Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm do lạm phát và lãi suất tăng cao

Nhàđầutư
Những dữ liệu mới nhất cho thấy thời gian khó khăn đối với nền kinh tế thế giới sắp tới khi các hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ bị thu hẹp, chi phí năng lượng ở châu Âu tăng cao và xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại.
MINH TIỆP
27, Tháng 10, 2022 | 11:28

Nhàđầutư
Những dữ liệu mới nhất cho thấy thời gian khó khăn đối với nền kinh tế thế giới sắp tới khi các hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ bị thu hẹp, chi phí năng lượng ở châu Âu tăng cao và xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại.

Anh01-Eurozone

Hoạt động sản xuất bị sụt giảm nhiều nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ảnh: Getty.

Theo các cuộc khảo sát mới được công bố vào ngày 24/10, hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ và Châu Âu đã giảm trong tháng 10. Có sự giảm tốc mạnh trong lĩnh vực dịch vụ - động lực lớn nhất của Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nỗi lo phải chia khẩu phần năng lượng

Tại châu Âu, các nhà máy của Đức đã cắt giảm sản lượng lớn nhất tính từ đầu đại dịch COVID-19. Châu Âu đang phải vật lộn với hậu quả từ việc Nga quyết định giảm nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trong ba tháng cho đến tháng 9 khi sản lượng sản xuất tăng khi nới lỏng các lệnh hạn chế liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhu cầu tiêu dùng giảm và thị trường nhà ở đi xuống.

Nhà kinh tế Hoa Kỳ tại ngân hàng HSBC, Ryan Wang cho biết: "Đang xảy ra những thách thức đáng kể đối với tăng trưởng toàn cầu".

S&P Global cho biết, chỉ số sản lượng tổng hợp của Hoa Kỳ trong tháng 10, bao gồm dịch vụ và hoạt động sản xuất, đã giảm xuống 47,3 từ con số 49,5 trong tháng 9. Đây là tốc độ giảm nhanh thứ hai kể từ năm 2009 trừ đầu năm 2020 khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19. Chỉ số dưới 50 báo hiệu hoạt động kinh tế đang thu hẹp lại trong khi trên 50 báo hiệu sự tăng trưởng.

Các công ty tại Hoa Kỳ báo cáo rằng đồng USD mạnh lên và điều kiện kinh tế đầy thách thức tại các thị trường xuất khẩu đã đè nặng lên nhu cầu từ các khách hàng nước ngoài.

Nhà kinh tế trưởng kinh doanh tại S&P Global, Chris Williamson nói: "Suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ đã tăng mạnh trong tháng 10, trong khi niềm tin vào triển vọng cũng xấu đi đáng kể".

Các cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ và Châu Âu cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn mạnh mẽ. Các công ty Hoa Kỳ đã báo cáo sự gia tăng chi phí đầu vào trong tháng 10, với lý do lãi suất cao hơn, thiếu hụt nguồn cungvà áp lực tiền lương. Sự kết hợp giữa lạm phát mạnh và tăng trưởng suy yếu khiến các nhà hoạch định chính sách toàn cầu gặp nhiều khó khăn.

Hiện các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để giảm lạm phát bằng cách làm chậm tăng trưởng kinh tế.Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 1,50% từ 0,75% khi họp vào ngày 27/10. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ họp vào tuần tới và dự kiến sẽ thông qua một đợt tăng lãi suất khác là 0,75 điểm phần trăm. Tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở châu Âu thường tăng mạnh khi thời tiết lạnh hơn.

Các nhà chức trách đãcảnh báo rằng nếu không cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ trong năm nay, họ có thể buộc phải chia khẩu phần năng lượng. Ngay cả khi không chia khẩu phần, bất kỳ khi nào giá năng lượng tăng trùng với sự gia tăng nhu cầu theo mùa đều có thể làm suy yếu thêm nền kinh tế.Chỉ số tổng hợp về quản lý thua mua PMI của S&P Global cho khu vực đồng tiền chung châu Âu (đo lường hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ) là 47,1 trong tháng 10, giảm so với 48,1 trong tháng 9. Đây là tháng thứ tư liên tiếp cho thấy sự sụt giảm.

Trên toàn khu vực đồng Euro, hoạt động sản xuất bị sụt giảm mạnh nhất, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất vànhựa. Đức - trung tâm sản xuất chính của Châu Âu, từng là một trong những nước sử dụng khí đốt Nga lớn nhất, đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ số PMI của Đức đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, thời điểm mà các bộ phận lớn của nền kinh tế bị kìm hãm do Covid-19.

Sau khi tăng trưởng vào tháng trước, Pháp - quốc gia ít phụ thuộc hơn vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, đã ghi nhận sự đình trệ. Sự khởi đầu nhẹ nhàng với mùa đông ấm hơn và mức dự trữ năng lượng cao đang thúc đẩy hy vọng rằng châu Âu có thể vượt qua mùa đông mà không cần chia khẩu phần năng lượng, đã khiến giá khí đốt tự nhiên xuống dưới 130€/1MWh từ đỉnh điểm là gần 350€ vào cuối tháng 8.

Tuy nhiên, ngày 23/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rằng châu Âu vẫn có thể phải đối mặt với kết quả tuyệt vọng mà các chính phủ của họ đang cố gắng tránh. IMF cho biết: "Rủi ro chính trong ngắn hạn là sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng, kết hợp với mùa đông lạnh giá, có thể dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt, phải chia khẩu phần năng lượng và những tổn thương kinh tế sâu sắc hơn".

Anh02-Energy

Nga đã thắt chặt nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt. Ảnh: Zuma Press.

Suy giảm kinh tế do cuộc xung đột Nga-Ukraine

Nền kinh tế khu vực đồng Euro đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Vì giá năng lượng và thực phẩm cao hơn đã làm suy yếu sức chi tiêu của các hộ gia đình và đe dọa đến tỷ suất lợi nhuận. Cuộc xung đột lớn nhất “lục địa già” trong gần 8 thập kỷ qua cũng ảnh hưởng đến niềm tin của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Hoạt động trong nửa đầu năm được thúc đẩy nhờ việc mở cửa trở lại các bộ phận của nền kinh tế đã đóng cửa hoàn toàn hoặc phần lớn trong năm 2021 để ngăn chặn Covid-19. Nhưng các cuộc khảo sát PMI cho thấy nền kinh tế khu vực đồng Euro tăng trưởng chậm lại trong quý III và thậm chí đã thu hẹp lại.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của khu vực đồng Euro xuống chỉ còn 0,5%, từ mức 2,5% mà họ dự kiến vào tháng 1, trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. IMF cũng đã hạ dự báo đối với các nền kinh tế châu Âu khác.

Người đứng đầu bộ phận châu Âu của IMF, Alfred Kammer nói: "Năm tới, sản lượng và thu nhập của châu Âu sẽ thấp hơn gần nửa nghìn tỷ euro so với dự báo trước cuộc chiến, một minh họa rõ nét vềnhững thiệt hại kinh tế nghiêm trọng của lục địa vì chiến tranh".

Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Ngày 24/10, một cuộc khảo sát tương tự đối với Úc cũng được công bố cho thấy mức giảm hàng tháng đầu tiên ở nước này kể từ tháng 1.

Các dấu hiệu đang xuất hiện cho thấy một số động lực đằng sau sự gia tăng tỷ lệ lạm phát toàn cầu đang giảm bớt khi nền kinh tế bớt phát triển nóng. Giá một số kim loại và các mặt hàng khác đã giảm mạnh so với mức đỉnh của năm nay, trong khi chi phí vận chuyển hàng hóa đang giảm và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng gần như đã được xóa bỏ. Thước đo của Cục Dự trữ Liên bang New York về sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đã giảm vào tháng 9 trong tháng thứ năm liên tiếp.

Đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, với cuộc khảo sát về chỉ số PMI ở Nhật Bản cho thấy mức tăng trưởng tăng lên do nước này mở của du lịch tự do sau lệnh cấm kéo dài 2 năm rưỡi.Các doanh nghiệp đã phản ứng với triển vọng kinh tế yếu kém hơn bằng cách đầu tư ra nước ngoài íthơn.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển ngày 20/10, cho biết các khoản đầu tư yêuc ầu xây dựng các cơ sở mới trong chín tháng đầu năm đã thấp hơn 10% so với năm 2021.

Giám đốc bộ phận đầu tư của UNCTAD, James Zhan cho biết sự suy giảm phản ánh chi phí đi vay cao hơn và sự không chắc chắn lớn hơn, một phần bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ông Zhan nói: "Triển vọng về đầu tư xuyên biên giới toàn cầu đã chuyển từ một sự phục hồi mạnh mẽ sang một quỹ đạo đi xuống. Viễn cảnh ảm đạm có thể sẽ tiếp tục trong năm 2023".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ