Indonesia: Hệ thống cảnh báo bị tắt trước khi những cơn sóng thần cao 6 mét ập đến

HÀ MY
10:38 02/10/2018

Cơn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá hòn đảo bình dị Sulawesi, nơi có hệ thống cảnh báo yếu khiến cả nghìn người dân mất mạng.

2b30134f699ba332a454e8bfeaf85869

Các ngôi mộ tập thể đã được đào vội vào ngày hôm qua để chôn số lượng người chết quá lớn. Ảnh: Bay Ismoyo / AFP

Ít nhất 844 người được xác nhận đã chết sau khi thảm họa sóng thần bất ngờ tấn công hòn đảo Sulawesi của Indonesia ngày 28/9, sau một trận động đất mạnh.

Hôm nay, những bức ảnh được chụp tại hiện trường đã gây chấn động mạnh với những túi đựng xác chết lớn trong các ngôi mộ tập thể được đào vội để chôn các nạn nhân của thảm họa.

Các ngôi mộ tập thể đã được chuẩn bị sẵn sàng cho hàng trăm nạn nhân, trong khi các nhà chức trách vẫn đang vật lộn để ngăn chặn bệnh tật và tiếp cận những người vẫn còn đang mắc kẹt dưới các tòa nhà đổ vỡ.

f71693c2bae6ff23c0a3858f60ed0a26

Ít nhất 844 người được xác nhận đã chết. Ảnh: Bay Ismoyo / AFP

Sau khi chấn động lớn 7,5 độ lớn xảy ra, một cảnh báo sóng thần đã được gửi đi. Tuy nhiên, cảnh báo này chỉ kéo dài khoảng 30 phút và được cho là đã đánh giá quá thấp mức độ của cơn sóng thần.

Cơ quan khí tượng và địa vật lý khí tượng BMKG của Indonesia đã ban hành một cảnh báo sóng thần ngay sau trận động đất ban đầu, trong đó nói có thể có các đợt sóng cao từ 0,5 đến 3 mét ập vào.

Tuy nhiên, tại Palu - thành phố nơi phần lớn các nạn nhân bị chết - các tòa nhà bị quật đổ bởi các con sóng cao tới 6 mét ngay sau khi các cảnh báo được hủy bỏ. Thảm họa đã xảy ra khi hàng trăm người đang tụ tập tại một lễ hội bên bờ biển của thành phố.

Thất bại của hệ thống cảnh báo, kết hợp với việc thiếu các thông tin giáo dục về kỹ năng ứng phó với động đất, cùng với diện tích khu vực vịnh hẹp đã khiến mức tàn phá của sóng thần được cộng hưởng, khiến thảm họa trở nên khủng khiếp.

"Không có thông tin về sóng thần được trạm quan trắc thủy triều ở Palu ghi lại bởi vì nó không hoạt động", Widjo Kongko, chuyên gia về sóng thần thuộc cơ quan công nghệ của chính phủ Indonesia, nói với AFP.

Nhưng ngay cả khi tất cả các trạm quan trắc của quốc gia hoạt động, thì các chuyên gia vẫn cho rằng mạng lưới quan trắc của Indonesia còn hạn chế và trong mọi trường hợp, người ta chỉ có rất ít thời gian để chạy trốn khi chỉ phát hiện sóng thần lúc chúng vào gần bờ.

Sau trận động đất sóng thần năm 2004 ở ngoài khơi đảo Sumatra lấy đi sinh mạng của 220.000 người, trong đó hầu hết các nạn nhân ở Indonesia, 22 phao cảnh báo sớm đã được triển khai trên toàn quốc để phát hiện sóng thần.

Nhưng các quan chức đã thừa nhận rằng chúng đã không còn làm việc sau khi bị hỏng và thiếu tiền để bảo trì.

Trong một trường hợp khác, một dự án lớn với nguồn tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ để triển khai các cảm biến sóng thần công nghệ cao tại khu vực hay bị động đất ở miền tây Indonesia đã bị trì hoãn.

Louise Comfort, một chuyên gia thiên tai của Đại học Pittsburgh, Mỹ nói rằng thiết bị đã bị ngưng cung cấp khi có bất đồng giữa các cơ quan chính phủ và sự chậm trễ trong việc tài trợ.

"Thật lòng chúng tôi rất buồn vì chúng tôi có công nghệ, có kiến ​​thức, chúng tôi biết chúng tôi có thể làm được điều gì đó", cô nói với AFP.

Giáo dục về công nghệ

Tuy nhiên, những người khác kêu gọi tập trung mạnh mẽ hơn vào việc dạy mọi người chạy lên vùng đất cao hơn khi một trận động đất xảy ra, thay vì công nghệ đắt tiền mà nhiều cộng đồng ở một nước đang phát triển như Indonesia không thể đủ khả năng trang bị.

Adam Switzer, chuyên gia sóng thần từ Đài quan sát Trái đất của Đại học Công nghệ Nanyang, cho biết: “Đối với một nơi như Indonesia, quốc gia đang cố gắng bảo vệ bờ biển của mình, giáo dục cho dân chúng chắc chắn sẽ đem lại các lợi ích vượt xa các ứng dụng của công nghệ trong tương lai gần".

Các nhà quan sát nhấn mạnh rằng động đất ở Indonesia rất phức tạp, và sẽ không dễ dàng dự đoán. Các chuyên gia tin rằng sóng thần có thể đã được kích hoạt bởi một vụ lở đất dưới nước khiến nền đất rung chuyển ngay sau đó.

Vị trí địa lý độc đáo của Palu sẽ không giúp được gì, họ nói. Sóng thần thậm chí còn gia tăng sức mạnh khi nó đổ vào khu vực vịnh hẹp của thành phố.

"Các yếu tố địa lý (vịnh hẹp, nước nông) dường như đã đóng vai trò quan trọng. Sóng thần sẽ đến rất nhanh và đột ngột", Taro Arikawa, giáo sư tại Đại học Chuo ở Tokyo cho biết.

(Theo News.com.au)

  • Cùng chuyên mục
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện - 11/06/2025 06:45

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Sự kiện - 11/06/2025 06:44

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34