Tham vọng của Bông Sen Corp với kế hoạch trái phiếu 11.250 tỷ đồng

Nhàđầutư
Trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị siết chặt, đặc biệt các tổ chức tín dụng bị cấm cho vay đảo nợ, thì ai là cái tên đã "bơm" 6.450 tỷ đồng cho Bông Sen Corp để thanh toán khoản nợ tới hạn?
NGHI ĐIỀN
10, Tháng 09, 2019 | 07:25

Nhàđầutư
Trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị siết chặt, đặc biệt các tổ chức tín dụng bị cấm cho vay đảo nợ, thì ai là cái tên đã "bơm" 6.450 tỷ đồng cho Bông Sen Corp để thanh toán khoản nợ tới hạn?

palace-saigon-1446

Khách sạn Palace Saigon trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM) của Bông Sen Corp

Đảo nợ

CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) ngày 27/8/2019 đã phát hành thành công 6.450 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, chiếm 99,2% khối lượng chào bán (6.500 tỷ đồng). Lô trái phiếu không kèm chứng quyền, không chuyển đổi, có tài sản bảo đảm, lãi suất cố định 11%/ năm.

Tài sản bảo đảm là cổ phần trong CTCP Daeha (chủ sở hữu tổ hợp Khách sạn Daewoo ở Hà Nội), cổ phần Tập đoàn Novaland, cổ phần của chính Bông Sen, quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của 15 khu đất trung tâm TP.HCM cùng các tài sản và quyền lợi liên quan.

Bông Sen không đề cập mục đích phát hành, song nguồn tin của Nhadautu.vn cho biết lô trái phiếu có "sứ mệnh" thanh toán cho một lô trái phiếu khác cận ngày đáo hạn của Bông Sen.

Chi tiết hơn, cựu thành viên của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) ngày 30/8/2017 đã phát hành 6.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 11%/ năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên và lãi suất tham chiếu cộng biên độ 4,2% cho các kỳ tính lãi tiếp theo. Bông Sen đã thu về 5.473 tỷ đồng từ đợt phát hành này.

"Trong thời gian của đợt phát hành, Bông Sen dự định triển khai thực hiện các chương trình đầu tư, song do hồ sơ pháp lý của các dự án vẫn chưa hoàn tất nên việc thực hiện đầu tư vẫn chưa hoàn thành", nguồn tin cho hay, nhấn mạnh thêm đến cuối tháng 8/2019 là thời điểm kết thúc đợt phát hành trái phiếu năm 2017, để có thời gian tiếp tục thực hiện hoàn tất các dự án theo phương án phát hành trước đây, Bông Sen tiếp tục tái cơ cấu đợt phát hành để thực hiện hoàn tất dự án.

Phương án tái cơ cấu nêu trên chính là phát hành thêm trái phiếu, trong đó để thanh toán cho lô trái phiếu năm 2017 đến ngày đáo hạn. Ngoài ra, Bông Sen dự kiến có thể phát hành tới 11.250 tỷ đồng trái phiếu (đã bao gồm 6.450 tỷ đồng vừa qua). Con số cụ thể tuỳ thuộc tình hình thực tế và có thể thực hiện trong nhiều đợt. Kỳ hạn trái phiếu từ 24-36 tháng, thời gian dự kiến trong Quý III/2019 với lãi suất dự kiến từ 11,5% - 13,5%.

Như vậy, sẽ không bất ngờ nếu Bông Sen tiếp tục công bố phát hành trái phiếu với đơn vị nghìn tỷ trong thời gian tới. Hồi đầu năm, doanh nghiệp này ngày 15/3/2019 đã thu về 400 tỷ đồng cũng qua kênh trái phiếu với lãi suất khá cao: 12%/ năm, kỳ hạn 1 năm.

Trái chủ là ai?

Đợt phát hành cách đây 2 tuần của Bông Sen diễn ra trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp đang là một chủ đề khá nhạy cảm, khi mà Chính phủ không ít lần yêu cầu kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản qua kênh này, đặc biệt cấm các tổ chức tín dụng mua trái phiếu có mục đích đảo nợ.

Tất nhiên, trong trường hợp trái chủ mới và cũ cùng là một thì thực chất chỉ là "gia hạn" cho lô trái phiếu chứ không hẳn đã phải giải ngân đúng bằng 6.450 tỷ đồng.

Đợt phát hành có giá trị lên tới 6.450 tỷ đồng không có thuyết minh cụ thể về trái chủ. Song ở Việt Nam, khó có tổ chức nào sẵn tiền để "bơm" một lượng vốn tương đương thu ngân sách nửa năm 2018 của tỉnh Hà Tĩnh, nếu không phải là một tổ chức tín dụng. Dĩ nhiên là với trường hợp này, dòng vốn sẽ được khéo léo dẫn qua nhiều kênh trung gian, trong đó phổ biến là các công ty chứng khoán.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, vào thời điểm phát hành trái phiếu ngày 27/8 vừa qua, Bông Sen Corp đã thế chấp nhiều tài sản có giá trị lớn ở một công ty chứng khoán - cũng là tổ chức đã thu xếp cho đợt phát hành, và cũng chính nhà đầu tư này đã mua trọn lô trái phiếu cách đây 2 năm.

Giả thiết công ty chứng khoán này chỉ là bên "đứng" hộ cho các trái chủ thực thụ ở phía sau càng thêm có căn cứ, bởi giá trị lô trái phiếu vượt xa quy mô vốn chủ sở hữu (gần 4.400 tỷ đồng tính tới cuối tháng 6/2019), trong khi theo quy định hiện hành, công ty chứng khoán không được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp quá 70% vốn chủ sở hữu.

Trở lại với Bông Sen, lô trái phiếu mà bản chất là khoản nợ "khủng" được gia hạn thêm 2 năm giúp đơn vị này dễ thở hơn với kế hoạch kinh doanh của mình. Dù sao thì đây là một doanh nghiệp có chất lượng tài sản tốt, với rất nhiều bất động sản có giá trị cao từ Hà Nội vào TP.HCM như cổ phần chi phối trong tổ hợp khách sạn - văn phòng Daewoo quy mô 3,2ha ở Hà Nội, Dự án tháp Saigon One cùng nhiều khách sạn, lô đất khác ở trung tâm TP.HCM...

Tổng tài sản hợp nhất của Bông Sen tới cuối năm 2018 là 14.200 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn là 10.815 tỷ đồng, phần lớn là tài sản cố định là 7.259 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 8.251 tỷ đồng, gồm vốn điều lệ 4.777 tỷ đồng và lợi ích của cổ đông không kiểm soát 3.417 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu của Bông Sen ở mức 1.108 tỷ đồng, lãi sau thuế 178 tỷ đồng (năm 2017 lỗ 53 tỷ đồng).

Nguồn tin của Nhadautu.vn cho biết trong giai đoạn các dự án dự kiến đầu tư vẫn chưa hoàn tất pháp lý, Bông Sen Corp đã chủ động hợp tác với một số đơn vị có dự án tiềm năng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn và lãi cho trái chủ.

Ví dụ cụ thể là trong 2 ngày 21-23/1/2019 Bông Sen đã mua 5.881.650 trái phiếu của Công ty TNHH Yamagata và 1.901.000 trái phiếu của CTCP Azura.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ