Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát
Sau 10 năm Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, việc thực thi các cơ chế đặc thù được luật quy định đã mang lại những kết quả tích cực trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần phải sửa đổi.
Tại kỳ họp thứ 6 lần này, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, cho ý kiến Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2013, đến nay, đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hà Nội đánh giá những sửa đổi, khắc phục bất cập của của Luật Thủ đô sau hơn 10 năm được thực thi.
Từ thực tiễn triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn, ông đánh giá thế nào về những tác động tích cực mà Luật Thủ đô đã mang lại cho TP. Hà Nội trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Công Anh: Sau 10 năm thi hành, Luật Thủ đô năm 2012 đã mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Theo đó, luật đã bước đầu giúp cho thành phố thiết lập đồng bộ các công cụ pháp lý cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch, góp phần giúp cảnh quan đô thị trật tự, ngay ngắn hơn. Thẩm quyền của thành phố trong quy định mức xử phạt trong vi phạm trật tự xây dựng, đất đai… được tăng cường.
Việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ngày càng phong phú, các di sản văn hóa - lịch sử được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục toàn diện. Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Nhà nước được thực hiện đúng, đủ, kịp thời; Hà Nội đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có về phúc lợi xã hội; ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hà Nội. Ảnh: PV.
Tăng trưởng của thành phố năm sau cao hơn năm trước, đóng góp tích cực trong tăng trưởng chung của cả nước. GRDP năm 2020 đạt 1,02 triệu tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 5.325 USD, gấp 1,92 lần so với cả nước. Bình quân trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách nhà nước, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 7/2013, tức là cũng đã hơn 10 năm, bên cạnh những thuận lợi, quá trình thi hành đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, theo ông, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tập trung giải quyết những bất cập nào?
Ông Nguyễn Công Anh: Theo tôi, nhiều quy định của Luật Thủ đô 2012 còn mang tính định khung, chung chung, khó áp dụng. Sau khi Luật Thủ đô năm 2012 có hiệu lực thì cũng có nhiều luật khác được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Cư trú…), trong đó có những quy định chồng chéo với Luật Thủ đô.
Công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch đối với một số công trình công cộng trong khu vực nội thành chưa đồng bộ như giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, điện, truyền hình, internet…
Quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô đã được ban hành, tuy nhiên việc áp dụng chưa hiệu quả. Các chính sách về phát triển khoa học công nghệ tuy đã được luật này đề cập nhưng chưa triển khai hiệu quả. Chính sách về phát triển văn hóa đã được xây dựng nhưng chưa phát huy hiệu quả tối đa, điển hình như các rạp hát, bảo tàng… chưa được khai thác hết tiềm năng, chưa thu hút được đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Sau 10 năm Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, việc thực thi các cơ chế đặc thù được luật quy định đã mang lại những kết quả tích cực trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần phải sửa đổi. Ảnh: Trọng Hiếu.
Vẫn còn một số nội dung Luật Thủ đô 2012 chưa đề cập như sự đặc thù về tổ chức bộ máy của chính quyền Thủ đô, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Còn thiếu cơ chế điều hành chung trong việc phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng Thủ đô. Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô Hà Nội đã được thành lập nhưng chưa hoạt động hiệu quả.
Đối với phát triển giao thông, hiện nay, tỷ lệ quỹ đất giao cho giao thông còn quá thấp so với yêu cầu. Trong khi đó, việc mở rộng tuyến giao thông trong khu vực nội đô lại rất khó khăn, cộng thêm chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường rất cao, gây sức ép cho ngân sách của thành phố.
Vậy theo ông, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần thể chế các chính sách như thế nào để tạo cơ chế đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phát triển?
Ông Nguyễn Công Anh: Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tôi cho rằng một trong những nội dung rất quan trọng tại dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi là vấn đề phân cấp, phân quyền.
Theo đó, dự thảo luật cần cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.
Cùng với đó, cần quy định cho thành phố các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tối đa các nguồn lực của Thủ đô; chú trọng thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới vấn đề ưu tiên áp dụng các quy định tại Luật Thủ đô sửa đổi nếu luật này được thông qua.
Trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Hà Nội phát hiện hàng nghìn lít nước mắm, hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả
Lực lượng chức năng TP. Hà Nội đã phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh hơn 2.600 lít nước mắm không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ; một cơ sở chứa hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma.
Pháp luật - 29/06/2025 13:29
Công an Hà Nội tập huấn nghiệp vụ chính quyền hai cấp
Từ ngày 24 đến 27/6/2025, Công an Hà Nội tổ chức đợt tập huấn nghiệp vụ quy mô lớn cho hơn 10.200 cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt tổ chức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn cho lực lượng công an cơ sở, đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn thực hiện sắp xếp lại các đơn vị hành chính.
Pháp luật - 28/06/2025 09:18
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị đề nghị mức án 15 năm tù
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị truy tố tội "Nhận hối lộ" và bị đề nghị mức án từ 14-15 năm tù.
Pháp luật - 27/06/2025 10:47
Đề nghị xử lý vi phạm quảng cáo của 'Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng'
Cục An toàn thực phẩm đề nghị kiểm tra, xử lý quảng cáo vi phạm của Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng, trên mạng xã hội. Kiểm tra, xử lý thông tin các sản phẩm giảm cân của các cá nhân có nickname Ngân 98, Ngân collagen
Pháp luật - 27/06/2025 08:11
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Pháp luật - 26/06/2025 14:04
Từ 1//1/2026, mua bán dữ liệu cá nhân bị phạt gấp 10 lần khoản thu từ vi phạm
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được Quốc hội thông qua quy định mức phạt hành chính với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân có thể lên tới 10 lần khoản thu từ vi phạm.
Pháp luật - 26/06/2025 11:18
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được giảm sâu mức án so với bản án sơ thẩm, từ 21 năm tù xuống còn 7 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và phạt tiền 4 tỷ đồng về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Pháp luật - 26/06/2025 11:07
Bắt gần 100 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng
Một tổ chức lừa đảo đặt trụ sở tại nước ngoài, đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng của người Việt Nam vừa bị triệt phá.
Pháp luật - 25/06/2025 12:59
Quốc hội quyết bỏ án tử hình tội 'Tham ô tài sản', 'Nhận hối lộ'
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã chính thức được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu tán thành. Trong đó, luật đã bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh như "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ"...
Pháp luật - 25/06/2025 10:56
Quản lý thị trường ở đâu trong các vụ sữa giả, thực phẩm chức năng giả?
Những vụ phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả thời gian gần đây không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà còn đặt ra câu hỏi lớn về vai trò của lực lượng quản lý thị trường khi lực lượng này được xem là tuyến đầu trong kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa.
Pháp luật - 25/06/2025 08:44
Công an Hà Nội bắt các đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng của Xanh SM
Hai tài xế taxi Xanh SM đã câu kết với một đối tượng bên ngoài, tạo ra hàng trăm nghìn tài khoản khách hàng ảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của công ty.
Pháp luật - 24/06/2025 18:43
Công an Hà Nội thông báo lịch sát hạch lái xe
Công an Hà Nội thông báo lịch dự kiến sát hạch để cấp giấy phép lái xe trên địa bàn thành phố.
Pháp luật - 24/06/2025 10:31
Xét xử Nguyễn Văn Hậu và nhiều cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh trong vụ án Phúc Sơn
Ngày 24/6, Toà án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử 41 bị cáo trong vụ án xảy ra ở Tập đoàn Phúc Sơn. Trong nhóm bị cáo, nhiều người từng giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND các tỉnh.
Pháp luật - 24/06/2025 08:33
Công an Hà Nội khởi tố nữ Tik Toker doanh thu 120 tỷ kê khai 5 tỷ
Công an Hà Nội cho biết nữ Tik Toker Vũ Nam Phương và đồng phạm kinh doanh có doanh thu 120 tỷ đồng nhưng chỉ kê khai 5 tỷ đồng gây thiệt hại cho nhà nước 10 tỷ.
Pháp luật - 23/06/2025 17:53
Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể vì kinh doanh khó khăn?
Dù vì lý do nào, công ty Ăn Cùng Bà Tuyết nói riêng và nhiều thương hiệu TMĐT khác nói chung đóng cửa là điều đáng buồn trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Mặt khác, chứng minh được khả năng kinh doanh minh bạch và bền vững, mới là điều giúp thương hiệu ghi điểm và tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng, thay vì những phiên livestream ngắn hạn và thiếu đầu tư.
Pháp luật - 23/06/2025 14:12
Phá đường dây sản xuất, buôn bán nước hoa giả quy mô lớn ở TP.HCM
Mua nước hoa giả nhập lậu từ Trung Quốc, vợ chồng Phát đóng gói giả thành các thương hiệu nổi tiếng rồi phân phối ra thị trường.
Pháp luật - 22/06/2025 13:17
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago