Thách thức hiện thực hoá mục tiêu 14 GW điện khí LNG trong Quy hoạch Điện VIII

Nhàđầutư
Quy hoạch Điện VIII đề ra mục tiêu đưa 13 nhà máy điện khí LNG vào vận hành; chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Đây là mục tiêu tham vọng và không ít khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 12, 2023 | 20:31

Nhàđầutư
Quy hoạch Điện VIII đề ra mục tiêu đưa 13 nhà máy điện khí LNG vào vận hành; chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Đây là mục tiêu tham vọng và không ít khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn.

LNG

Diễn đàn Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII. Ảnh: DDDN

Chiều 7/12, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII.

Theo đó, Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đưa 13 nhà máy điện khí LNG vào vận hành; chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương đương 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện.

Nhiệt điện khí LNG được coi là giải pháp hạn chế phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay; đặc biệt, giúp ngành điện phát triển xanh hơn, góp phần thực hiện cam kết tại hội nghị COP26. Tuy nhiên, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong hoạch định chính sách, đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành...

Cụ thể, chia sẻ thông tin tại Diễn đàn, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc hiện nay, như: thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu quy hoạch điện; thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thoả thuận pháp lý, kỹ thuật, thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án điện khí LNG...

Từ đó ông Thập đề xuất một số giải pháp cụ thể, gồm:

Thứ nhất là mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện khí LNG theo sát với mục tiêu cung cấp khí điện LNG trong Quy hoạch Điện VIII. Xây dựng tập trung, đồng bộ các khu Công nghiệp/nhà máy có quy mô tiêu thụ điện đủ lớn cùng với việc triển khai các dự án kho cảng và nhà máy điện khí LNG.

"Chính họ là các hộ tiêu thụ và là cơ sở quan trọng cam kết tiêu thụ điện và khi đó, các cam kết trong Hợp đồng mua bán điện sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Đây cũng là chính sách giúp thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG. Thêm vào đó, chúng ta cần có thêm các chính sách kích cầu về điện, kích thích sản xuất và kích thích tiêu dùng song song với khuyến khích tiết kiệm điện", ông Thập nhấn mạnh.

Thứ hai là sớm sửa đổi các Bộ Luật Điện lực, Luật BVMT, Luật Thuế và các Bộ Luật, Nghị định hướng dẫn liên quan. Quan trọng nhất là cần phải chấp nhận chuỗi kinh doanh khí điện LNG hoạt động theo cơ chế thị trường và các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thực hiện việc giám sát và hậu kiểm mọi quá trình hoạt động của chuỗi. Tiếp đó, cho phép các chủ thể các nhà máy điện khí được quyền đàm phán bán điện một cách cạnh tranh giữa EVN và các hộ tiêu thụ điện.

Đồng thời, cho phép các nhà máy điện được quyền mua trực tiếp LNG và thuê kho cảng tàng trữ và tái hóa khí của kho cảng LNG. Song song, với quá trình đó cần bổ sung khung thuế và phí phát thải CO2 trong Luật Thuế và Luật BVMT.

Thứ ba là cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quy chế tài chính của PVN và EVN. "Việc Chính phủ không còn trực tiếp đứng ra bảo lãnh các Hợp đồng mua bán khí và mua bán điện là một quyết sách đúng, tuy nhiên với khung pháp lý hiện tại PVN và EVN không đủ cơ sở để thực hiện bảo lãnh thay thế", Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đánh giá.

Thứ tư, Chính phủ hoặc Ngân hành Nhà nước vẫn cần cam kết và đảm bảo về khối lượng chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ và tỷ giá sẽ do thị trường quyết định.

"Điện khí LNG không phải chỉ có nhà máy điện và kho cảng LNG, mà điện khí LNG cần được hấp thụ hay tiêu thụ bởi các hộ tiêu thụ điện công nghiệp đó là các khu công nghiệp hay các nhà máy chế biến và nói rộng hơn là nền kinh tế. Nhận thức về giá điện khí LNG cũng cần phải thay đổi, giá điện khí LNG bắt buộc phải theo cơ chế thị trường vì trọng số trong cấu thành giá điện khí LNG chủ yếu là giá LNG nhập khẩu", Ông Thập nói.

"Muốn có giá thị trường phải có thị trường điện"

Bình luận về khung giá điện LNG, TS. Vũ Đình Ánh lo lắng khi hiện nay chúng ta vẫn đặt vấn đề nguồn lực ở đâu để phát triển điện LNG theo Quy hoạch điện VIII. Bởi vị này cho rằng, đó là vấn đề cần được giải quyết trước khi đưa điện khí LNG vào quy hoạch.

Ông Ánh đồng ý với việc phải có giá thị trường đầu vào và đầu ra cho điện LNG nhưng ông cũng nhấn mạnh: "Muốn có giá thị trường thì phải có thị trường, phải tạo ra được thị trường".

Theo đó, hiện nay chúng ta chưa có thị trường bán lẻ điện, mới có tự do về phát điện, truyền tải vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào EVN.

Ông Ánh đặt vấn đề, có hàng loạt các biến số chúng ta chưa giải quyết được để phát triển thị trường điện khí LNG. Nếu không giải quyết được rất có thể sẽ lặp lại những vấn đề khi đã gặp ở phát triển điện năng lượng tái tạo, vấn đề vỡ quy hoạch. Tuy nhiên, trong lần này cái giá phải trả có thể lớn hơn rất nhiều do quy mô điện LNG trong quy hoạch lớn và giá trị cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ