[Gặp gỡ thứ Tư] 'Hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon để doanh nghiệp tham gia'

BÍCH LAN
10:19 09/10/2024

Việt Nam cần sớm thiết lập một hệ thống chính sách đồng bộ và xây dựng, hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các dự án giảm phát thải và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Biến đổi khí hậu hiện là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Khí nhà kính (KNK), đặc biệt là CO₂, là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, từ đó gây ra biến đổi khí hậu, thiên tai và suy thoái môi trường. Để ứng phó với tình trạng này, các quốc gia đã cam kết giảm phát thải KNK, Thỏa thuận Paris năm 2015 là một “bước ngoặt lịch sử” nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2°C và hướng tới mục tiêu 1,5­oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề phát thải KNK gia tăng đáng kể do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng phát thải CO₂ của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần từ năm 2000 đến 2018, với lượng phát thải bình quân đầu người từ 0,79 tấn lên 3,81 tấn. Sự gia tăng này không chỉ góp phần tạo áp lực lên môi trường mà còn làm gia tăng tác động của biến đổi khí hậu đối với quốc gia.

Với sự nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải KNK và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có việc thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris. Cam kết này không chỉ phản ánh nghĩa vụ quốc tế mà còn là sự cần thiết phải ứng phó với thực trạng phát thải ngày càng tăng của quốc gia, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nhadautu.vn đã có trao đổi với TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội xung quanh vấn đề này.

Hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon

Để thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, Việt Nam đã phát triển thị trường carbon như thế nào thưa ông?

TS. Tạ Đình Thi: Biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, kinh tế và xã hội, đặt ra thách thức lớn trong việc chung tay giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, phát triển thị trường carbon được xem là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giúp các quốc gia và doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Thị trường carbon mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sạch và năng lượng tái tạo.

TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt về khung pháp lý, hệ thống đo đạc, thông tin, dữ liệu, báo cáo và thẩm định (MRV), trang thiết bị, cũng như hạn chế về nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng vẫn là những rào cản chính. Để vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội, Việt Nam cần sớm thiết lập một hệ thống chính sách đồng bộ và xây dựng, hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các dự án giảm phát thải và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này

Phát triển thị trường carbon là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu này. Thị trường carbon cung cấp cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp và tổ chức mua bán tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải KNK, từ đó thúc đẩy việc giảm phát thải và nghiên cứu, sản xuất năng lượng xanh, sạch. Với tiềm năng lớn về giảm phát thải KNK, trong đó có hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng, thị trường các-bon cũng mở ra cơ hội thu hút đầu tư quốc tế vào các dự án năng lượng tái tạo và công nghệ xanh cho Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Có thể thấy, phát triển thị trường carbon không chỉ góp phần giúp Việt Nam phát triển bền vững mà còn nâng cao vai trò và trách nhiệm của quốc gia trong việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm giảm phát thải KNK và xây dựng thị trường trao đổi tín chỉ carbon. Từ năm 2012, Đề án quản lý phát thải KNK và kinh doanh tín chỉ carbon được ra đời, tạo nền tảng cho phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam. Phát triển thị trường carbon tiêp tục được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 24-NQ/TW (2013), Kết luận số 56-KL/TW (2019), và Nghị quyết số 55-NQ/TW (2020), khẳng định vai trò quan trọng của thị trường các-bon trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Quy định về thị trường carbon trong nước chính thức được luật hóa tại điểm đ khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường (2014). Luật Bảo vệ môi trường (2020) tiếp tục khẳng định một trong những nội dung giảm nhẹ phát thải KNK là tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước (Điều 139). Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, lộ trình phát triển thị trường carbon gồm giai đoạn chuẩn bị thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Thị trường này sẽ bao gồm hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải KNK và tín chỉ các-bon từ cơ chế trao đổi, bù trừ. Các cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê và sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải để mua bán trên thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2022, điều chỉnh các quy định về kiểm kê, phân bổ hạn ngạch và tổ chức thị trường carbon. Giai đoạn thí điểm sẽ áp dụng cho các ngành phát thải lớn như nhiệt điện, sắt, thép, xi măng, chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải KNK của cả nước. Bộ Tài chính cũng đang chủ trì xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon nhằm thực hiện cam kết giảm phát thải KNK theo Thỏa thuận Paris, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế carbon thấp và thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Như vậy, việc phát triển thị trường carbon ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện, với các cơ chế, chính sách và pháp luật rõ ràng, tạo nền tảng cho việc giảm phát thải KNK và phát triển kinh tế bền vững.

Hiện nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai thị trường carbon với những mô hình khác nhau.

Những kinh nghiệm này giúp định hình và phát triển các thị trường các-bon toàn cầu, tạo cơ sở cho việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dựa trên nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức và phát triển thị trường các-bon của các khu vực và quốc gia trên thế giới, nổi bật là các khu vực, quốc gia nêu trên có thể thấy rằng hầu hết các quốc gia đều coi đây là công cụ chính sách quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển phát thải thấp.

Các quốc gia đã áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để xây dựng và quản lý thị trường carbon của mình, từ những hệ thống quy mô lớn đến các chương trình tín chỉ carbon tự nguyện.

Thị trường carbon thúc đẩy phát triển công nghệ xanh

Tiềm năng thị trường carbon ở nước ta cũng như doanh nghiệp đã tham gia ở mức độ ra sao?

TS. Tạ Đình Thi: Tại Việt Nam, việc giảm nhẹ phát thải KNK đã được triển khai qua các cơ chế tín chỉ các-bon như: Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM), và các cơ chế tín chỉ tự nguyện khác. Những nỗ lực này không chỉ góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các cơ hội tài chính từ thị trường carbon quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã đăng ký 258 dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), xếp thứ tư trên thế giới về số lượng dự án. Các dự án này đã đạt tổng lượng giảm phát thải khoảng 140 triệu tấn CO2 tương đương.

Các doanh nghiệp tham gia đã bán hơn 4 triệu tín chỉ các-bon, tạo ra nguồn thu tài chính quan trọng giúp mở rộng sản xuất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với Cơ chế tín chỉ chung (JCM), được triển khai từ năm 2013 trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, hiện đã có 14 dự án được đăng ký với tiềm năng giảm phát thải khoảng 15.996 tấn CO2 mỗi năm.

Trong số đó, 8 dự án đã đi vào hoạt động và được cấp tổng cộng 4.414 tín chỉ các-bon. Bên cạnh đó, nhiều dự án tự nguyện tại Việt Nam cũng đã được đăng ký theo các tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn Vàng (GS) và Tiêu chuẩn các-bon được thẩm tra (VCS). Cụ thể, 20 dự án đã được đăng ký theo tiêu chuẩn GS, với tổng số tín chỉ đạt hơn 3,27 triệu và 17 dự án theo tiêu chuẩn VCS với tổng lượng tín chỉ hơn 600.000.

Tuy nhiên, thị trường carbon tại Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động dưới dạng tự nguyện và thiếu sự hỗ trợ về pháp lý, cơ chế bù trừ và giao dịch trong nước.

Có thể nhận thấy, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển thị trường carbon trong nước. Thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh, giúp giảm phát thải khí nhà kính (KNK) và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Bằng cách thiết lập các cơ chế giảm phát thải, Việt Nam có thể đáp ứng các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ sạch.

Ngoài ra, với tiềm năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo và giảm phát thải, Việt Nam có thể trở thành nguồn cung cấp tín chỉ carbon cho các nước phát triển, tạo ra nguồn thu ngoại tệ mới và việc làm. Chính phủ đã chủ động triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia, bao gồm ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính. Sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế cũng giúp Việt Nam xây dựng và vận hành thị trường carbon hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia.

Bên cạnh đó, thị trường carbon còn thúc đẩy phát triển công nghệ xanh, giúp Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới. Ngoài ra, nó còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn tài trợ và học hỏi từ kinh nghiệm toàn cầu.

Để khai thác tối đa tiềm năng này, Việt Nam cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu. Nhìn chung, thị trường carbon không chỉ là công cụ giảm phát thải mà còn là cơ hội để Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu.

Tiềm năng là vậy nhưng thách thức khi khai thác thị trường carbon của chúng ta là gì?

TS. Tạ Đình Thi: Mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển thị trường carbon, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Khung pháp lý chưa hoàn thiện và tiêu chuẩn chưa rõ ràng: Việt Nam chưa có tiêu chuẩn tín chỉ carbon riêng, điều này khiến doanh nghiệp phải dựa vào các cơ chế quốc tế mà không có hướng dẫn cụ thể cho thị trường nội địa. Mặc dù đã có một số quy định ban đầu, các quy định chi tiết về giao dịch, định giá tín chỉ carbon và xử lý vi phạm vẫn cần được cụ thể hóa hơn.

Đảm bảo thực hiện NDC: Quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đồng thời phải đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK quốc gia theo NDC, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và đối tác tham gia.

Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) chưa hiện đại: Hệ thống MRV tại Việt Nam còn chưa đạt chuẩn quốc tế, gây khó khăn trong việc theo dõi và xác minh lượng phát thải. Việc thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực phù hợp và chính sách vận hành MRV là một rào cản lớn đối với sự triển khai hiệu quả của thị trường carbon.

Nguồn lực hạn chế: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực am hiểu về phát triển dự án carbon và thẩm định tín chỉ còn thiếu. Để thúc đẩy thị trường carbon, cần gia tăng đáng kể số lượng và chất lượng các đơn vị thẩm định, cùng với việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của thị trường này.

Nhu cầu giao dịch tín chỉ carbon nội địa thấp: Nhu cầu nội địa về tín chỉ carbon hiện chưa cao, với phần lớn nhu cầu đến từ doanh nghiệp quốc tế. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu được hỗ trợ và định hướng phát triển thị trường nội địa.

Thiếu thông tin quản lý và điều chỉnh tương ứng chưa rõ ràng: Các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon quốc tế thường được thực hiện qua các thỏa thuận giữa các đối tác mà không qua sàn giao dịch, gây khó khăn trong việc quản lý và theo dõi thông tin. Mối liên hệ giữa thị trường carbon tự nguyện quốc tế và thị trường quốc tế tuân thủ theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris cũng chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm phát thải quốc gia.

Tài chính và nguồn lực: Việc phát triển và đầu tư vào các dự án giảm phát thải đòi hỏi chi phí lớn, trong khi sự hỗ trợ tài chính từ Nhà nước và quốc tế còn hạn chế.

Như vậy, để phát triển mạnh mẽ thị trường carbon trong nước, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực nhân sự, cải thiện hệ thống MRV, và tăng cường hỗ trợ tài chính.

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và các bài học được đúc rút phù hợp với thực tế trong nước, để phát triển hiệu quả thị trường carbon tại Việt Nam, ông có đề xuất, kiến nghị gì?

TS. Tạ Đình Thi: Thứ nhất, việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường carbon là yếu tố cốt lõi để đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả. Việt Nam cần nhanh chóng ban hành các quy định pháp lý liên quan đến thị trường carbon nội địa, bao gồm việc xác định rõ phạm vi và quy mô của tín chỉ carbon, khung pháp lý về giao dịch tín chỉ và hạn ngạch phát thải KNK.

Đồng thời, cần phải phát triển thị trường carbon nội địa tương thích với thị trường carbon thế giới để có thể thực hiện giao dịch ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia một cách có trách nhiệm và tuân thủ các quy định quốc tế.

Cùng với đó, cần phát triển sàn giao dịch tín chỉ carbon nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán tín chỉ với cơ chế tài chính rõ ràng để đảm bảo tính thanh khoản và minh bạch của thị trường. Cũng cần hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV), xây dựng các quy định rõ ràng và các cơ chế thực thi MRV để đảm bảo dữ liệu phát thải được đo lường chính xác và minh bạch.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế là cần thiết. Việt Nam cần mở rộng hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tham gia các cơ chế như CDM và JCM đã mang lại thành công lớn và việc duy trì, mở rộng các cơ chế này sẽ tiếp tục tạo ra nguồn tín chỉ có giá trị và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Việt Nam nên tham gia sâu hơn vào thị trường carbon toàn cầu và kết hợp với các điều ước quốc tế như Thỏa thuận Paris.

Thứ ba, xây dựng năng lực cho các bên tham gia là rất quan trọng. Cần phát triển các đơn vị chuyên môn có khả năng thẩm định và đánh giá các dự án tín chỉ carbon, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo để hiểu rõ về các cơ chế tín chỉ, cách thức vận hành và lợi ích của thị trường carbon. Nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chiến dịch truyền thông cũng cần được chú trọng, để tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của giảm phát thải KNK và vai trò của thị trường carbon đối với sự phát triển bền vững.

Thứ tư, việc triển khai thí điểm thị trường carbon nội địa có thể bắt đầu với một số ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng và sắt thép. Giai đoạn thí điểm sẽ giúp các bên tham gia làm quen với cơ chế hoạt động và chuẩn bị cho việc mở rộng thị trường trong tương lai. Những kinh nghiệm thu được từ giai đoạn thí điểm sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng để điều chỉnh các chính sách và quy định cần thiết. Các ngành công nghiệp nặng có lượng phát thải lớn nên là mục tiêu chính trong giai đoạn thí điểm và Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án giảm phát thải và mua bán tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải KNK, giai đoạn tiếp theo có thể mở rộng sang ngành lúa gạo và sử dụng chúng để bù đắp cho cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM của EU.

Thứ năm, tăng cường cơ chế kiểm tra và giám sát để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường. Các dự án tạo tín chỉ carbon cần được thẩm định độc lập, đảm bảo rằng các tín chỉ phát hành có giá trị thực và không bị gian lận. Việc giám sát chặt chẽ các giao dịch tín chỉ carbon sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch của thị trường, ngăn chặn các hành vi đầu cơ hoặc thao túng giá cả. Đồng thời phải phát triển đầy đủ các chế tài xử phạt vi phạm để đảm bảo sự hình thành tín chỉ, hạn ngạch phát thải KNK hợp pháp và hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Chân dung tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Chân dung tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An vừa được Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An điều động giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Sự kiện - 09/10/2024 09:30

Huy động nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số trong SME

Huy động nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số trong SME

Các gói giải pháp ưu đãi riêng cho các SME, giúp DN giảm tối đa chi phí tư vấn hay các giải pháp số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.

Sự kiện - 09/10/2024 06:55

Giải gôn từ thiện Swing for the Kids lần thứ 17 diễn ra ngày 12/10

Giải gôn từ thiện Swing for the Kids lần thứ 17 diễn ra ngày 12/10

Ngày 12/10 tới, tại sân gôn Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Báo Đầu tư sẽ tổ chức giải gôn từ thiện Thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17

Sự kiện - 08/10/2024 17:24

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Sự kiện - 08/10/2024 09:22

Bộ Xây dựng nói gì về tình trạng thổi giá bất động sản

Bộ Xây dựng nói gì về tình trạng thổi giá bất động sản

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá bất động sản cao. Trong đó, nguồn cầu lớn hơn nguồn cung; có tình trạng đẩy giá, thổi giá và chi phí đầu tư bị tăng cao.

Sự kiện - 07/10/2024 17:30

Thủ tướng: Nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược

Thủ tướng: Nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100.000 tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia.

Sự kiện - 07/10/2024 15:45

Bổ sung cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bổ sung cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 07/10/2024 12:28

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 38, trong đó có công tác nhân sự.

Sự kiện - 07/10/2024 11:12

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ.

Sự kiện - 07/10/2024 08:57

Những khoảnh khắc ấn tượng tại giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3

Những khoảnh khắc ấn tượng tại giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3

Tại sân golf Hoàng Giang (Ninh Bình), các golfer đã cống hiến cho giải golf "Tấm lòng vàng Nhà đầu tư" lần thứ 3, mang đến những phần thi đấu lôi cuốn với tinh thần thể thao cao thượng.

Sự kiện - 06/10/2024 17:50

10.000 người tham gia Ngày hội Văn hóa vì hòa bình ở Hà Nội

10.000 người tham gia Ngày hội Văn hóa vì hòa bình ở Hà Nội

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội.

Sự kiện - 06/10/2024 13:33

Chủ tịch Hà Nội: 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình

Chủ tịch Hà Nội: 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình

Lãnh đạo TP. Hà Nội khẳng định, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long...

Sự kiện - 06/10/2024 13:27

GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,82%

GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,82%

Theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9/2024 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước.

Sự kiện - 06/10/2024 09:37

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh việc Tập đoàn FPT của Việt Nam được nhận giải thưởng năm nay một lần nữa chứng minh sự tích cực và chủ động tham gia của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ.

Sự kiện - 06/10/2024 07:40

Giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3 quyên góp được hơn 500 triệu đồng

Giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3 quyên góp được hơn 500 triệu đồng

Sau nhiều giờ tranh tài, golfer Đoàn Đình Dân đã giành được chiếc cúp vô địch giải golf "Tấm lòng vàng Nhà đầu tư" và Ban tổ chức quyên góp được hơn 500 triệu đồng để từ thiện.

Sự kiện - 05/10/2024 22:14

Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao, với vận tốc thiết kế 350 km/h. Do đó, yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại tổng mức đầu tư và đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án.

Sự kiện - 05/10/2024 16:42