SCB đại hội cổ đông bất thường

Nhàđầutư
ĐHĐCĐ bất thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông qua việc nhận 116 quyền sử dụng đất tại Khu dân cư 5/2 tại khu chức năng số 5 – Đô thị nam thành phố (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Giá trị tài sản lên tới gần 14 nghìn tỷ đồng.
ĐÌNH VŨ
08, Tháng 12, 2020 | 11:33

Nhàđầutư
ĐHĐCĐ bất thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông qua việc nhận 116 quyền sử dụng đất tại Khu dân cư 5/2 tại khu chức năng số 5 – Đô thị nam thành phố (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Giá trị tài sản lên tới gần 14 nghìn tỷ đồng.

Ngày 7/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 với nhiều nội dung quan trọng.

Trong đó, ĐHĐCĐ đã đồng ý phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của ngân hàng.

Đáng chú ý, ĐHĐCĐ đã đồng ý phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của ngân hàng.

SCB cho biết, khách hàng vay/bên thế chấp tài sản đề nghị chuyển giao cho SCB toàn bộ tài sản thế chấp là 116 quyền sử dụng đất tại Khu dân cư 5/2 tại khu chức năng số 5 – Đô thị nam thành phố (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để thay thế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, bao gồm toàn bộ số dư nợ gốc cộng nợ lãi/phí/phạt phát sinh tại SCB.

Giá trị tài sản lên tới gần 14.000 tỷ đồng, thời điểm định giá hồi tháng 8/2020. Giá trị gốc, lãi vay và phí/phạt phát sinh tính đến thời điểm thực hiện giao dịch cấn trừ nợ tối đa bằng giá trị tài sản.

Sau khi hoàn tất thủ tục giao tài sản cấn trừ nợ, SCB có toàn quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với tài sản.

Việc nhận tài sản để cấn trừ nợ sẽ giúp SCB chủ động hơn trong việc xử lý, khai thác tài sản sau này và không phụ thuộc vào khách hàng so với phương án thu giữ tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án để phát mãi tài sản.

Được biết, đầu tháng 4/2017, UBND TP.HCM đã chấp thuận để Công ty TNHH MTV 27/7 tiếp tục thực hiện dự án phát triển nhà ở tại lô số 5 - Đô thị mới Nam TP tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Hiện vốn điều lệ của ngân hàng SCB ở mức 15.231 tỷ đồng nên việc ngân hàng thực hiện giao dịch nhận tài sản để thay thế/cấn trừ nghĩa vụ trả nợ có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ phải được trình cổ đông phê duyệt.

Nhận tài sản cấn trừ nợ là việc các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận chính các tài sản bảo đảm khách hàng đã thế chấp để vay vốn thay cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đó với TCTD. Giá trị tài sản khi thực hiện nhận cấn trừ có thể sẽ có sự thay đổi so với giá trị tài sản tại thời điểm thế chấp vay vốn. 

ĐHCĐ của SCB cũng đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, trong đó riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng.

Về lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu trên HOSE. ĐHCĐ giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tính đến 30/09/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, là ngân hàng tư nhân thuộc nhóm có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ