Tăng trưởng âm 9,77%, Đà Nẵng lên 3 kịch bản kinh tế cho năm 2021

Nhàđầutư
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng lần đầu tiên tăng trưởng âm 9,77%, vì vậy, thành phố đã đề ra 3 kịch bản để khôi phục và phát triển kinh tế năm 2021.
PHƯỚC NGUYÊN
07, Tháng 12, 2020 | 16:31

Nhàđầutư
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng lần đầu tiên tăng trưởng âm 9,77%, vì vậy, thành phố đã đề ra 3 kịch bản để khôi phục và phát triển kinh tế năm 2021.

Sáng 7/12, HĐND TP. Đà Nẵng khai mạc kỳ họp thứ 16, HĐND TP. Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Phát biểu tại kỳ họp ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trước cử tri thành phố, nhất là qua đại dịch và thiên tai chúng ta cũng nhận thức sâu sắc những tồn tại, bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Theo đó, đây là lần đầu tiên TP. Đà Nẵng tăng trưởng âm 9,77%, thu ngân sách đạt 70%, trong đó đáng chú ý một số chủ trương lớn chưa được triển khai hiệu quả, việc tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, giải ngân đầu tư công dù đã rất nỗ lực nhưng con số đến thời điểm này còn khá khiêm tốn so với kế hoạch.

Theo Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng, đây là những vấn đề cần được đánh giá đầy đủ mọi khía cạnh, phân tích một cách khoa học, tổng thể để từ đó có những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất trong thời gian tới nhằm phục hồi nhanh chóng kinh tế - xã hội trước mắt cũng như phát triển nhanh, bền vững trong những năm đến theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố lần thứ 22 nhiệm kỳ 2020-2025. 

Cũng tại kỳ họp, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, trước những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra, thành phố đề ra 3 kịch bản, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng trong năm 2021.

DSC03874

Đà Nẵng lên 3 kịch bản để khôi phục và phát triển kinh tế sau hậu COVID-19. Ảnh Phước Nguyên.

“Xu hướng chung là các quốc gia đều mong muốn kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên tại nhiều quốc gia, các quyết định đều được xem xét, cân nhắc một cách rất thận trọng vì việc bãi bỏ những biện pháp hạn chế rủi ro quá sớm có thể kéo theo một đợt bùng phát dịch mới”, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phát biểu tại kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng.

Theo đó, với kịch bản 1, ngay từ đầu năm 2021, kinh tế thành phố phục hồi nhanh, tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt 8,5-9%, phấn đấu tổng giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tương đương với kết quả năm 2019. 

Tốc độ tăng của dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 7-8%, 8-9%, 3-4%, trong đó, một số ngành sẽ phải tăng mạnh ở mức trên 20% như: vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống và trên 10% như: hoạt động dịch vụ khác và một số ngành công nghiệp khác do đã giảm khá sâu trong năm 2020. 

Ngoài ra, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8-9%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 7,5-8 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa khoảng 4,5-5 triệu lượt; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng trên 150% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 8,5-9%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.600 tỷ đồng.

Kịch bản 2 là trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế thành phố phục hồi chậm, và bắt đầu tăng tốc từ quý III/2021. Với kịch bản này, tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt trên khoảng 5-6%, tổng giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các khu vực dịch vụ, dông nghiệp và xây dựng đạt thấp hơn năm 2019 và cao hơn năm 2018. 

Bên cạnh đó, tốc độ tăng của dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 4-5%, 7-8%, 3-4%, trong đó, một số ngành sẽ phải tăng mạnh ở mức khoảng 10% như: vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động dịch vụ khác do đã giảm khá sâu trong năm 2020. 

Đồng thời, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7-8%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa khoảng 4 triệu lượt; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng trên 70% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng khoảng 6%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.240 tỷ đồng.

Đối với kịch bản 3, kinh tế của thành phố trong năm 2021, vẫn phục hồi chậm, chỉ có thể tăng tốc từ quý IV/2021, trong đó tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt khoảng 3-3,5%, tổng giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đạt xấp xỉ năm 2018. 

Tốc độ tăng của dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 2-3%, 5-6%, 3-4%, trong đó, hầu hết các ngành đều tăng trưởng ở mức thấp, một số ngành có thể tiếp tục tăng trưởng âm do chưa thể phục hồi và tiếp tục nhận tác động tiêu cực từ COVID-19. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 6-7%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó hầu hết là khách nội địa; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng 7-10% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 3-4%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.000 tỷ đồng.  

Ông Hồ Kỳ Minh nhận định, kịch bản 1 là lý tưởng, song trên thế giới hiện vẫn có 400 - 500 ngàn người mắc bệnh và 6 - 7 ngàn người tử vong mỗi ngày nên kịch bản 3 cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, kịch bản 2 là lựa chọn phù hợp, đồng thời khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, thành phố sẽ phấn đấu để đạt các chỉ tiêu tăng trưởng theo kịch bản 1. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ