Thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM: Ý tưởng hay có thành hiện thực?
Đề án thành lập TP phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức mà TP đang xây dựng gây xôn xao dư luận vì chưa có tiền lệ. Đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, bằng sự quyết tâm và linh hoạt liệu rằng đề án mà TP.HCM "ấp ủ" nhiều năm qua có thành hiện thực?
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có văn bản số 1157/UBND-TH gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị phục vụ đề án thành lập TP phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sát nhập 3 quận (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức).
Xuất phát từ Đề án “Chính quyền đô thị” được UBND TP.HCM bắt tay xây dựng từ năm 2007, tuy nhiên phải đến tháng 9/2013 HĐND TP mới chính thức thông qua “dự thảo”. Theo mô hình lúc này, chính quyền TP vừa là chính quyền trực thuộc Trung ương và cũng là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành.
Trong khi đó các quận, huyện được chia làm 4 thành phố, gồm: TP Đông (quận 2, 9 và Thủ Đức), TP Tây (quận Bình Tân, một phần quận 8, một phần huyện Bình Chánh), TP Nam (quận 7, huyện Nhà Bè, một phần quận 8), TP Bắc (quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn). Đến tháng 10/2019, đề án được điều chỉnh chỉ còn duy nhất một TP phía Đông như hướng nghiên cứu và đề xuất hiện nay thay vì 4 TP vệ tinh ban đầu.
Có thể thấy, với thời gian rất dài kiên trì nghiên cứu và theo đuổi với nhiều nhiệm kỳ nhân sự quản lý chính quyền khác nhau, thì có thể nói đây là đề án được chính quyền TP.HCM đặt rất nhiều tâm huyết với sự kỳ vọng sẽ mang tính đột phá, đầu cầu kích thích phát triển kinh tế của TP nói riêng và của các địa phương trong khu vực nói chung như Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu; đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời đại 4.0 cũng như giải quyết được bài toán căn cơ về phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, đề án này hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội.
Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với luật sư Lê Ngô Trung (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) xoay quanh các vấn đề liên quan đề án lần này.
Nhiều quan điểm cho rằng việc thành lập “TP trực thuộc TP” là chưa có tiền lệ và không có cơ sở pháp lý, không thuyết phục… Theo quan điểm luật sư, vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, với đề xuất thành lập “TP trực thuộc TP” như trên mặc dù chưa có tiền lệ; tuy nhiên cơ sở pháp lý đã có, và mô hình này đã được dự liệu cũng như đã đề cập qua các văn bản pháp luật trong thời gian gần đây.
Trước hết phải kể đến Hiến Pháp năm 2013, cụ thể là tại Điều 110 đã có phần mở rộng hơn so với bản Hiến Pháp 1992 với nội dung “TP trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương”.
Tiếp đến, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đề cập “TP thuộc TP trực thuộc trung ương” tại Điều 2 quy định về “Các đơn vị hành chính” của nước ta; và từ Điều 51 đến Điều 73 của Luật này liên tục đề cập về đơn vị hành chính trên. Do đó, về mặt pháp lý thì đơn vị hành chính này đã được dự liệu và luật hóa trong các văn bản pháp luật nên việc đề xuất để thành lập “TP thuộc TP” là hoàn toàn có cơ sở.
Theo luật sư, để đề án này được triển khai hiện nay cần phải quan tâm và tính đến những vấn đề cơ bản gì?
Để triển khai đề án này, ngoài những chủ trương, định hướng và lộ trình đã được TP đưa ra trong thời gian qua, các vấn đề về pháp lý, nhân sự và quy hoạch hạ tầng kết nối phải được chuẩn bị kỹ và quan tâm đúng mức hơn.
Trước hết là về mặt thủ tục và quy trình pháp lý. Mặc dù đơn vị hành chính “TP thuộc TP” đã được đề cập và “mở đường” tại Hiến Pháp và Luật nêu trên, tuy nhiên các quy định và hướng dẫn để triển khai như thế nào lại chưa được cụ thể hóa một cách rõ ràng. Nhất là trong trường hợp này, TP phía Đông lại được sáp nhập từ 3 quận (quận 2, quận 9 và Thủ Đức), nghĩa là dẫn đến việc từ đô thị loại cao xuống đô thị loại thấp hơn, điều này thực sự chưa có tiền lệ nên cần có sự phối hợp của các bộ ngành liên quan nhằm thống nhất quy trình thực hiện để TP triển khai.
Thứ hai là về việc chuẩn bị nhân sự để vận hành. Việc gộp 3 quận thành một TP (tương đương cấp quận/huyện) sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhân sự hiện hữu vì phải đáp ứng chủ trương về tinh giản theo Nghị quyết số 37-NQ/TW. Có lẽ xuất phát từ vấn đề này, nên cơ cấu bộ máy hành chính và cách thức quản lý vận hành sau khi sát nhập dường như được quan tâm và bàn luận khá nhiều. Trong khi đó, một vấn đề mang tính cốt yếu không kém là tiêu chí về nhân sự để quản lý, vận hành bộ máy này vẫn chưa được đề cập hoặc có sự chuẩn bị và quan tâm đúng mức.
Nếu nhân sự không phù hợp, hoặc không bắt kịp yêu cầu về tư duy tích cực thì dễ dẫn đến việc cơ cấu tổ chức, quản lý, vận hành chỉ thay đổi về hình thức, còn nội dung thì vẫn như trước đây.
Thứ ba là liên quan đến hạ tầng kết nối. Theo đề án và kết quả của cuộc thi về "Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TP” thì TP phía Đông sẽ được thành lập trên cơ sở hiện hữu như Khu công nghệ cao (quận 9), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), nhưng cần lưu ý đến một vấn đề quan trọng không kém và hạ tầng kết nối các cụm này phải đảm bảo được triển khai đồng bộ.
Gần đây, chúng ta đã chứng kiến 1 số dự án sau khi hoàn tất xây dựng và nghiệm thu nhưng không thể vận hành do thiếu hạ tầng kết nối mà cụ thể như giao thông, hệ thống phục vụ…; trong khi đó, hiệu quả của TP phía Đông là do nhiều cụm công trình riêng lẻ cùng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngoài các vấn đề cần chuẩn bị trên, trường hợp đề án được thông qua và cho phép triển khai, thì còn yếu tố nào có khả năng là trở ngại và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện?
Thông thường, khi một dự án được cho phép triển khai, bên cạnh yếu tố về quản lý thì nguồn vốn và tiến độ giải ngân sẽ ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả của đề án này. Mặc dù hiện nay TP đang được lợi thế để tạo nguồn thu và thu hút đầu tư từ Nghị quyết 54 về cơ chế và chính sách đặc thù, tuy nhiên với tính chất là một đại công trình này thì rõ ràng cần nguồn vốn huy động rất lớn; đồng thời tiến độ giải ngân phải đáp ứng kịp thời nhu cầu trải đều trên tổng thể dự án này.
Nhiều năm qua, rất nhiều dự án của TP đều gặp phải khó khăn về vấn đề giải ngân để rồi kéo dài cho đến hiện nay và không đạt được mốc thời gian hoàn thành như dự kiến, chẳng hạn như dự án về chống ngập, dự án tuyến Metro… Và khi dự án bị kéo dài, hiệu quả đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể trường hợp nguồn vốn để thực hiện có được từ những khoản vay và khoản lãi phát sinh sẽ trở thành gánh nặng trong khi dự án thì chưa thể hoàn thành.
Ngoài ra, một vấn đề nữa có thể xem là nguy cơ gây trở ngại trong quá trình triển khai là liên quan đến việc đền bù, giải tỏa cho người dân bị ảnh hưởng. Khi đề án được thông qua, chắc chắn các giá trị về đất đai, kinh tế sẽ được nâng lên và đôi khi sẽ bị thổi phồng, đến khi chính quyền thực hiện công tác đền bù, giải tỏa thì phát sinh việc xung đột lợi ích với người dân vì nhiều lý do, để rồi dẫn đến tranh chấp và kiện tụng làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện chung.
Trong khi hiện nay, các khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp liên quan lĩnh vực hành chính và đất đai luôn là mảng khó giải quyết và kéo dài. Do đó, cần phải xây dựng cơ chế chính sách nhất quán - đặc thù, khung pháp lý minh bạch đảm bảo hài hòa lợi ích và sự am hiểu của người dân về các vấn đề này; đồng thời ngăn chặn và hạn chế nguy cơ từ việc lợi dụng chính sách để đầu cơ hoặc trục lợi.
Xin cảm ơn luật sư!
(Theo Kinh tế & Đô thị)
- Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô
Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.
Sự kiện - 19/11/2024 17:48
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago