'Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp'

QUANG TUYỀN
06:15 10/10/2024

Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngày 9/10, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề "Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp", do Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương chủ trì.

Diễn đàn tập trung vào 2 chủ đề chính là các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục các dự án đầu tư có sử dụng đất và các vấn đề pháp lý về thuế.

Còn nhiều nội dung khó liên quan đến dự án FDI

Tại diễn đàn, các ý kiến phản ánh các vướng mắc phổ biến hiện nay của doanh nghiệp nằm ở khâu thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản rất phức tạp, hiện có tới khoảng 15 luật liên quan đến lĩnh vực này nhưng tính đồng bộ còn chưa cao. Do đó, Chính phủ đã sửa Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở góp phần hạn chế sự thiếu đồng bộ của quy định trước đây, thể hiện sự cam kết đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp.

Toàn cảnh diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024. Ảnh: Quochoi.vn

Từ thực tiễn doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, trong khâu giải phóng mặt bằng, cần tổ chức đối thoại với người dân nên mới mất khá nhiều thời gian.

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực giải quyết vấn đề thủ tục hành chính, nhưng vẫn còn nhiều nội dung khó, nhất là liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài. Do đó, cần tập trung cao độ để cải cách thủ tục hành chính và minh bạch thông tin tiến độ của các dự án đầu tư.

Giải đáp ý kiến của doanh nghiệp, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, dự án nhà ở là loại dự án liên ngành, chịu sự điều chỉnh của nhiều luật. Qua quá trình tổng kết việc thực hiện Luật Nhà ở 2014, Bộ Xây dựng đã nhận diện các vấn đề pháp lý doanh nghiệp còn vướng mắc; qua đó tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Nhà ở năm 2023.

Ông Hưng khẳng định, các thủ tục hành chính liên quan đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng đã được giảm bớt, giảm áp lực cho cả cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Mới đây nhất, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ tổng hợp vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.

Vừa qua, Bộ đã tham mưu trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản với nhiều quy định được cải cách.

Bộ cũng đang được giao chủ trì đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi 4 luật bao gồm: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức công tư, Luật Đấu thầu.

Theo đó, Luật Đầu tư tiếp tục phân cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư với một số dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương và tăng tính chủ động. Đối với những dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế, lĩnh vực công nghệ cao…,

Bộ đang kiến nghị thực hiện theo quy trình đặc biệt không phải thực hiện một số thủ tục để tiếp tục thu hút đầu tư, tháo gỡ vướng mắc.

Phân cấp, phân quyền một cách thực chất

Nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh "đổi mới tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế," Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng cần chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực.

Cần phân cấp, phân quyền một cách thực chất, đồng thời bảo đảm đủ khả năng cho những người, cơ quan được phân cấp, phân quyền có thể tổ chức thực hiện được công việc. Và việc áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật là một ví dụ cụ thể, là một trong nhiều việc phải làm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Phát biểu kết luận diễn đàn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, tại kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét 30 dự án luật, dự thảo nghị quyết, nhiều hơn so với các kỳ họp trước. Trong đó, có các dự án luật được đề xuất theo phương án 1 luật sửa nhiều luật để giải quyết các vấn đề cấp bách của cuộc sống.

"Việc sửa văn bản này, văn bản khác không phải là văn bản đó không đúng mà có trường hợp là do quan điểm, cách tiếp cận, giải quyết vấn đề khác nhau và có sự thay đổi, việc tổ chức thi hành có vấn đề. Không phải cứ sửa đổi, bổ sung, cứ vướng mắc là nói đến câu chuyện pháp luật", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nói.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: VGP.

Bên cạnh đó, ông ghi nhận những ý kiến đóng góp tại diễn đàn và đề nghị Bộ Tư pháp, cơ quan thường trực của hội đồng tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, để tham mưu xây dựng một văn bản của Thủ tướng để giao việc cho các cơ quan. Các bộ, ngành cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị để chỉnh lý, đưa vào các dự thảo văn bản và giải trình một cách thỏa đáng.

"Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đòi hỏi tổng hợp nhiều yếu tố mà xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách chỉ là một yếu tố. Cần nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Xem xét có hành lang pháp lý để làm sao trong hoạt động công vụ, cán bộ, công chức yên tâm làm việc; truy trách nhiệm dựa trên nguyên tắc là có sự vụ lợi, cố ý và quan hệ nhân quả (giữa hành vi và hệ quả). Đạo đức công vụ, trình độ chuyên môn cũng là những yếu tố cần thiết trong quá trình vận hành nền công vụ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương mong muốn các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ pháp luật với văn hóa kinh doanh tốt. Đồng thời, nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Phó Thủ tướng chúc các doanh nhân phát đạt, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển đất nước.

Kết thúc diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và sẽ cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương cũng như trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật thời gian tới.

"Khi chúng ta cùng lắng nghe, cùng thấu hiểu, cùng chia sẻ, cùng chung tay tháo gỡ các vấn đề pháp lý thì chắc chắn môi trường đầu tư kinh doanh sẽ ngày càng thuận lợi hơn, vừa thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. Và ý nghĩa hơn, Diễn đàn này là một trong những hành động cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật có phần thiên về "quản lý" như hiện nay sang "khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển", Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Vốn cho lĩnh vực bán dẫn rất lớn nhưng cơ chế chưa theo kịp

Thủ tướng: Vốn cho lĩnh vực bán dẫn rất lớn nhưng cơ chế chưa theo kịp

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhu cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực bán dẫn là rất lớn, nhưng cơ chế ưu đãi đặc thù để hỗ trợ đầu tư, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực này còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Sự kiện - 14/12/2024 18:26

VinFast tăng tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp hỗ trợ Việt hưởng lợi

VinFast tăng tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp hỗ trợ Việt hưởng lợi

Chiến lược tăng tỷ lệ nội địa hóa không chỉ giúp VinFast đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam.

Sự kiện - 14/12/2024 15:16

Việt Nam có 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn, với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD

Việt Nam có 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn, với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD

"Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Sự kiện - 14/12/2024 14:27

Nghệ An sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?

Nghệ An sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?

Nghệ An sẽ sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Sự kiện - 14/12/2024 09:27

Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội

Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội

Về cơ bản, Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao tại đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030".

Sự kiện - 14/12/2024 06:43

Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước về công nghiệp công nghệ cao

Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước về công nghiệp công nghệ cao

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, định hướng phát triển Thủ đô dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp công nghệ cao; dẫn đầu khu vực phía Bắc về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo...

Sự kiện - 13/12/2024 23:23

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở sau khi tổ chức sắp xếp, tinh gọn

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở sau khi tổ chức sắp xếp, tinh gọn

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 3 cơ quan báo chí vào Báo Hà Nội Mới.

Sự kiện - 13/12/2024 19:27

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ ấn tượng về Vinfast và GrowMax

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ ấn tượng về Vinfast và GrowMax

Nhắc đến một loạt thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết ông đặc biệt ấn tượng về 2 thương hiệu Vinfast và GrowMax.

Sự kiện - 13/12/2024 15:03

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.

Sự kiện - 13/12/2024 14:58

Hà Tĩnh dừng tuyển cán bộ, hợp nhất loạt sở, ngành

Hà Tĩnh dừng tuyển cán bộ, hợp nhất loạt sở, ngành

Hà Tĩnh đã dừng tuyển công chức từ ngày 1/12, đồng thời tiến hành sáp nhập loạt sở, ngành theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sự kiện - 13/12/2024 14:10

Thừa Thiên Huế sắp xếp, tinh gọn bộ máy các sở, ngành thế nào?

Thừa Thiên Huế sắp xếp, tinh gọn bộ máy các sở, ngành thế nào?

Thừa Thiên Huế sẽ tinh, gọn, sắp xếp lại các sở, ngành theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Sự kiện - 13/12/2024 07:43

Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền

Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền

Liên quan đến tên gọi sau hợp nhất, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần đặt tên gọi dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền để xây dựng thành thương hiệu.

Sự kiện - 13/12/2024 07:26

Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025

Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cố gắng giải quyết dứt điểm vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025.

Sự kiện - 13/12/2024 05:30

Hà Nội sẽ hạn chế, cấm phương tiện gây ô nhiễm tại 2 quận

Hà Nội sẽ hạn chế, cấm phương tiện gây ô nhiễm tại 2 quận

Hà Nội sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình để hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.

Sự kiện - 12/12/2024 15:25

'Xây Tết 2025' tặng hơn 18.500 phần quà cho các công nhân

'Xây Tết 2025' tặng hơn 18.500 phần quà cho các công nhân

Ban tổ chức chương trình "Xây Tết 2025" sẽ trao tặng hơn 18.500 phần quà Tết cho các công nhân lao động xa nhà và làm công việc thầm lặng.

Sự kiện - 12/12/2024 12:20

Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT sau sắp xếp giảm được hơn 39% đầu mối

Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT sau sắp xếp giảm được hơn 39% đầu mối

Từ 56 đầu mối chia đều 2 bộ: Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT, sau sắp xếp và sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ mới chỉ còn 35 đầu mối, giảm hơn 39% đầu mối.

Sự kiện - 12/12/2024 11:40