Nhìn lại những sự kiện kinh tế thế giới trong năm 2021
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật nhất trong năm 2021.
Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu

Những rắc rối trong chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục leo thang khi ở các cảng biển lớn, lượng hàng tồn đọng lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: Yonhap.
Những rắc rối trong chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn leo thang trong bối cảnh hàng hóa tiếp tục tồn đọng tại các cảng biển lớn. Tình trạng này sẽ kéo theo áp lực lạm phát và ảnh hưởng lên đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự hỗn loạn đối với các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa khi không thể phục hồi năng suất kịp, bao gồm cả tình trạng thiếu công nhân và thiếu nguyên vật liệu.
Chính sách kiểm soát biên giới và hạn chế di chuyển, nhiều nước thiếu hụt vaccine và nhu cầu dồn nén đã tạo nên những rào cản đối với sản xuất, kinh doanh, kéo theo đơn hàng bị chậm trễ, trong khi chi phí vận chuyển gia tăng sẽ càng đẩy giá cả tăng cao.
Các khu vực trên thế giới đã chứng kiến chuỗi cung ứng gặp nhiều vấn đề 'nan giải' hơn. Cụ thể, tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất trong những tháng gần đây, trong khi tại Vương quốc Anh, tình trạng thiếu tài xế xe tải ngày càng trầm trọng. Mỹ cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tài xế xe tải, trong khi Đức gặp phải tình trạng tồn đọng hàng hóa lớn tại các cảng.
Bên cạnh đó, nút thắt trong chuỗi cung ứng cũng đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, dịch vụ và hàng hóa, từ sự thiếu hụt thiết bị điện tử và ô tô cho đến những khó khăn trong việc cung cấp thịt, thuốc men và sản phẩm gia dụng.
Khủng hoảng chuỗi cung ứng cũng tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và là một trong những thách thức lớn nhất mà các chính phủ hiện nay phải đối mặt.
Khủng hoảng năng lượng

Tác động của khủng hoảng năng lượng có thể cảm nhận trên khắp thế giới, từ các nước công nghiệp hàng đầu tới các nền kinh tế phát triển. Ảnh: Reuters.
Giá khí đốt tăng gấp 3 lần từ đầu năm. Giá dầu mỏ "phi mã" hơn 40%, chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá than leo thang khoảng 60%.
Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đặt ra một bài toán chưa từng có đối với thế giới trong việc vừa giải tỏa "cơn khát" nhiên liệu, vừa đảm bảo sự cân bằng trên thị trường và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, đồng thời vẫn thực hiện những cam kết chống biến đổi khí hậu.
Tác động của khủng hoảng năng lượng có thể cảm nhận trên khắp thế giới, từ các nước công nghiệp hàng đầu tới các nền kinh tế phát triển.
Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, giá khí đốt đã tăng hơn 180% và giá xăng cũng tăng gấp đôi kể từ đầu năm.
Tại châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu, giá khí đốt tăng khoảng 500%, giá điện của Liên minh châu Âu (EU) tăng gấp đôi kể từ đầu năm, kéo theo lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên mức cao nhất trong 24 năm.
Giá than đá tăng mạnh khiến Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cùng với Ấn Độ sử dụng tới 65% lượng than tiêu thụ trên toàn cầu, bị thiếu điện nghiêm trọng, khiến 2/3 khu vực tại nước này buộc phải giảm mức tiêu thụ hoặc cắt điện luân phiên, hoạt động sản xuất bị đình trệ và cuộc sống người dân bị đảo lộn, thậm chí ảnh hưởng mang phạm vi rộng hơn bởi Trung Quốc được ví như "công xưởng của thế giới.
Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng năng lượng tại mỗi nước có thể khác nhau, song có một điểm chung là các nguồn cung dầu mỏ, khí đốt, than đá đều không bắt kịp đà hồi phục kinh tế toàn cầu sau một năm đình trệ do các lệnh phong tỏa để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, khi nhiều nước thu hẹp đầu tư cho nhiên liệu truyền thống nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải, tiến trình chuyển đổi sang nhiên liệu tái tạo vẫn chưa hoàn chỉnh để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng năng lượng của người dân.
Lạm phát toàn cầu

Giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu đã và đang "nóng lên" từng ngày. Ảnh: CNN.
Giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu đã và đang "nóng lên" từng ngày. Theo WB, tính đến hết tháng 10/2021, nhiều nhóm hàng hóa tăng mạnh so với đầu năm, giá năng lượng tăng 56,1%, giá nông nghiệp tăng 6,46%, giá phân bón tăng rất mạnh 79,8%, giá kim loại cơ bản và khoáng chất tăng 14,6%, trong khi kim loại quý giảm 5,6%...
Lạm phát tăng dần theo tháng (đặc biệt là quý III/2021) và thậm chí ở mức kỷ lục trong nhiều năm ở nhiều quốc gia, chủ yếu do tác động của sức cầu bật tăng nhanh, đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng “cú sốc” khan hiếm hàng hóa và chi phí vận tải – kho bãi (logistics).
Lạm phát của Mỹ tháng 10/2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ, vượt xa so với mức mục tiêu bình quân 2% và là kỷ lục trong vòng 31 năm; lạm phát Châu Âu ở mức cao 4,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 24 năm; chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tháng 10 cũng ở mức cao nhất trong vòng 26 năm, nguy cơ "xuất khẩu lạm phát" ra toàn thế giới...).
Theo OECD, rủi ro chính với kinh tế toàn cầu là lạm phát kéo dài hơn với mức tăng cao hơn dự kiến hiện tại. Dù vậy, tổ chức này cho biết, mức tăng lạm phát đột biến chỉ là tạm thời và giảm dần khi nhu cầu và sản xuất trở lại bình thường.
Trong trường hợp lạm phát tiếp tục tăng bất ngờ, các ngân hàng trung ương lớn buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn và ở mức độ lớn hơn dự kiến.
'Bom nợ' bất động sản Trung Quốc gây áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu

Evergrande đứng trên bờ vực vỡ nợ. Ảnh: Reuters.
Bắt đầu từ cuối năm 2020, các cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát huy động vốn bất động sản ở trong nước, đưa ra chính sách "ba lằn ranh đỏ", bao gồm tỷ lệ nợ trên tài sản không được vượt 70%, tỷ lệ nợ ròng không được cao hơn 100% và hệ số nợ ngắn hạn bằng tiền mặt không dưới 1 lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn mới.
Sau đó, mở đầu cho chuỗi sụp đổ phải kể đến Evergrande. Công ty này có sự hiện diện ở khắp mọi nơi Trung Quốc. Họ là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm mở rộng nhanh chóng trong khi kinh tế Trung Quốc bùng nổ, Evergrande giờ lại bị "vùi" trong đống nợ khổng lồ lên tới 300 tỷ USD. Nhà phát triển bất động sản này đang phải chật vật trả nợ cho các nhà cung cấp, liên tục cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ có thể vỡ nợ.
Không chỉ Evergrande mà hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản lớn khác cũng chật vật với các khoản nợ lên đến hàng tỷ USD.
Theo đó, cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã làm chao đảo thị trường toàn cầu trong tháng 9 và tháng 10. Có một khoảng thời gian tạm lắng ngắn vào giữa tháng 10 sau khi Bắc Kinh cố gắng trấn an các thị trường rằng cuộc khủng hoảng sẽ không được phép vượt ngoài tầm kiểm soát.
Nhưng mối lo ngại lại nổi lên, với cảnh báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã nói rằng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể gây ra rủi ro toàn cầu.
Theo FED, với quy mô nền kinh tế, hệ thống tài chính của Trung Quốc và sức ảnh hưởng trên toàn cầu, "sự căng thẳng tài chính ở Trung Quốc có thể làm gia tăng sức ép đối với thị trường tài chính toàn cầu", bởi nhiều nhà đầu tư trở nên e dè hơn.
Những thỏa thuận lịch sử giữa các quốc gia trên thế giới

Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Ảnh: Reuters.
Ngày 13/10, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tán thành một thỏa thuận toàn cầu nhằm cải thiện hệ thống thuế doanh nghiệp, trên cơ sở thỏa thuận lịch sử mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đạt được trước đó.
Kể từ năm 2023, mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ được áp dụng đối với các công ty có thu nhập từ 870 triệu USD trở lên. Ước tính, mức thuế này sẽ giúp các chính phủ bổ sung khoảng 150 tỷ USD/năm vào nguồn thu thuế.
Việc triển khai thỏa thuận này giúp ngăn chặn tình trạng các công ty đa quốc gia chuyển đăng ký thuế sang những nước có mức thuế thấp hơn nhằm giảm số tiền thuế phải đóng.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Vương quốc Anh, hơn 40 nước (trong đó có Việt Nam) và các tổ chức đã cam kết dần loại than khỏi sản xuất điện và ngừng hỗ trợ xây nhà máy điện than mới.
Nhằm đạt được mục tiêu khí hậu toàn cầu, các nền kinh tế lớn sẽ loại bỏ điện than trong thập niên 2030 và những nước khác sẽ thực hiện mục tiêu này trong thập niên 2040. Các bên cũng cam kết tăng mức hỗ trợ tài chính cho nhóm nước nghèo và đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu.
Một năm khó quên của M&A

AT&T mua Discovery với giá 43 tỷ USD là một trong những thương vụ M&A lớn nhất của năm 2021. Ảnh: AP.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị thương vụ M&A trên toàn cầu vượt ngưỡng 5 ngàn tỷ USD trong một năm.
Tính đến ngày 16/12, giá trị M&A toàn cầu trong năm nay đã đạt 5.63 ngàn tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Dealogic. Con số này dễ dàng phá vỡ kỷ lục trước đó là 4.42 ngàn tỷ USD thiết lập trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính vào năm 2007.
Công nghệ và y tế, hai lĩnh vực vốn thường chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường M&A toàn cầu, tiếp tục là những mảng dẫn đầu trong năm nay, một phần do nhu cầu bị dồn nén trong năm ngoái – khi hoạt động M&A trên toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất 3 năm do ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu.
Năm nay chứng kiến cuộc đua huy động vốn của các công ty bằng cách bán cổ phiếu hoặc trái phiếu. Các doanh nghiệp lớn tận dụng sự tăng trưởng bùng nổ của thị trường chứng khoán để dùng cổ phiếu của chính mình như một dạng tiền để thâu tóm công ty khác, trong khi các nhà đầu tư khác gom mua mạnh cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Riêng tại Mỹ, tổng giá trị các thương vụ M&A trong năm nay tăng gần gấp đôi, đạt 2,61 nghìn tỷ USD, theo Dealogic. Tại thị trường châu Âu, mức tăng trưởng là 47%, đạt 1,26 nghìn tỷ USD. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứng kiến mức tăng 37%, đạt 1,27 nghìn tỷ USD.
Một năm 'hoang dã và đầy cảm xúc' của tiền điện tử

Bitcoin đã có một 'màn trình diễn' ấn tượng trong năm 2021. Ảnh: CNBC.
Nhìn lại 2021, Bitcoin đã có một năm tăng trưởng khá tốt. Đồng tiền kỹ thuật số này đã tăng gần 70% kể từ đầu năm, kéo vốn hóa toàn bộ thị trường lên 2.000 tỷ USD.
Năm nay chứng kiến Coinbase - công ty tiền số lớn đầu tiên IPO. Các ngân hàng phố Wall như Goldman Sachs tham gia nhiều hơn vào thị trường tiền số và quỹ ETF Bitcoin đầu tiên cũng ra đời. Đặc biệt, thị trường cũng chào đón El Salvador sau khi quốc gia này tuyên bố chấp nhận Bitcoin.
Năm 2021 là một năm thành công rực rỡ cho các loại tiền điện tử có vốn hóa lớn. Tuy nhiên, một số mức tăng lớn nhất và sự phát triển có tác động mạnh nhất đến từ thị trường altcoin, nơi tài chính phi tập trung (DeFi) và các tài sản không thể thay thế (NFT) đã tăng hàng nghìn phần trăm, mở ra một cấp độ mới đối với nhận thức và khả năng chấp nhận công nghệ blockchain, tiền điện tử của công chúng.
- Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng
Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.
Sự kiện - 23/03/2025 12:41
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago