Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Thêm gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải

Nhàđầutư
Việc tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ làm khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, buộc doanh nghiệp phải tăng giá cước đồng thời người tiêu dùng phải gành chịu mức tăng chi phí dịch vụ.
NGUYỄN HỒNG
04, Tháng 03, 2018 | 07:43

Nhàđầutư
Việc tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ làm khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, buộc doanh nghiệp phải tăng giá cước đồng thời người tiêu dùng phải gành chịu mức tăng chi phí dịch vụ.

xang dau

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung, tức là 4.000 đồng/lít từ ngày 1/7/2018. 

Mới đây, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT). Bộ này đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung, tức là 4.000 đồng/lít từ ngày 1/7/2018.

Cụ thể, đối với mặt hàng xăng: Khung mức thuế từ 1.000-4.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành là 3.000 đồng/lít. Đề nghị tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít.

Dầu diesel: Khung mức thuế từ 500-2.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành là 1.500 đồng/lít. Đề nghị tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.

Dầu mazut, dầu nhờn: Khung mức thuế từ 300-2.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành là 900 đồng/lít. Đề nghị tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.

Mỡ nhờn: Khung mức thuế từ 300-2.000 đồng/kg. Mức thuế hiện hành là 900 đồng/kg. Đề nghị tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg.

Trong tờ trình Chính phủ dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính lý giải việc đề xuất tăng thuế xăng dầu như trên là do thuế nhập khẩu giảm mạnh. 

Đánh giá về đề xuất của Bộ Tài chính tăng thuế BVMT với xăng dầu lên mức kịch khung, ông Bùi Sinh Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội cho rằng: Nếu tăng thuế BVMT để cải thiện môi trường ô nhiễm như hiện nay thì ông hoàn toàn ủng hộ chủ trương tăng của Bộ Tài chính.

Bởi các phương tiệc chạy bằng xăng, dầu đều xả ra lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi các phương tiện xả khí thải gây ô nhiễm thì họ phải chịu trách nhiệm về điều đó. Trong khi nguồn chi ngân sách của Nhà nước để xử lý vấn đề này không có.

Do vậy, theo ông Quyền, lộ trình tăng thuế BVMT của Bộ Tài chính là hợp lý, mức tăng như vậy không phải là quá cao.

Tuy nhiên, ông Quyền tính toán và cho rằng, nếu đề xuất tăng thuế BVMT với mặt hàng xăng dầu của Bộ Tài chính được thông qua, tổng số thu thuế đối với xăng, dầu số thu thuế BVMT dự kiến khoảng 55.591 tỷ đồng/năm có làm cho môi trưởng tốt hơn hay không mới thực sự quan trọng.

“Theo tôi cần phải có kế hoạch cụ thể, đề ra dự án, các tiêu chí xử lý các vấn gây ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào, chứ nói chung chung thì rất khó khả thi. Ngoài ra, thu thuế xong lại chi cho việc khác thì rất khó cải thiện môi trường. Vì vậy, điều tôi lo ngại là vấn đề xử lý nguồn thu như thế nào, chứ không phải lộ trình tăng, mức tăng có hợp lý hay không?”, ông Quyền nhấn mạnh.

28821910_1290256261117714_37370382_o

Ông Bùi Sinh Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội cho rằng, tăng thuế BVMT với xăng dầu doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước. Ảnh: Nguyễn Hồng

Doanh nghiệp vận tải chịu áp lực cạnh tranh lớn 

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội cho rằng, nếu đề xuất này của Bộ Tài chính được thông qua, chắc chắn doanh nghiệp vận tải sẽ phải tăng giá lên. 

“Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đang phải gánh nhiều chi phí khác như phí bảo trì đường bộ, phí BOT..., việc tăng phí môi trường sẽ tăng thêm khó khăn, một gánh nặng cho doanh nghiệp. Do vậy, khi thuế BVMT tăng, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng giá cước vận tải lên”, ông Quyền lý giải.

Ông Quyền nêu dẫn chứng: "Ví dụ 1 lít xăng 20.000 đồng, chạy một tuyến Hà Nội đi các tỉnh như Thanh Hóa, Nam Định,… mất 10 lít xăng (mất 200.000 đồng); nhưng cùng quãng đường đó, lít xăng đó, khi thuế tăng, doanh nghiệp mất 300.000 đồng (tăng thêm 100 nghìn đồng). Nếu không tăng giá cước, doanh nghiệp sẽ phải bù lỗ và chịu thiệt hại”.

“Thuế tăng cước vận tải đội lên, không chỉ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng mà người dân sẽ là người gánh chịu vì phí dịch vụ tăng lên. Người dân không còn lựa chọn nào khác, vẫn phải sử dụng phương tiện đi lại”, ông Quyền nói.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội, doanh nghiệp vận tải sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc tăng thuế BVMT xăng dầu.

Thứ nhất, nếu không tăng giá cước thì doanh nghiệp phải bù lỗ, thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính toán làm sao có thể không tăng cả 10 phần nhưng bắt buộc phải tăng 5 – 7 phần trong số 10 phần đó để giảm bù lỗ.

Thứ hai, là cạnh tranh trong các doanh nghiệp vận tải với nhau, ai tăng phí rẻ hơn thì được người tiêu dùng lựa chọn và ngược lại.

Ông Quyền có đề xuất, Nhà nước sớm đầu tư công nghệ sạch, hướng tới sản xuất ô tô chạy bằng điện để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ