Tác động của dịch COVID-19 đến tâm lý, việc làm của giới trẻ Hàn Quốc

NGUYỄN HƯƠNG
05:30 08/10/2021

Từ gần hai năm nay, thanh thiếu niên ở Hàn Quốc phải trải qua nhiều khó khăn, xáo trộn vì đại dịch COVID-19. Các biện pháp giãn cách xã hội đã vô tình khiến cuộc sống của họ vốn đã nhiều áp lực, giờ trở nên trầm trọng hơn.

Do đợt dịch thứ tư bùng nổ, Hàn Quốc đang áp dụng mức độ giãn cách xã hội cao nhất - cấp bốn tại khu vực thủ đô Seoul và cấp độ ba ở các khu vực khác trên toàn quốc. Theo quy định, các quán cà phê, ăn uống, khu vực giải trí chỉ được mở tới 22 giờ, và người dân không được tụ tập quá hai người sau 18 giờ.

han-quoc

Thanh thiếu niên Hàn Quốc bị ảnh hưởng lớn vì dại dịch COVID-19. Ảnh Yonhap

Tuy nhiên, đợt dịch hiện tại căng thẳng hơn do biến thể Delta dễ lây lan, nên dù đã áp dụng giãn cách xã hội, số ca nhiễm tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao đáng báo động. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn trên mức 2.000 trong những ngày gần đây. Tính đến ngày 30/09, Hàn Quốc có gần 311.300 ca tính từ đầu mùa dịch.

Sau thời gian đầu chậm triển khai tiêm phòng như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc đã tăng tốc, hiện có khoảng 76,6% dân số đã tiêm ít nhất một mũi tính đến ngày 01/10 (hơn 39,3 triệu người), 50,1% người dân đã hoàn thành tiêm chủng (hơn 25,7 triệu người). Tuy đạt mục tiêu 70% dân số hoàn thành tiêm chủng mũi một vào trước kỳ nghỉ lễ Trung Thu, nhưng tốc độ tiêm chủng lại đang có xu hướng chững lại.

COVID-19 gây bất ổn tâm lý ở thanh thiếu niên

Tình trạng giãn cách xã hội kéo dài và không được đến trường đã gây cho các em học sinh tâm lý cô lập và bất ổn. Số lượng thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoảng sợ hoặc các bệnh liên quan đến trầm cảm đã bùng nổ.

hanquoc_Reuters

Việc ít giao lưu với bạn bè như thời trước đại dịch đã khiến tâm lý thanh niên ở Hàn Quốc căng thẳng hơn. Ảnh Reuters

Theo một cuộc khảo sát với hơn bảy nghìn người từ 9 đến 24 tuổi, 48% số người được hỏi cho biết cuộc sống học đường năm 2020 của họ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Ngoài ra, mức độ căng thẳng trong học tập đã tăng lên đối với hầu hết học sinh, và điều này đặc biệt cao đối với những người từ 13 tuổi trở lên.

Về các mối quan hệ cá nhân, hơn 26% học sinh được hỏi cho biết không còn giao lưu với bạn bè nhiều như trước do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Việc học trực tuyến cũng khiến thời lượng sử dụng Internet của thanh thiếu niên tăng, làm dấy lên lo ngại rằng những người trẻ tuổi có thể bị nghiện Internet và điện thoại thông minh. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin cho biết khoảng 25% thanh thiếu niên ở Hàn Quốc được coi là “phụ thuộc vào điện thoại thông minh”.

Theo số liệu thống kê do dịch vụ bảo hiểm Y tế quốc gia cung cấp, số bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ ở độ tuổi vị thành niên là 4.582 người vào năm 2020, tăng gấp đôi so với 4 năm trước. Số bệnh nhân thanh thiếu niên liên quan đến trầm cảm cũng tăng 64% so với cùng kỳ, lên tới 29.718 người vào năm 2020. Các chuyên gia cho rằng việc Nhà nước tập trung triển khai các biện pháp giãn cách để chống dịch đã ảnh hưởng tới tâm lý đối với thanh thiếu niên.

Shin Hyun-young, cựu bác sĩ của đảng Dân Chủ Hàn Quốc, cho biết : "Chúng tôi cần một cuộc điều tra sâu về lý do tại sao thanh thiếu niên trở nên dễ bị tổn thương về cảm xúc do COVID-19". Ông cũng nói thêm: "Chúng tôi sẽ tăng cường ngân sách và hỗ trợ pháp lý vì điều quan trọng là phải chuẩn bị một hệ thống để kiểm tra tình trạng cảm xúc của cho họ chặt chẽ hơn".

Thanh niên trước tương lai mịt mù

Đợt dịch thứ tư đã làm giảm việc làm trên thị thường lao động và giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt khủng hoảng kinh tế này. Theo tờ báo Korea Times, năm 2020 có 370.000 thanh niên thất nghiệp. Những người làm việc ít hơn 36 giờ một tuần và muốn làm việc nhiều hơn - không được tính vào số liệu thất nghiệp - tăng gần gấp đôi so với năm 2016, lên tới 149.000 người vào năm 2020.

han-quoc-02

Covid-19 đã khiến tương lai của giới trẻ Hàn Quốc mịt mờ hơn. Ảnh Korea Times

Trước khi xảy ra dịch COVID-19, tìm được một công việc ổn định tại Hàn Quốc là cả một cuộc chiến dài hơi. Sinh viên vừa tốt nghiệp phải mất trung bình 10 tháng để có được công việc đầu tiên. Thậm chí, nhiều người bỏ nhiều năm để chuẩn bị xin việc, như luyện thi công chức, lấy thêm bằng hoặc chứng chỉ hành nghề. Giới trẻ Hàn Quốc chỉ ưa chuộng những công việc ổn định tại các tập đoàn lớn hoặc tại các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, hiện rất khó để có được một công việc như vậy bởi rất hiếm.

Theo một cuộc khảo sát với 500 doanh nghiệp hàng đầu đất nước, chỉ có 121 doanh nghiệp có kế hoạch thuê lao động mới trong nửa cuối năm 2021. Trong số năm tập đoàn hàng đầu - Samsung, Hyundai Motor, SK, LG và Lotte - chỉ có Samsung có kế hoạch tiếp tục tuyển dụng ồ ạt những người tìm việc trẻ mới ra trường.

Trả lời phỏng vấn ở báo Naver news, một người xin ẩn danh 28 tuổi, làm thêm tại một nhà hàng sau khi tốt nghiệp đại học, gần đây thấy bất lực với công cuộc tìm việc : “Dù có cố gắng đi nữa thì cũng không thể xin việc được, khiến tôi nghĩ rằng cuộc đời mình đã thất bại. Sau khi tốt nghiệp, tôi đã hàng chục lần nộp đơn xin việc vào các công ty, nhưng rất nhiều lần bị loại ngay từ vòng hồ sơ. Vì COVID-19 mà ngày càng khó kiếm được công việc ổn định. Giá nhà thì lại tăng cao, khiến tôi không còn động lực sống, cùng với suy nghĩ cứ luẩn quẩn là liệu tôi có phải “đi làm thêm” cả đời như vậy hay không”.

Anh Gyudong, hiện đang là nghiên cứu sinh tại đại học KyungPook, cho biết : “Tác động lớn nhất của dịch COVID-19 là lên thị trường việc làm. Dịch cũng có ảnh hưởng lớn tới thế hệ của chúng tôi. Tìm việc trước đây vốn đã khó nhưng nay lại càng khó hơn. Nhiều người bạn của tôi đã phải rất khó khăn mới được nhận việc. Về phía tôi - là một nghiên cứu sinh, không thể đi nước ngoài để tham gia hội thảo, cảm tưởng như bị nhốt trong phòng thí nghiệm ngay qua ngày vậy. Dù tôi có thể tự học nhưng lẽ ra tôi đã có thể có nhiều cơ hội hơn để học từ người khác nếu không có dịch bệnh”.

Chính phủ cam kết tạo việc làm cho thanh niên

Đối mặt với “vấn nạn thất nghiệp” trong đại dịch, chính quyền Seoul nhiều lần thảo luận về các cách tạo việc làm mới cho thanh niên. Đây là một vấn đề hệ trọng vì nếu thanh niên tìm việc không được tham gia thị trường lao động đúng lúc có thể sẽ trở thành một “thế hệ mất mát”, giống như nhiều người đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98.

Chính phủ tuyên bố sẽ tạo thêm 550.000 việc làm cho thanh niên và người có thu nhập thấp, bao gồm : việc làm từ xa, ngành nghề công nghệ và các vị trí trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo trang Korea Times, nhờ vào quyết định phân bổ 10 nghìn tỷ won (tương đương 8,2 tỷ đô la) để hỗ trợ việc làm, dù vào tháng 08/2021 vẫn có 744.000 người thất nghiệp, nhưng con số này đã giảm 120.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Thực ra, ngay từ đầu mùa dịch, bộ Việc Làm và Lao Động (MOEL) đã xuất ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có mục đích tránh tình trạng sa thải nhân viên. Tháng 09/2021, chính phủ Hàn Quốc đã trích 11 nghìn tỷ won từ quỹ cứu trợ thảm họa để cố gắng khôi phục phần nào nền kinh tế đang suy sụp vì đại dịch kéo dài. Nhờ chính sách này, khoảng 88% dân số được hưởng khoản trợ cấp 250.000 won (214 đô la) cho mỗi cá nhân.

Chính quyền của tổng thống Moon Jae In hết sức chú ý giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19. Từ tháng 03/2020, Hội đồng Kinh tế Khẩn cấp (EECM) được triệu tập họp hàng tuần để giám sát nền kinh tế và quyết định các phản ứng chính sách. Một trong những chính sách quan trọng là “Kế hoạch Thỏa thuận mới của Hàn Quốc” được công bố tại EECM lần thứ 7 ngày 14/07/2020. Chính sách này gồm ba mục tiêu chính : cải cách thị trường lao động ; thúc đẩy phát triển kỹ thuật số mới với mạng 5G, trí thông minh nhân tạo (AI) và các phần mềm tin học ; theo đuổi thỏa thuận 'xanh' mới, thúc đẩy nền kinh tế thân thiện với môi trường bằng cách phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải CO2.

Bằng những chính sách này, Hàn Quốc đang từng bước cải thiện tình hình kinh tế chung và thị trường lao động, không 'gục ngã' trong cuộc chiến lâu dài với đại dịch.

(Theo Radio France International)

  • Cùng chuyên mục
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên

Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên

Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.

Phong cách - 27/03/2025 08:03

Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân

Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân

Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.

Phong cách - 26/03/2025 13:30

Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?

Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?

Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.

Phong cách - 26/03/2025 06:24

CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung

CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung

CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.

Phong cách - 25/03/2025 10:18

Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó

Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó

Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.

Phong cách - 25/03/2025 07:33

Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?

Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?

Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.

Phong cách - 24/03/2025 15:32

Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất

Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất

Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.

Phong cách - 24/03/2025 09:43

Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp

Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp

Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.

Phong cách - 23/03/2025 14:17

5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm

5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm

Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.

Phong cách - 22/03/2025 06:22

Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea

Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea

Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.

Phong cách - 21/03/2025 13:31

15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua

15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua

Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?

Phong cách - 21/03/2025 08:19

20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)

20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)

20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.

Phong cách - 20/03/2025 14:01

Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%

Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.

Phong cách - 20/03/2025 13:33

20 quốc gia giàu nhất thế giới

20 quốc gia giàu nhất thế giới

Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.

Phong cách - 19/03/2025 06:49

Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á

Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á

Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.

Phong cách - 18/03/2025 12:32

Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn

Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn

Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, dẫn đầu danh sách những người mất mát tài sản đầu năm nay. Người giàu nhất thế giới đã mất 132 tỷ USD, tương đương 30% tài sản, trong 10 tuần qua sau khi cổ phiếu Tesla giảm 45% trong giai đoạn đó.

Phong cách - 18/03/2025 11:37