Techcombank: Lựa chọn kinh doanh “rủi ro thấp - lợi nhuận cao”

Nhàđầutư
Techcombank được đánh giá là một ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định. sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ chiến lược “khách hàng là trọng tâm” và lựa chọn kinh doanh mang tên “rủi ro thấp - lợi nhuận cao”.
BÌNH AN
31, Tháng 08, 2020 | 07:17

Nhàđầutư
Techcombank được đánh giá là một ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định. sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ chiến lược “khách hàng là trọng tâm” và lựa chọn kinh doanh mang tên “rủi ro thấp - lợi nhuận cao”.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) ở mức ba3 giữa lúc thị trường gặp nhiều thách thức do tác động của COVID-19.

Tổ chức này cũng giữ nguyên mức tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn của Techcombank ở Ba3, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất ngang trần tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Theo Moody’s, mức đánh giá tín dụng cơ bản ba phản ánh khả năng sinh lời vững chắc, chất lượng tài sản ổn định và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank.

Lợi nhuận cao đến từ đa dạng hóa nguồn thu

Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm, Moody’s cho biết tỉ suất sinh lời trên tài sản hữu hình của Techcombank ở mức 2,6% trong quý I, cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam mà đơn vị này thực hiện đánh giá. Tỉ lệ doanh thu trước dự phòng trên tài sản hữu hình tăng từ mức 3,4% của quý I/2019 lên 4,0 % tại quí I/2020, do được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi thuần (tăng 23% so với cùng kì), và thu nhập từ phí (tăng 73%).

Theo tổ chức xếp hạng này, thu nhập từ phí đóng góp tới 14% tổng doanh thu của Techcombank trong quý I/2020, thông qua hoạt động bán bảo hiểm (bancassurance) và kinh doanh trái phiếu, bao gồm cả tư vấn phát hành trái phiếu cho khách hàng doanh nghiệp lớn và phân phối trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức quản lí tài sản cho khách hàng thu nhập cao. 

Techcombankgplidokhchhnggiaodc-4606-7247-1588667627

Techcombank: Lựa chọn kinh doanh “rủi ro thấp - lợi nhuận cao”

“Techcombank tăng trưởng ổn định trên thị trường vốn nợ nhờ việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu, đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn của họ và sau đó phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ có giá trị tài sản ròng cao”, Moody’s đánh giá.

Theo lãnh đạo Techcombank, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu lõi của Techcombank đạt 30%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Có được thành công này là do ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ các loại phí chủ chốt như từ thẻ, bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.

Nửa đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt 6.700 tỷ đồng và doanh thu ở mức 11.800 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 30% so với cùng kì năm 2019 và tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu 19 quý liên tiếp. Với kết quả đạt được, Techcombank có đủ khả năng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 13.000 tỷ đồng trong năm nay, hướng tới vị trí “quán quân” lợi nhuận trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Rủi ro thấp nhờ cấu trúc vững vàng của nguồn vốn và tài sản

Moody’s nhận định Techcombank sở hữu cấu trúc nguồn vốn vững chắc, trong khi các rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao.

Báo cáo của Moody’s cho biết Techcombank có tỉ lệ Vốn chủ sở hữu hữu hình/Tài sản có rủi ro (tỉ lệ TCE) cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá. Ngân hàng cũng không có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, qua đó giúp tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu. 

Tính đến cuối năm 2019, tỉ lệ TCE của Techcombank theo Basel II đạt 13,8%, tăng từ mức 13,4% vào cuối năm trước. Trước đó, trong năm 2018, tăng trưởng vốn nội bộ của Techcombank cũng đạt 17% vượt xa mức tăng trưởng 11% của tài sản có rủi ro.

Tuy nhiên, Moody’s dự báo tỉ lệ TCE của Techcombank sẽ ở mức thấp hơn trong hai năm tới do xu hướng tăng trưởng của hoạt động tín dụng và đầu tư của nhà băng này.

Tại thời điểm cuối tháng 3/2020, tiền gửi khách hàng tài trợ cho 60% tài sản Techcombank, trong khi nguồn huy động từ thị trường chiếm 21%. Phần lớn nguồn huy động từ thị trường của Techcombank đến từ tiền gửi và vay trên thị trường liên ngân hàng (chiếm 78%).

Số liệu của Moody’s cho thấy đến cuối quí I/2020, tổng tiền gửi của Techcombank tăng 13% so với cùng kì năm trước và chủ yếu đến từ các khách hàng nhỏ lẻ (đóng góp 77%). Đồng thời, phần lớn tiền gửi của ngân hàng là các khoản tiền gửi có kì hạn, mặc dù tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi chi phí thấp vẫn tăng đều đặn từ mức 15% vào cuối năm 2013 lên 31% vào cuối tháng 3/2020.

Cuối quý I, tài sản thanh khoản của ngân hàng ở mức 35% tổng tài sản có, tương đương cuối năm 2019. Trong đó, các loại tài sản thanh khoản chất lượng cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu chính phủ chiếm 11%. Các tài sản thanh khoản khác nằm dưới dạng tiền gửi, cho vay trên thị liên ngân hàng và chứng khoán đầu tư được phát hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước. 

Cùng thời điểm, các khoản cho vay có vấn đề của Techcombank chiếm 2,1% tổng dư nợ đã điều chỉnh, thấp hơn mức 2,3% vào cuối năm 2019. Đồng thời, dư nợ có vấn đề của Techcombank đã giảm 6% trong quí I/2020 do ngân hàng thực hiện xóa 693 tỉ đồng nợ xấu. Mới đây, Techcombank cũng đã công bố báo cáo tài chính quí II với tỉ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/6 đã giảm về mức 0,9%, thấp hơn mức 1,1% tại 31/03/2020 và 1,8% tại 30/6/2019. Đồng thời, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quí II đã lên tới 108,6%.

Rủi ro liên quan đến bất động sản được hóa giải

Mặc dù đánh giá cao về chất lượng tài sản và sức khỏe nguồn vốn, tuy nhiên Moody’s cho rằng Techcombank cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản, do tính chất chu kì của ngành nghề này.

Theo Moody’s, sự bùng nổ của Techcombank tại mảng vay bất động sản trong những năm qua được thể hiện qua qui mô dư nợ liên quan đến lĩnh vực này tăng 4 lần trong năm 2019, chiếm 22% danh mục vay từ mức 8% vào cuối năm 2018.

Để giảm thiểu rủi ro này, ngân hàng đã tập trung cung cấp các khoản vay ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động cho khách hàng doanh nghiệp. Trong danh mục cho vay bán lẻ của Techcombank, tỉ trọng cho vay mua nhà chiếm tới 81%.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2020, giải đáp thắc mắc của cổ đông liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết, bất động sản là lĩnh vực từ 5 năm trước đã được ngân hàng xác định ưu tiên vì lĩnh vực này có những lợi thế và có phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng có thể tập trung phát triển, kiểm soát tốt rủi ro.

Đối với lo ngại về nguy cơ thị trường bất động sản đóng băng, ông Hùng Anh nhấn mạnh, Techcombank luôn chuẩn bị những kịch bản thị trường khác nhau. Đồng thời, các hệ số an toàn theo Basel II của ngân hàng đều rất cao so với mặt bằng chung. “Cổ đông hoàn toàn có thể yên tâm khi hệ số CAR của chúng ta hiện tại lên tới 16%. Techcombank là một trong những ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn cao nhất thị trường”, Chủ tịch Hồ Hùng Anh chia sẻ.

Theo số liệu mới được Techcombank công bố, tỉ lệ CAR của ngân hàng theo Basel II vào cuối quí II đạt 16,9%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ