Sự nổi lên của đại gia xăng dầu Miền Tây NSH Petro

Nhàđầutư
Dù có tuổi đời trẻ hơn so với các thương nhân số má khác cùng ngành, song NSH Petro với khát vọng làm lại cuộc đời của đại gia Mai Văn Huy đã từng bước bứt phá và vươn lên vị trí dẫn dắt thị trường xăng dầu Miền Tây.
KHÁNH AN
23, Tháng 02, 2021 | 08:42

Nhàđầutư
Dù có tuổi đời trẻ hơn so với các thương nhân số má khác cùng ngành, song NSH Petro với khát vọng làm lại cuộc đời của đại gia Mai Văn Huy đã từng bước bứt phá và vươn lên vị trí dẫn dắt thị trường xăng dầu Miền Tây.

NSH-petro-1

Nguồn ảnh Internet.

Kinh doanh xăng dầu bấy lâu nay vẫn được nhìn nhận là một lĩnh vực “màu mỡ”, kể cả dù bị chi phối bởi hai ông lớn Petrolimex và PV Oil, thì miếng bánh còn lại vẫn rất hấp dẫn với hàng chục doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư “chen chân” vào lĩnh vực này, và CTCP Thương mại Đầu tư dầu khí Nam sông Hậu (NSH Petro) cũng không đứng ngoài cuộc. Doanh nghiệp của ông Mai Văn Huy, dù là cái tên có phần trẻ hơn  nhiều so với các thương nhân lâu đời khác nhưng cũng đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình.

NSH Petro ra đời là thành quả sau khát vọng làm lại cuộc đời của đại gia Mai Văn Huy – người ít năm trước đó còn thụ án tù chung thân vì các tội tham ô tài sản, buôn lậu, đưa hối lộ.

Ông Mai Văn Huy - nguyên Giám đốc Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp từng bị tuyên phạt mức án chung thân (cho 2 tội danh cố ý làm trái và buôn lậu) và 15 năm tù vì tội đưa hối lộ. Tuy nhiên, sau 9 năm 21 ngày thụ hình tại Trại giam An Điềm - thuộc Cục V26 đặt tại Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ông Mai Văn Huy đã được Chủ tịch nước xem xét và đặc xá. Gần như ngay lập tức sau khi ra tù (ngày 2/9/2009), ông Huy trở lại thương trường, với chính lĩnh vực mà ông đã thành danh cũng như vướng họa: Xăng dầu.

Đầu tháng 1/2010, "với sự chứng kiến của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Cần Thơ", ông Huy xuất hiện trong vai trò Tổng Giám đốc của CTCP Đầu tư Thương mại dầu khí Nam sông Hậu do ông Nguyễn Tiến Thắng làm Chủ tịch HĐQT, theo một bản tin cũ trên tờ Công an Nhân dân. Ông Nguyễn Tiến Thắng cũng là người đã đồng hành với ông Mai Văn Huy trong thời gian gây dựng NSH Petro.

Theo đó, ở thời điểm mới thành lập (14/2/2012), NSH Petro có số vốn điều lệ 60 tỷ đồng, ông Thắng là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 50%, trong khi ông Huy và các ông Mai Văn Chánh, Mai Văn Khương chỉ sở hữu tổng cộng 15%. CTCP Thương mại Hóa dầu Nam Sông Hậu là cổ đông nắm giữ 33,33% cổ phần còn lại tại NSH Petro.

daigiamaivanhuyongtrumxangdaudongbangsongcuulong_dugu

Doanh nhân Mai Văn Huy. Ảnh: Công thương

Chỉ sau 1 năm thành lập, NSH Petro đã trở thành một trong những đầu mối phân phối xăng dầu của Việt Nam và sau đó liên tiếp mở rộng cơ sở sản xuất. Như năm 2014, công ty đầu tư hệ thống kho chứa, bến cảng xuất nhập hàng tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2, thành phố Cần Thơ với sức chứa 55.000 m3 và cầu cảng nhập tàu biển 10.000 m3, đến năm 2015 thành lập Cơ sở pha chế xăng dầu đầu tiên cũng tại thành phố này.

Bên cạnh đó, cùng với việc sở hữu 2 công ty liên kết, 21 chi nhánh tại TP. HCM, ĐBSCL và 4 công ty con (Công ty TNHH Du lịch Dầu khí Khách sạn Nam Sông Hâu Tourist, CTCP Lọc Hóa Dầu Cần Thơ, CTCP Thương mại Dầu khí Thuận Tiến, Công ty TNHH Du lịch Sinh thái An Thôn), nên chỉ sau chưa đến 10 năm thành lập, NSH Petro đã vươn lên giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực phân phối xăng dầu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Riêng trong năm 2019, NSH Petro đã phân phối xăng dầu cho 550 đại lý, nhượng quyền bán lẻ, 30 thương nhân phân phối. Bên cạnh đó, công ty cũng phân phối dung môi cho 14 đơn vị khách hàng.

Công ty này cũng đã tiến hành 6 đợt tăng vốn liên tiếp thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cũng như các hoạt động chuyển nhượng vốn, động thái này dẫn đến quy mô vốn và cơ cấu vốn của NSH Petro có nhiều điều chỉnh. Hiện tại, vốn điều lệ đạt mức 1.262 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2020, ông Mai Văn Huy là cổ đông chi phối với tỷ lệ sở hữu 66,65%, tương ứng hơn 84,1 triệu cổ phần.

Ngoài ghế Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc do ông Mai Văn Huy trực tiếp nắm giữ thì cơ cấu quản trị NSH Petro còn có sự xuất hiện của em trai và con trai vị đại gia này, là ông Mai Văn Thành (SN 1976) và Mai Hữu Phúc (SN 1988) đảm nhiệm lần lượt các chức vụ Tổng Giám đốc và Phó TGĐ.

"Đế chế" NSH Petro càng được phác họa rõ nét hơn khi doanh nghiệp này trở thành công ty đại chúng sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận vào ngày 20/12/2019. Đến đầu năm 2020, hơn 126 triệu cổ phiếu PSH của công ty này đã được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

“Công ty trực tiếp kinh doanh xăng dầu và mạng lưới phân phối rộng khắp với sự hiện diện tại 57 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên khắp cả nước (và 14 cửa hàng đang chuẩn bị đi vào hoạt động). Trong thời gian tới, nhằm giữ vững và tăng cường vị thế dẫn đầu ngành, chiến lược của Công ty là tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối bằng nhiều hình thức như mua lại, ký hợp đồng đại lý độc quyền với mục tiêu gia tăng số lượng cửa hàng”, NSH Petro viết trong Bản công bố thông tin.

Bên cạnh đó, NSH Petro còn cho biết doanh nghiệp này hiện đã thực hiện/sở hữu nhiều dự án như: Tổng Kho Trà Nóc (sức chứa 54.663 m3); Kho Ngoại quan Gò Công (sức chứa 73.991 m3); Kho Cái Răng (sức chứa 32.467 m3), Kho Thuận Tiến (sức chứa 4.768 m3); Dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp – NamSongHau Petro (quy mô 42 ha – tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng); Dự án Cảng chuyển dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng và nhà máy chế biến xăng sinh học (quy mô 11,1 ha – tổng mức đầu tư 290,9 tỷ đồng);…

Theo NSH Petro, đơn vị này hiện đang tiếp tục đầu tư dự án thành lập “Nhà máy nhà máy chế biến Condensate Nam Sông Hậu Tiền Giang” với tổng mức đầu tư 100,5 triệu USD và các dự án Nhà máy xăng sinh học 100.000 - 150.000 tấn/năm ở các tỉnh (Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng) nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đối với NSH Petro, việc mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực khác cũng là những bước đi trong quá trình xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp theo chiều ngang. Do đó, ngoài mảng kinh doanh cốt lõi, NSH Petro đang thực hiện một số dự án bất động sản, du lịch như: Dự án Khu tái định cư xã Vàm Láng (quy mô 3,622 ha – tổng mức đầu tư: 31,9 tỷ); Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng tại huyện Phong Điền, TP cần Thơ (141,5 tỷ đồng); Công trình khách sạn Hùng Cường (16,5 tỷ đồng).

Screenshot (441)

 

NSH Petro làm ăn ra sao?

Trong giai đoạn 2017-2020, doanh thu thuần hợp nhất của NSH Petro ghi nhận mức đỉnh vào năm 2018 với 10.379 tỷ đồng, tăng 48% so với 2017. Sau đó chỉ tiêu này lại có dấu hiệu giảm mạnh, đến năm 2019, là 9.150 tỷ đồng và năm 2020 là 6.112 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, biên lợi nhuận của NSH Petro khá mỏng. Như năm 2020, dù ghi nhận doanh thu lên tới 6.112 tỷ đồng, song công ty này chỉ báo lãi vỏn vẹn 27,6 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận chưa tới 1%, qua đó chỉ mới hoàn thành 12,5% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Giải trình cho sự giảm sút này, NSH Petro cho biết nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và biến động của giá xăng dầu cùng chi phí tài chính tăng cao.

Tại thời điểm 31/12/2020, quy mô tổng tài sản của NSH Petro ở mức 9.701 tỷ đồng, cao gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu của công ty. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ