Tâm tư nhân sự ngân hàng giữa 'bão' đại án

Nhàđầutư
Ông Đặng Thanh Bình là nguyên Phó Thống đốc ngân hàng đầu tiên trong lịch sử từng bị khởi tố. Đứng trước những biến cố, những "bão" đại án, nhân sự ngân hàng sẽ không tránh khỏi những tâm tư, suy nghĩ về những ngã rẽ…
NGUYỄN THOAN
12, Tháng 10, 2017 | 09:35

Nhàđầutư
Ông Đặng Thanh Bình là nguyên Phó Thống đốc ngân hàng đầu tiên trong lịch sử từng bị khởi tố. Đứng trước những biến cố, những "bão" đại án, nhân sự ngân hàng sẽ không tránh khỏi những tâm tư, suy nghĩ về những ngã rẽ…

tam-tu-nv-ngan-hang-bao-dai-an

 Tâm tư nhân sự ngân hàng giữa 'bão' đại án 

“Cũng có những thành công nhất định, nhưng chị cũng phải đối mặt với không ít sóng gió, có lúc tưởng chừng cái sự sân si, buồn vui của một đời người cùng lắm chỉ tới thế…”, chia sẻ thật từ một nhân sự ngân hàng đã có hơn 8 năm kinh nghiệm, đeo đuổi nghề ngân hàng.

Ngã rẽ nào cho những người sống trong đại án?

Cuối cùng ngày kết án đại án Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) cũng tới, sáng ngày 29/9, toà tuyên án treo cho toàn bộ 34 vị nguyên Giám đốc chi nhánh Oceanbank. Đây có lẽ là tin vui với đa số họ, khi trước ngày tuyên án nhiều người đã bàn nhau xem sẽ xin chọn nhà tù nào để ở, sao cho gần nhà, để người thân dễ thăm nuôi. Tuy nhiên, nếu nhìn xa, nghĩ rộng hơn thì lại thấy buồn. Buồn bởi rồi những điều họ hy vọng cũng đã không thể thành hiện thực.

Trong cáo trạng có kết luận các nguyên Giám đốc chi nhánh Oceanbank không được hưởng lợi gì từ những khoản chi lãi ngoài, hay đúng hơn họ chỉ là một con tốt trên bàn cờ được bày sẵn. Họ phải làm đúng phận sự của một nhân viên ngân hàng bình thường, thừa hành chỉ thị của cấp trên, làm tốt công việc, trách nhiệm của mình ở thời điểm đó. Nhưng cuối cùng họ vẫn phải lĩnh án cho tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước và trong những ngày phiên toà thứ 2 của Đại án Oceanbank diễn ra bắt đầu từ ngày 28/8, tôi đã có cơ hội được trò chuyện với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm trong ngành ngân hàng và cũng đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm sống trong bão đại án – họ là những nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng Oceanbank, phải đối mặt với vòng lao lý mà nguyên đơn chính là ngân hàng họ từng gắn bó, cống hiến nhiều năm.

Mỗi người một vẻ, tướng mạo, tuổi tác nhưng họ cùng chung một nỗi niềm, cùng chung một “cái án” trong phiên toà xử đại án Oceanbank. Câu chuyện của họ luôn bắt đầu bằng những hỏi han vui vẻ, gần gũi như đang sống bằng nghề gì? Có liên lạc với người này người kia không? Hay cả việc đã bỏ chồng, bỏ vợ chưa? Và luôn kết thúc bằng nỗi băn khoăn làm sao để tiếp tục được với nghề.

Qua câu chuyện thì được biết, có vị sau khi có tống đạt khởi tố của toà, không còn làm Giám đốc chi nhánh thì đi trồng rau sạch kiếm sống qua ngày, người lại đang làm “cò đất” kiếm sống, nuôi gia đình, có người lại lên chùa mai danh ẩn tích. Cũng có người vì vợ chồng, người thân không chịu nổi mà đành li tán, tha hương, mỗi người một ngả.

Được biết đây, có những người đã gắn bó với Oceanbank cả 5, 7 năm, có những người mới chỉ 1, 2 năm nhưng họ đa phần đã có kinh nghiệm làm ngân hàng có hàng chục năm, 20 năm, thậm chí có những người tưởng rằng cả cuộc đời là gắn với ngành này. Họ là những “nhân tài” của đất nước, bởi trong những năm tháng làm giám đốc chi nhánh, họ cống hiến tài năng cho các ngân hàng, nuôi sống biết bao con người, gia đình dưới hệ thống của mình.

Họ có kinh nghiệm, có kỹ năng làm ngân hàng, nhưng chưa bao giờ họ nghĩ vì nghề ấy mà mình sẽ lâm vòng lao lý. Sau đại án này không biết rồi họ có trở lại với nghề ngân hàng không? Nhưng kể về thời gian phải đối mặt với thời gian xét xử vụ án Oceanbank trong suốt 3 năm qua, một chị nói: “Chưa bao giờ nghĩ đời mình lại phải trải qua những cảm xúc đáng sợ tới thế. Và cũng tin rằng qua khoảng thời gian này mình sẽ không bao giờ còn biết sợ thứ gì trên đời này nữa”.

Bao nhiêu nước mắt đã rơi trong một đại án ngân hàng của cả bị cáo, người thân bị cáo và của những người dõi theo? Cho đến ngày kết thúc vụ án, nhiều bị cáo vẫn sắt son với niềm tin rằng mình vô tội và lỗi là nằm ở cơ chế, chính sách đã không phản ánh đúng thực tiễn. Với niềm tin bền bỉ ấy, họ dường như không sợ đi tới tương lai, không sợ phải đối mặt với tâm hồn mình, với những người thân, nhưng họ lại sợ phải đối mặt với 2 từ “đại án” – 2 từ đã cuốn đi biết bao được mất.

Bài học nào từ các đại án ngân hàng?

Nói về bài học từ các đại án ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: Có thời gian, các tổng công ty, các công ty có vốn nhà nước được phép đầu tư ngoài ngành trong đó có ngân hàng là loại kinh doanh “ngoài ngành” rất hấp dẫn. Kết quả là các tổng công ty đều chọn cho mình một “ngân hàng ruột” để đầu tư với tư cách cổ đông và dùng các ngân hàng ruột này như cánh tay nối dài để kinh doanh. Việc PVN chọn mặt gửi vàng ở Oceanbank là trường hợp điển hình. 

Vì sự gắn bó này mà PVN cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường quan hệ và hợp tác với các đơn vị của Oceanbank. Cụ thể là hai chi nhánh lớn: Hà Nội và Vũng Tàu, cũng là nơi PVN có nhiều hoạt động nhất, trở thành hai đơn vị làm việc với PVN chặt chẽ nhất.

Trong ngành ngân hàng rủi ro tập trung là một loại rủi ro lớn nhất: Hoạt động huy động tập trung vào một số khách hàng lớn hay hoạt động cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn. Điều này đúng cho các ngân hàng Việt Nam mà cho tất cả các ngân hàng trên thế giới. Một ngân hàng huy động một lượng tiền lớn của khách hàng là một điều mừng, nhưng khi vì một lý do nào đó khách hàng đó rút tiền đột ngột khỏi ngân hàng, ngân hàng dễ bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản. 

Sự lệ thuộc của Oceanbank vào PVN đã đưa Oceanbank vào thế “làm mọi điều có thể” để duy trì quan hệ với PVN. Theo các cáo trạng và lời khai trong vụ án Oceanbank, ban lãnh đạo của Oceanbank đã tìm mọi cách để duy trì số lượng tiền gửi của PVN, một vấn đề huyết mạch trong sự sống còn của Oceanbank, nhất là vào giai đoạn Oceanbank mất thanh khoản vì khách hàng rút tiền và PVN trở thành cái phao cứu sinh của Oceanbank. Cách duy trì quan hệ dễ dàng nhất là dùng tiền để mua chuộc một số lãnh đạo PVN, để PVN tiếp tục bơm tiền vào Oceanbank. Rõ ràng đây là một tiền đề cho hiện tượng tiêu cực.

“Trong một sân chơi mà các thành viên của thị trường tuân thủ trần lãi suất thì đây là một sân chơi công bằng vì tất cả mọi thành viên đều bị đặt dưới cùng một điều kiện. Nhưng khi các thành viên phá luật chơi và tìm cách đi cửa sau với các tập đoàn thì các thành viên đã phá vỡ sự cạnh tranh bình đẳng”, ông Hiếu nhấn mạnh. 

Riêng về trường hợp xử phạt những người là nhân viên ngân hàng cũng bị truy tố hình sự trong vi phạm của ngân hàng về chi vượt trần lãi suất, ông Hiếu cho rằng: Phải chăng những cán bộ nhân viên của Oceanbank tại thời điểm vi phạm vượt trần có tin tức về những vi phạm và những hậu quả nghiêm trọng mà họ có thể bị xử phạt thì đã không có những đại án như ngày hôm nay. 

Cùng với đó, ông Hiếu cũng lưu ý rằng: Kết quả thanh tra tại Việt Nam hầu hết đều được giữ kín trong két sắt của HĐQT và chỉ rất ít người trong ban lãnh đạo được phép tham khảo. Đây có lẽ cũng là một “lỗi hệ thống” dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ