Sóng thần Indonesia: Số người thiệt mạng tăng lên con số 1.234
Cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia cho biết, số người thiệt mạng trong thảm họa đã tăng lên 1.234 người vào ngày 2/10. Số nạn nhân dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày tới khi các thi thể tiếp tục được tìm thấy từ đống đổ nát.
Nỗi tuyệt vọng ngày càng tăng lên ở thành phố Palu của Indonesia, vì cư dân phải đối mặt với hoàn cảnh khốn cùng từ khi thảm họa xảy ra từ ngày 28/9 mà không có nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống sạch, trong khi số người chết chính thức tăng mạnh sau trận động đất và sóng thần tàn phá.
Cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia cho biết, số người thiệt mạng trong thảm họa đã tăng lên con số 1.234 người vào ngày 2/10. Số nạn nhân dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày tới khi các thi thể tiếp tục được phát hiện từ các đống đổ nát.
Tình hình của những người sống còn lại cũng rất thê thảm, khi các gia đình tranh giành để có được nguồn lương thực.
Tại trạm bơm xăng có sẵn cuối cùng trong thành phố, đám đông tụ tập quanh một người nhân viên bán xăng đã làm việc quá sức. Tiền bây giờ ít được sử dụng khi họ không còn gì để mua. Tất cả các dịch vụ bình thường trong thành phố đã ngừng hoạt động. Các cửa hàng đã bị phá hủy hoặc bỏ hoang, và thức ăn rất khan hiếm.
Con đường đến Palu - một thành phố 350.000 người - một phần vẫn bị chặn lại do hư hỏng, vì thế các hoạt động cứu trợ diễn ra rất chậm chạp. Tàu chở thức ăn và nước của Indonesia vẫn chưa đến. Các vụ cướp bóc xảy ra, trong khi các nhóm người sống sót tìm kiếm các tòa nhà bỏ hoang để lấy các vật dụng thiết yếu.
Năm ngày kể từ khi sóng thần tràn vào thành phố, xác của các nạn nhân vẫn chưa được chôn cất ở bên đường. Trong một nghĩa trang công cộng ở vùng ngoại ô của thành phố, công nhân tiếp tục đào một ngôi mộ lớn bằng kích thước của một sân bóng đá trong nỗ lực chôn nhiều thi thể nhất có thể trong thời gian càng nhanh càng tốt. Gần 200 thi thể được chôn lấp trong hố này và số lượng xác chết mang đến đây vẫn gia tăng sau mỗi giờ.
"Tôi muốn những đứa trẻ được đưa ra khỏi đây"
Theo ước tính có khoảng 2,4 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa sóng thần, phát ngôn viên Ban Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết. Ông nói, có 799 người bị thương và hơn 61.000 người đã phải di tản. Ông Sutopo cũng cho biết, cho đến nay tổng cộng 66.000 ngôi nhà đã bị phá hủy.
Tuyệt vọng bởi không thể rời khỏi hiện trường và đứng trước nguy cơ bị cướp bóc, hàng ngàn gia đình, trong đó có rất nhiều trẻ em đang xếp hàng dài ở sân bay Palu với hy vọng thoát ra khỏi thành phố này.
"Mọi người đang cố gắng lấy đồ đạc ra khỏi nhà của chúng tôi, vì vậy tôi muốn đưa lũ trẻ rời khỏi chỗ này. Người ta đang cố cướp bóc chúng tôi", một phụ nữ địa phương nói với CNN trong khi đang xếp hàng chờ ở sân bay.
Trong lúc một số cư dân đang tranh giành để rời khỏi khu vực tàn phá của sóng thần, các tổ chức cứu nạn quốc tế va quân đội Indonesia đang làm hết sức để cố gắng tiếp cận dân chúng bị nạn.
Vanda Lengkong, phụ trách khu vực của bộ phận đánh giá rủi ro thảm họa của tổ chức Plan cho CNN biết hôm thứ ba, rất nhiều người dân quỳ lạy để xin thức ăn, nước uống ở ngoài đường tại khu vực Dongalla, ngoại vi thành phố Palu.
Bà Lengkong cũng nói nhiều nhóm trẻ em không cha mẹ vẫn đang chơi đùa ngay cạnh các đống đổ nát ở Palu. "Đó là điều là tổ chức Plan đang muốn đánh giá để xác định được nhu cầu cần thiết của các bé trai và bé gái, và tìm cách để đáp ứng được các nhu cầu đó", bà nói.
Một số lượng lớn hàng hóa thiết yếu đang trên đường đến khu vực bị ảnh hưởng, Hội Chữ thập đỏ gửi 7 tấn vật tư hậu cần từ Jakarta trong ngày 2/10. Nhiều nước trên thế giới cũng đã bắt đầu công bố các gói cứu trợ cho Indonesia. Úc cho biết họ đã hỗ trợ 500.000 USD ngay lập tức thông qua Hội chữ thập đỏ Indonesia.
"Úc có kinh nghiệm và nguồn lực trong một lĩnh vực cụ thể để có thể triển khai cứu nạn và chúng tôi đang tìm cách xem có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất như thế nào", Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tuyên bố đã giải ngân 100.000 USD tiền trợ cấp đầu tiên vào ngày 1/10, theo một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao nước này. Nhưng tại thực địa hiện giờ vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy các lô hàng viện trợ sẽ sớm đến trong một vài ngày tới.
Trận động đất thứ hai
Cần phải nhắc lại về mối đe dọa thường trực của các hoạt động địa chấn ở Indonesia, khi một trận động đất 6.0 độ richter làm rung chuyển đảo Sumba ở phía đông của đất nước. Hinh ảnh video từ gần với tâm chấn cho thấy người dân đã hoảng sợ và học sinh chạy khỏi các tòa nhà, cũng như nhà của chúng. Chưa có báo cáo về thương vong và không có cảnh báo sóng thần sau cơn địa chấn.
Hiện chưa có dấu hiệu gì về việc liệu có đợt dư chấn thứ hai của cơn động đất Palu nhưng theo kinh nghiệm thì các đợt dư chấn chắc chắn sẽ xảy ra.
Indonesia nằm trên khu vực giữa hai tấm nền lục địa được biết với cái tên "vòng lửa", một dải xung quanh Thái Bình Dương vốn có các hoạt động kiến tạo địa chất cao và nhiều hoạt động núi lửa.
Trước đó, vào tháng 8 có ít nhất 400 người đã thiệt mạng sau một loạt các trận động đất tàn phá đã đánh sập phần lớn của Sumba - hòn đảo nằm ở phía đông đảo Lombok của Indonesia.
Những người sống sót của Palu đã phải né tránh các tòa nhà và ngủ ngoài đường nhiều ngày sau trận động đất vì sợ là nạn nhân của các đợt dư chấn tiếp theo.
Bên ngoài bệnh viện Undata ở Palu, các bệnh nhân đầy thương tích đang phải ngủ dưới các tấm bạt trong cái nóng ngột ngạt, một số bệnh nhân trong số đó bị ruồi bâu đầy người. Giáo sư Komang Hadi Sujendra, giám đốc bệnh viện cho hay nguồn điện chỉ có thể được phục hồi vào thứ hai tuần tới.
Bà Lengkong từ tổ chức Plan cho biết mọi người rất bối rối và lo lắng sau cơn động đất và không chắc rằng họ có thể an toàn trước các đợt dư chấn có thể sắp diễn ra. Liệu họ có phải lên núi hay có thể trở về nhà? Liệu động đất có trở lại, liệu họ có thể ở lại nơi đây? Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra nhưng khó có câu trả lời.
(Theo CNN)
- Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô
Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.
Sự kiện - 19/11/2024 17:48
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago