SSI: "Lợi nhuận FeCredit sẽ bị ảnh hưởng vì quy định giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt"

Nhàđầutư
Báo cáo phân tích về tác động của Thông tư 18/2019/TT-NHNN của SSI cho biết, từ năm 2022-2024, FeCredit có thể phải hy sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn.
ĐÌNH VŨ
28, Tháng 11, 2019 | 14:28

Nhàđầutư
Báo cáo phân tích về tác động của Thông tư 18/2019/TT-NHNN của SSI cho biết, từ năm 2022-2024, FeCredit có thể phải hy sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính với lộ trình giảm tỷ lệ dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng trong tổng dư nợ về mức 30% vào năm 2024.

vay-tien-mat

Lợi nhuận FeCredit sẽ bị ảnh hưởng vì quy định giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt

Lộ trình giảm tổng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng đối với các công ty tài chính kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm: Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021 là 70%;Từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022 là 60%; Từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2023 là 50%; Từ ngày 1/1/2024 là 30%.

Đánh giá về tác động của Thông tư này với các công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc ngân hàng, SSI cho rằng, theo cơ cấu danh mục cho vay, FeCredit vẫn là công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù tác động ở mức thấp hơn nhiều so với Dự thảo Thông tư.

FeCredit có cơ cấu cho vay tập trung nhiều vào các khoản vay tiền mặt. Cơ cấu sản phẩm bao gồm 76% cho vay tiền mặt, 8% cho vay mua xe máy, 4,7% cho vay điện máy và 11,4% cho vay thẻ tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay tiền mặt đối với khách hàng có tổng dư nợ trên 20 triệu đồng hiện dưới 70%.

Do đó, trong hai năm tới (2020 và 2021), tác động sẽ chỉ ở mức thấp do lộ trình chưa ảnh hưởng sâu đến hoạt động kinh doanh của FeCredit. "Tuy nhiên, từ năm 2022-2024, FeCredit có thể phải hy sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn", SSI nhận định.

Hiện nay, có 3 ngân hàng niêm yết có công ty con/công ty liên kết là công ty tài chính tiêu dùng, bao gồm VPB (100% sở hữu tại FeCredit), HDB (50% sở hữu tại HDSaison) và MBB (50% sở hữu tại MCredit). Thị phần của ba công ty tài chính này vào cuối quý 2 lần lượt là 55%, 17% và 7%.

Theo SSI, HDSaison sẽ ít chịu ảnh hưởng từ Thông tư 18 do cơ cấu cho vay bao gồm cho vay tiền mặt (33%), xe máy (43%), điện máy (24%). Mặc dù các khoản vay tiền mặt của MCredit trong tổng dư nợ cho vay là khoảng 70%, nhưng việc tái cấu trúc danh mục sản phẩm có thể dễ dàng hơn do quy mô vẫn còn khiêm tốn.

Thông tư cũng quy định các biện pháp liên quan đến việc thu hồi nợ, trong đó không cho phép biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Số lần nhắc nợ giữa công ty tài chính và bên vay tối đa không quá 5 lần/ngày. Ngoài ra, hình thức và thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7:00 đến 21:00.

Cùng với đó, các công ty tài chính tiêu dùng không nhắc nợ, đòi nợ hoặc gửi thông tin về việc thu hồi nợ cho các tổ chức và cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, hoặc các trường hợp không thích đáng khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ