tuy nhiên, ông hiện đang có mức tín nhiệm cao nhất trong số các ứng cử viên tiềm năng.

Do còn nhiều thời gian nên kết quả các cuộc thăm dò cử tri có thể sẽ thay đổi, thậm chí thay đổi nhiều khi các ứng cử viên mới chính thức hóa kế hoạch chạy đua chức tổng thống.

Eric Zemmour, một ứng cử viên có quan điểm chống nhập cư, được coi là “mối đe dọa” đối với chính trị gia đồng quan điểm Marine Le Pen. Trong khi đó, sự xuất hiện của Valerie Pecresse, lãnh đạo chiến dịch bảo thủ trung hữu, cũng được coi là một thách thức đối với Macron nếu ông quyết định tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, CNBC đưa tin.

Nielsen mô tả Pecresse là một “ứng cử viên đáng gờm cạnh tranh với Macron, người được yêu thích nhưng chưa công bố ý định tranh cử”, nếu bà lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử. Hiện tại, bà Pecresse đang ở vị trí thứ tư theo khảo sát, sau Macron và hai ứng cử viên cực hữu.

Các nhà phân tích tại ING cho biết: “Macron, do đó, sẽ phải điều hướng một con đường thậm chí còn hẹp hơn tới cải cách nước Pháp, đặc biệt đối với các vấn đề lương hưu, dịch vụ công và thị trường lao động”.

Nếu Macron chiến thắng, Pháp sẽ tiếp tục có một nhà lãnh đạo thân châu Âu đang tìm cách hợp tác với Đức và Ý để cải cách châu Âu.

Ý

Ở Ý và ở nước ngoài, nhiều người muốn biết liệu ông Mario Draghi có tiếp tục làm thủ tướng Ý hay không - hay liệu ông có chọn hướng làm tổng thống tiếp theo không. Các nhà phân tích cho rằng hướng thứ hai có khả năng khiến tình hình chính trị Ý bấp bênh hơn do Quốc hội Ý vốn đã bị “chia rẽ”, theo CNBC.

“Sự cân bằng chính trị đã chiếm ưu thế kể từ khi ông Draghi được bổ nhiệm làm Thủ tướng và nó có nguy cơ lung lay, nếu không nói là bị phá vỡ, bởi cuộc bỏ phiếu tổng thống sắp tới,” Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch của công ty tư vấn Teneo, cho biết trong một ghi chú vào tháng 12.

Với tư cách là tổng thống, Draghi sẽ có ít ảnh hưởng trực tiếp hơn đến nền chính trị Ý. Piccoli nói: “Ông Draghi sẽ không dễ hành động thay mặt cho nước Ý trước EU nếu ở cương vị tổng thống”.

Tuy nhiên, Ý sẽ vẫn có một tổng thống thân châu Âu, người sẽ có tiếng nói trong một số biện pháp mà chính phủ mới có thể thực hiện.

Nếu ông Draghi vẫn là thủ tướng, công việc của ông “có thể phức tạp hơn trong những tháng tới, tùy thuộc vào cách liên minh cầm quyền quản lý quá trình bầu cử tổng thống ra sao”, ông Piccoli bình luận.

Draghi là người đứng đầu một chính phủ kỹ trị, được hỗ trợ bởi các nhóm chính trị khác nhau trong Quốc hội Ý. Nếu không có phiếu bầu của họ, công việc của Draghi có thể gặp trở ngại khi đưa ra các luật mới, CNBC bình luận.

Tuy nhiên, “trong kịch bản này, Draghi gần như chắc chắn sẽ vẫn giữ chức thủ tướng cho đến cuộc bầu cử năm 2023, do đó đảm bảo Ý có ảnh hưởng chưa từng có đối với các chính sách quan trọng của châu Âu vào năm tới, nhưng có thể khiến chính trường Ý kém ổn định hơn về dài hạn”, ông Nielsen bình luận.

(Theo CNBC)

  • Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27